Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan nghiên cứu

1.2.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Khảo sát chung các nghiên cứu ở Việt Nam về chương trình đào tạo và hoạt động liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác ở nhiều khía cạnh. Trong đó có những công trình nghiên cứu về cách thức tổ chức chương trình đào tạo như: Nghiên cứu “Chuẩn hoá công nghệ đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam – Thách thức và giải pháp” của tác giả Đặng Đức Sơn. Nghiên cứu đã tập hợp được một số lý luận về công nghệ đào tạo trong các trường đại học và đánh giá được thực trạng chuyển giao công nghệ trong các trường Đại học

ở Việt Nam. Nghiên cứu “Chuyển sang học chế tín chỉ cần thay đổi chương trình đào tạo và vai trò của Giảng viên” của tác giả Zjhra, Michelle; Phạm Thị Ly dịch. Nghiên cứu đã đưa ra một số lý luận về chương trình đào tạo và giảng viên trong hình thức đào tạo mới. Nghiên cứu “Yếu tố tác động vào kiến thức thu nhận sinh viên khối kinh tế” của tác giả Nguyễn Đình Thọ. Nghiên cứu của tác giả đã áp dụng mô hình 3P về giảng dạy và học tập để xây dựng mô hình các yếu tố tác động vào kiến thức thu nhận sinh viên khối kinh tế.

Một số nghiên cứu khác khai thác khía cạnh về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học và chuyển giao công nghệ giáo dục quốc tế như nghiên cứu “Một số yêu cầu đối với hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học” của tác giả Phùng Hồ Hải. Nghiên cứu đã đánh đưa ra được các lý luận căn bản về hợp tác quốc tế trong giáo dục Đại học và các gợi ý để thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục Đại học. Nghiên cứu về “Chuyển giao công nghệ đào tạo Sau đại học về kinh tế và quản lý công từ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trong các trường đại học ở Việt Nam” do PGS.TS Bùi Anh Tuấn làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập hợp các lý luận về Công nghệ đào tạo, là rõ mô hình chuyển giao công nghệ đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ đào tạo và đưa ra được những bài học kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các chương trình liên kết Sau đại học về kinh tế và quản lý và đưa ra được những giải pháp quan trọng nhằm phát triển các chương trình này.

Về đối tượng nghiên cứu quyết định lựa chọn theo học và gắn bó với các chương trình đại học ở Việt Nam đã có một số ít nhà nghiên cứu quan tâm. Cụ thể như:

Nghiên cứu áp dụng lý thuyết tín hiệu vào nghiên cứu giá trị chương trình đào tạo, “Lý thuyết tín hiệu và giá trị chương trình cao học Quản trị kinh doanh” của tác giả Nguyễn Đình Thọ; Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình và kiểm định xác minh được mối

quan hệ cùng chiều giữa chất lượng tín hiệu và chất lượng cảm nhận của học viên về giảng viên và mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận của học viên và xu hướng trung thành của họ đối với chương trình. Mô hình này giả thiết là chất lượng của một chương trình Liên kết đào tạo quốc tế cảm nhận bởi sinh viên tạo nên sự lựa chọn của sinh viên đối với chương trình đó. Mô hình hình cũng đưa ra chất lượng tín hiệu là một khái niệm đa hướng bao gồm ba thành phần, đó là tính rõ ràng, tính nhất quán, và tính tin cậy của tín hiệu – chính là nguyên nhân giải thích cho chất lượng cảm nhận. Bên cạnh đó, mức độ đầu tư của chương trình (đầu tư vào đội ngũ giảng dạy, vào phương tiện học tập và giảng dạy, vào hoạt động marketing) là yếu tố làm tăng chất lượng của chất lượng tín hiệu cũng như chất lượng cảm nhận về chương trình của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định các nhân tổ chất lượng tín hiệu tác động cùng chiều với chất lượng cảm nhận và quyết định trung thành của người học với chương trình [71].

Mô hình chất lượng tín hiệu

Nghiên cứu của Trần Văn Quí & Cao Hào Thi năm 2009 về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học”. Nghiên cứu nhằm xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng dến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trên cở sở nghiên cứu trước đây của. Dữ liệu được thu thập

Chất lượng tín hiệu Rõ ràng Nhất quán Tin cậy Chất lượng tín hiệu Rõ ràng Nhất quán Tin cậy

Đầu tư chương trình

Phương tiện Dịch vụ Giảng viên

Đầu tư chương trình

Phương tiện Dịch vụ Giảng viên Chất lượng cảm nhận Chất lượng cảm nhận Trung thànhQuyết định Quyết định Trung thành H1 H2 H3 H4

từ 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 2008-2009 của năm trường trung học phổ thông tại Quảng Ngãi. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô ta. Kết quả cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học trong tương lai của học sinh trung học phổ thông, bao gồm: (1) cơ hội việc làm trong tương lai; (2) đặc điểm cố định của trường đại học; (3) về bản thân cá nhân học sinh; (4) các nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và (5) thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học [106].

Nguyễn Thanh Phong (2013), “Yếu tố quyết định chọn trường Đại học Tiền Giang của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt đế quyết định chọn trường Đại học Tiền Giang của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.. Nghiên cứu đề xuất bốn yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường, bao gồm:

(1) Đặc điểm cố định của trường Đại học Tiền Giang (ĐHTG); (2) Nỗ lực giao tiếp của trường Đại học Tiền Giang đến học sinh Trung học phổ thông;

(3) Đặc điểm bản thân của học sinh Trung học phổ thông;

(4) Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết dịnh chọn trường Đại học Tiền Giang.

Dữ liệu được thu thập thông qua các phiếu khảo sát phát tới học Cơ hội việc làm trong tương lai

Đặc điểm cố định của trường đại học

Bản thân cá nhân học sinh

Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh

Quyết định dự thi vào đại học

Thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học

Nỗ lực giao tiếp với học sinh của cá trường đại học

sinh tại 15 trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, thu về 350 phiếu hợp lệ. Dữ liệu khảo sát thu về sau đó được kiểm định và phân tích bằng các phương pháp thông kê toán học. Kết quả cho thấy cả bốn yếu tố đều có ảnh hưởng tới quyết định chọn trường, trong đó, yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là “đặc điểm cố định của trường Đại học Tiền Giang”, nhỏ nhất là “đặc điểm của bản thân học sinh”.[72]

Nghiên cứu của Ths. Mạnh Lê Thu (2015), “Một số nhân tố tác động tới quyết định lựa chọn chương trình đào tạo quốc tế về truyền thông tại Việt Nam”. Nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chương trình đào tạo quốc tế về truyển thông tại Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu. Mẫu được chọn trong mạng lưới mối quan hệ sẵn có gồm 31 sinh người - bao gồm sinh viên đang học ngành truyền thông Đại học RMIT, phụ huynh có con đang học phổ thông và sự định sẽ học chương trình đào tạo truyền thông quốc tế tại Việt nam, sinh viên Học viện báo chí và Tuyên truyền có nguyện vọng học chương trình quốc tế. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn nhóm đối chiếu để tìm ra những rào cản khiến cho nhu cầu học chương trình quốc tế không hình thành ở nhóm này.

Kết quả cho thấy lý do chủ yếu do điều kiện tài chính không cho phép và không có thông tin cụ thể về chương trình; sự kết nối với các giảng viên nước ngoài, cơ sở vật chất, và học bổng ảnh hưởng đến quyết định theo học của sinh viên, phụ huynh. Từ đó, nghiên cứu đưa ra bốn hàm ý: (1) Tăng cường sự hiện diện của đối tác nước ngoài trong các kênh quảng bá’ (2) Chú trọng quảng bá tại các trường phổ thông quốc tế hoặc hệ quốc tế và bán quốc tế trong các trường phổ thông, (3) Kết hợp với các công ty bảo hiểm để quảng bá chương trình học, (4) Nhấn mạnh khả năng thực tập và có cơ hội làm việc tại các công ty hàng đầu.

Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu về quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ nói chung và nghiên cứu về quyết định lựa chọn chương trình đào tạo nói riêng đều dựa trên trên các công trình nghiên cứu về quyết định lựa chọn các chương trình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã có nhưng phần lớn trong phạm vi hẹp của trường hoặc địa phương, đồng thời các mô hình nghiên cứu chưa có mô hình lý thuyết gốc, phần lớn các nhân tố của mô hình được xây dựng bằng phương pháp chuyên gia. Các nghiên cứu về lĩnh vực này chưa hình thành hệ thống và chưa có tính kế thừa. Để có đánh giá chính xác hơn về các nhân tố tác động tới quyết định lựa chọn các chương trình liên kết thì cần có thêm các nghiên cứu xây dựng được mô hình nghiên cứu dựa trên các hệ thống lý thuyết về sự tác động tới hành vi quyết định và được khảo sát ở diện rộng hơn.

Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước, tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau:

Chưa có nghiên cứu về quyết định lựa chọn các chương trình Du học tại chỗ bậc Đại học, đặc biệt là đối với phạm vi của khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

Chưa có nghiên cứu về quyết định lựa chọn chương trình đào tạo nhìn từ khía cạnh chất lượng cảm nhận.

(1) Một là, những nhân tố chính nào ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của người học đối với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam?

(2) Hai là, nhân tố chất lượng cảm nhận về chương trình ảnh hưởng như thế nào đến đến quyết định lựa chọn của người học đối với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam?

(3) Ba là, các nhân tố về môi trường và yếu tố từ nội tại các chương trình du hoc tại chỗ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn của người học?

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận đến quyết định lựa chọn của người học với các chương trình du học tại chỗ ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ở Việt Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w