Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 41 - 45)

ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Pháp chế XHCN trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là yêu cầu trong việc ban hành văn bản phải tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL phải theo đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Do vậy, pháp chế XHCN trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh có vai trị quan trọng và thể hiện qua các mặt sau đây:

Thứ nhất: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn

bản QPPL của UBND cấp tỉnh

Để bảo đảm pháp chế XHCN, văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải được xây dựng và ban hành tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục luật định. Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức; phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải được xây dựng và ban hành đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Yêu cầu này cũng đặt ra là tránh khuynh hướng cục bộ, tuỳ

tiện, “vượt rào” của các văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh với các văn bản của Trung ương. Do vậy, địi hỏi q trình xây dựng và ban hành văn bản phải bảo đảm các bước sau: soạn thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo; thẩm định của cơ quan tư pháp; thảo luận và thông qua văn bản; công bố văn bản; gửi và lưu trữ văn bản. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là một yêu cầu bắt buộc, khơng được bỏ qua giai đoạn nào, đó chính là kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL.

Thứ hai: Góp phần tạo lập sự ổn định trong xây dựng và ban hành văn

bản QPPL của UBND cấp tỉnh

Xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, do vậy, địi hỏi trình tự, thủ tục ban hành văn bản phải tuân thủ chặt chẽ các bước rõ ràng, cụ thể theo một quy định thống nhất, minh bạch, khơng có một ngoại lệ nào. Văn bản QPPL càng ổn định bao nhiêu thì càng tạo ra hành lang pháp lý và chuẩn mực cao cho hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế, do điều kiện kinh tế - xã hội có sự vận động và phát triển nên buộc các cơ chế, chính sách, các văn bản QPPL phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Điều này đã phần nào tác động hoặc ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản QPPL nhất là trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Như vậy để bảo đảm pháp chế XHCN trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL phải thiết lập một trật tự ổn định trong ban hành văn bản QPPL là hết sức quan trọng.

Thứ ba: Góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống văn bản

QPPL cấp tỉnh

Hoàn thiện hệ thống pháp luật là cơ sở và tiền để cho việc tăng cường pháp chế XHCN. Qua hơn hai mươi năm đổi mới, Nhà nước ta đã

từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh nhằm thể chế hoá, cụ thể hoá các văn bản của cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Từng bước xây dựng và hồn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản QPPL ở địa phương ngày càng động bộ, thống nhất không mâu thuẫn, chồng chéo, hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Do vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá để sửa đổi, bổ sùn, bãi bỏ huỷ bỏ hoặc xây dựng mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý, xoá bỏ các văn bản sai trái, cục bộ địa phương, tuân thủ pháp chế XHCN.

Thứ tư: Xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh,

góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước khẳng định tính tối cao của pháp luật, trong đó Hiến pháp là đạo luật cơ bản. Đảng và Nhà nước đều xác định phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Điều này được ghi rõ tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...”.

Nhà nước pháp quyền là yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân phải tuân theo pháp luật, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

- Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền trước hết phải từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật ngày càng hồn

chỉnh là biểu hiện tính văn minh, hiện đại của một quốc gia theo quan điểm: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Hệ thống pháp luật mà chúng ta cần xây dựng là một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, năng động và thể chế hoá các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ là quan trọng, là yếu tố cần nhưng chưa đủ để xây dựng một nhà nước pháp quyền. Mà vấn đề quan trọng hơn cả là phải thiết lập được một cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, thống nhất, đó là tuân thủ pháp chế XHCN.

Trên cơ sở hệ thống pháp luật, UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản QPPL để cụ thể hoá, chi tiết hoá các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cho phù hợp với thực tiễn của địa phương nhưng không được trái với Hiến pháp và pháp luật. Việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải thường xuyên được cập nhật, đăng cơng báo cấp tỉnh, được hệ thống hố thành các tuyển tập để áp dụng thống nhất trên địa bàn tồn tỉnh. Thơng qua việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hố văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh để có quyết định xử lý đối với văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hay huỷ bỏ cho phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự, kỷ cương trong việc xây dựng, ban hành văn bản QPPL, bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự sự dân chủ, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thứ năm: Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện

chức năng xây dựng, soạn thảo văn bản QPPL, cán bộ, cơng chức và cơ quan người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.

Vai trò pháp chế XHCN trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, cơng chức và cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.

Chất lượng văn bản QPPL phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả năng và trách nhiệm của cơ quan, người chủ trì soạn thảo văn bản QPPL. Bởi lẽ hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL là hoạt động khoa học, mang tính sáng tạo, địi hỏi phải đầu tư trí tuệ, cơng sức rất lớn mới tạo ra được sản phẩm cho xã hội, đó chính là văn bản QPPL. Ngoài trách nhiệm của người soạn thảo, thì trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL lại đòi hỏi cao hơn, gắn với trách nhiệm cá nhân. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL phái có tính khái qt cao, tư duy độc lập, không cục bộ, bản vị địa phương, để việc ban hành văn bản QPPL khách quan, thận trọng đáp ứng với yêu cầu chung của toàn xã hội. Khi ban hành văn bản QPPL có nội dung trái pháp luật, cần phải có biện pháp xử lý và chấn chỉnh kịp thời, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc tham mưu hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL. Kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL, có như vậy mới bảo đảm tính nghiêm minh của pháp chế XHCN trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 41 - 45)