Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.2 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát của luận án là sinh viên đại học các chương trình liên kết các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại các trường đại học trên cả nước. Sinh viên được hỏi về quá trình ra quyết định của họ đối

với chương trình đào tạo hiện tại. Tuy nhiên, việc điều tra tổng thể là không thể thực hiện được do những giới hạn về nguồn lực và thời gian của nghiên cứu sinh. Do đó, phương pháp nghiên cứu chọn mẫu được xem là thích hợp với nghiên cứu này. Phương pháp lấy mẫu phân tầng kết hợp lẫy mẫu chùm được lựa chọn cho khảo sát phân theo khu vực địa lý (Bắc – Trung Nam) theo tỷ lệ sinh viên của các trường trong tổng số sinh viên. Cỡ mẫu đạt tính tin cậy là một chủ đề tranh luận và không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và phụ thuộc vào các kỹ thuật thống kê sử dụng trên dữ liệu. Chẳng hạn, theo Hair và cộng sự (2006) cỡ mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu định lượng là 100 [38]. Đối với những nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Tabenick & Fidell (2007) đưa ra công thức lấy mẫu tối thiểu là: n>= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu, p là số biến độc lập[103]. Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tưởng ứng: 100 = kém, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời [25]. Các nghiên cứu khảo sát sử dụng phân tích nhân tố có thể sử dụng quy tắc nhân 5 hoặc nhân 10, tức là cỡ mẫu tối thiếu phải lớn hơn số biến quan sát nhân 5 hoặc nhân 10. Lấy mẫu nếu biết quy mô tổng thể theo các phương pháp toán xác suất có thể áp dụng cách tra bảng theo sai số đo lường hay sai số biến của nghiên cứu [89] như tại bảng 4.

Bảng 3.2: Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau

Tổng thể (population) Sai số biên ( Margin of error)

5% 3% 2% 1% 50 44 48 49 50 100 79 91 96 99 150 108 132 141 148 200 132 168 185 196 250 151 203 226 244 300 168 234 267 291 400 196 291 343 384 500 217 340 414 475 750 254 440 571 696 1.000 278 516 706 906 2.000 322 696 1.091 1.655 5.000 357 879 1.622 3.288 10.000 370 964 1.936 4.899 100.000 383 1.056 2.345 8.762 1.000.000 384 1.066 2.395 9.513 10.000.000 384 1.067 2.400 9.595 Nguồn: Suanders và cộng sự (2007)

Trong phạm vi của luận án này dựa trên cân nhắc giữa các quy tắc lấy mẫu khác nhau tác giả lựa chọn theo quy tắc của Comrey & Lee (1992) ở cỡ mẫu là 500 đạt mức tốt [25]. Cỡ mẫu này cũng đảm bảo hầu hết các quy tắc khác cho các phương pháp phân tích dữ liệu dự kiến sử dụng trong luận án (ví dụ như quy tắc nhân 5).

Mẫu nghiên cứu được lấy làm hai giai đoạn: Giai đoạn sơ bộ để đánh giá tính tin cậy cho các chỉ tiêu khảo sát và giai đoạn chính thức cho phân tích dữ liệu chính thức của nghiên cứu. Ở giai đoạn sơ bộ, tác giả kỳ vọng lấy được tối thiểu 100 phiếu điều tra, mục tiêu là thu được 100 phiếu để đánh giá tính tin cậy của các chỉ tiêu sử dụng để khảo sát. Sau kết quả đánh giá sơ bộ tác giả điều chỉnh bảng câu hỏi chính thức và tiến hành điều tra chính thức với cỡ mẫu kỳ vọng tối thiểu là 500 (không bảo gồm mẫu thu thập ở giai đoạn 1).

Dữ liệu được điều tra bằng hai cách (1) điều tra bằng phát bảng hỏi trực tiếp tới các sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở khu vực Hà Nội và (2) khảo sát online với sinh viên các khu vực khác (Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí

Minh). Các phiếu điều tra được chuẩn bị và thiết kế gửi về các trường đại học thông qua mối quan hệ cá nhân của tác giả với sự hỗ trợ của phòng quản quản lý đào tạo các trường đại học trong danh sách điều tra. Dự kiến điều tra chính thức bằng phát bảng hỏi trực tiếp đạt 70% tổng số phiếu điều tra. Đối với điều tra online tác giả gửi đường link câu hỏi đến email giảng viên các trường theo mạng quan hệ của tác giả để nhờ họ điều tra sinh viên và sử dụng phương pháp lấy mẫu phát triển mầm (Snow ball) để kỳ vọng thu về 30% số phiếu trong cỡ mẫu dự kiến. Sinh viên nhận phiếu điều tra được giải thích về mục đích và tính tự nguyện trước khi tham gia khảo sát.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w