Thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 58 - 61)

thẩm quyền xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình

2.2.1.1. Ưu điểm

Theo quy định tại Điều 1 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2008 thì “văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục…”. “Thẩm quyền” quy định tại Điều này được hiểu bao gồm hai khía cạnh: thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức.

Khi điều chỉnh một vấn đề pháp lý, cơ quan có thẩm quyền phải sử dụng đúng hình thức văn bản mà mình được phép ban hành. Nếu khơng chấp hành đúng hình thức văn bản theo quy định thì văn bản đó bị coi là vi phạm thẩm quyền về hình thức và sẽ bị xử lý theo quy định về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Như vậy việc tuân thủ về hình thức văn bản là điều kiện cần để khẳng định tính chất của văn bản đó có chứa quy phạm pháp luật, nó cũng là

yếu tố chứng minh tính hợp pháp của văn bản và là yêu cầu để văn bản đó có thể phát huy hiệu lực pháp luật. Và đó cũng thể hiện tính kỷ luật và kỷ cương hành chính, thể hiện tính pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước.

Theo quy định tại Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì UBND có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị. Như vậy UBND không được ban hành văn bản QPPL dưới các hình thức cơng văn, thơng báo, điện báo hoặc các giấy tờ hành chính khác và chỉ tập thể UBND mới có thẩm quyền ban hành văn bản có chứa QPPL. Chủ tịch UBND, các cơ quan chun mơn của UBND khơng có thẩm quyền đặt ra QPPL.

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, UBND tỉnh còn ban hành các quyết định, chỉ thị để thực hiện thẩm quyền của mình nhưng các quyết định, chỉ thị này khơng phải là văn bản QPPL vì về mặt nội dung chúng khơng chứa quy phạm pháp luật. Và đây là các quyết định, chỉ thị hành chính. Ví dụ: Quyết định khen thưởng, kỷ luật, điều động, công tác; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; chỉ thị tổ chức Tết Nguyên đán, chỉ thị về phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt.

Xuất phát từ thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh, Khoản 1 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND quy định về nội dung Quyết định của UBND cấp tỉnh:

Quyết định của UBND tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ, tài ngun và mơi trường, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, thực hiện

chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định tại các điều 82, 83, 84, 85, 86, 87 ,88, 89, 90, 91, 92, 93, 94 và 95 của Luật Tổ chức HĐND và UBND và các văn bản pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.

Điều 14 quy định nội dung Chỉ thị của UBND tỉnh: “Chỉ thị của UBND cấp Tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị, trực thuộc và của HĐND, UBND cấp dưới trong vịêc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND cùng cấp và quyết định của mình”.

Như vậy, thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh xuất phát từ thẩm quyền quản lý nhà nước nhưng hẹp hơn thẩm quyền quản lý nhà nước. Bởi lẽ, để thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước phải ban hành ba loại văn bản, mà văn bản QPPL chỉ là một trong ba loại đó. Hơn nữa theo quan hệ phân cấp từ trung ương xuống các cấp chính quyền địa phương thì có một số quan hệ xã hội, các cấp chính quyền địa phương khơng được pháp luật giao thẩm quyền ban hành QPPL trong các lĩnh vực như: hình sự, tố tụng hình sự; dân sự, tố tụng dân sự; thương mại, thuế, ngân sách, hơn nhân gia đình, xử lý vi phạm hành chính, đất đai, tổ chức bộ máy…

Bảo đảm pháp chế XHCN về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của UBND là bảo đảm thẩm quyền cả về nội dung và hình thức của văn bản. Văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành trong 5 năm (2004 – 2009) tập trung vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm an sinh xã hội và cải cách thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương và góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Phần lớn đảm bảo đúng thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về

nội dung, bảo đảm tính hợp hiến hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương.

Hệ thống văn bản QPPL của UBND tỉnh đã cụ thể hoá văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương và của HĐND tỉnh. Do vậy ưu điểm nổi trội của hệ thống văn bản QPPL của UBND tỉnh là rất cụ thể, chi tiết, dễ áp dụng, có tính khả thi cao và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và tính hệ thống của hệ thống pháp luật. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản, hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, bố cục của văn bản, cách thể hiện các QPPL, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chuẩn xác; chất lượng văn bản được nâng lên một bước về thể thức và kỹ thuật trình bày.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w