Đánh giá về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 50 - 54)

pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh

Công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình được đẩy mạnh và có những bước phát triển mới, tiến bộ hơn rất nhiều so với thời gian trước. Các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều đó chứng tỏ UBND tỉnh Ninh Bình đã nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc quản lý xã hội bằng pháp luật, coi văn bản QPPL là công cụ quan trọng không thể thiếu trong quản lý, điều hành nhà nước ở địa phương. Những văn bản QPPL này nhìn chung đã góp phần tạo mơi trường pháp lý lành mạnh, an toàn, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của công dân.

2.1.2.1. Ưu điểm

- Số lượng văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành hàng năm lớn. Các văn bản soạn thảo có nhiều đổi mới; đã thể chế hố kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh uỷ trong việc hướng dẫn áp dụng các luật, pháp lệnh và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong lĩnh vực chưa được văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy định hoặc quy định chưa cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương; bảo đảm tính chủ động, sáng tạo của địa phương, đã tạo ra các cơ chế, chính sách quan trọng, phát huy nội lực của tỉnh, khai thác mọi tiềm năng của địa phương tạo tiền đề trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp, nhà đầu tư có điều kiện và cơ hội làm ăn và thu hút đầu tư vào Việt Nam. Như là Quyết định số 357/2006/QĐ-UBND ngày 21/2/2006 về việc ban hành quy định chính sách khuyến khích xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 1556/2006/QĐ-UBND ngày 31/7/2006 về việc ban hành quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 7/01/2009 về việc ban hành Quy chế về trình tự, thủ tục xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc UBND tỉnh. Đây là ưu điểm cơ bản nhất trong việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh.

- Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản đã nghiêm túc thực hiện đúng trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản được pháp luật quy định: Trước khi soạn thảo đã quan tâm thực hiện khảo sát, đánh giá, thu thập tài liệu; trong quá trình soạn thảo đã đảm bảo đúng yêu cầu, nội dung và hình thức văn bản QPPL, quan tâm bố trí cán bộ, chun viên có trình độ chun mơn, chun ngành, am hiểu pháp luật để trực tiếp soạn thảo văn bản nên chất lượng văn bản được đảm bảo; sau khi soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, gửi hồ sơ thẩm định đến cơ quan tư pháp để thẩm định; thực hiện công khai, minh bạch văn bản khi đã được ban hành và tổ chức thực hiện.

- Việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh cơ bản đã đảm bảo đúng thẩm quyền về hình thức. Các văn bản QPPL của UBND tỉnh cũng đảm bảo được đúng thẩm quyền về nội dung; nội dung các văn bản QPPL đã bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi địa phương. Trong từng lĩnh vực cụ thể, để quản lý kinh tế, quản lý xã hội,

UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản QPPL theo nội dung được phân công, phân cấp. Nội dung các văn bản QPPL đều bảo đảm hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; khái quát được những mục tiêu, giải pháp lớn, đồng thời đề ra các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, hợp với ý nguyện của người dân và có tính khả thi cao. Như vậy, việc tn thủ đúng thẩm quyền về hình thức cũng như thẩm quyền về nội dung theo như luật định của văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình đã thể hiện tính kỷ luật và kỷ cương hành chính, thể hiện tính pháp chế XHCN trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình.

- Về thể chế, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1417/2007/QĐ- UBND ngày 18/6/2007 về việc ban hành Quy chế xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình. Văn bản này đã xác định rõ được trách nhiệm của cơ quan dự thảo, trình tự dự thảo, việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo, quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, ban hành văn bản với các cơ quan có liên quan khác; thủ tục thẩm định và ban hành văn bản để áp dụng thống nhất trên địa bản tỉnh, góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL ở địa phương.

- Hàng năm UBND tỉnh đã xây dựng được chương trình xây dựng văn bản QPPL. Chương trình được xây dựng trên cơ sở bảo đảm thực hiện Hiến pháp, Luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; căn cứ nhu cầu quản lý, thực trạng kinh tế - xã hội và từ yêu cầu hoàn thiện hệ thống các văn bản QPPL của địa phương. Chương trình xây dựng văn bản QPPL hàng năm, là cơ sở bảo đảm tiến độ và chất lượng xây dựng văn bản, thể hiện sự chủ động về thời gian, cũng như bố trí lực lượng phối hợp và kinh phí phục vụ cho cơng tác soạn thảo văn bản. Qua đó bảo đảm cơng tác xây dựng văn bản QPPL phù hợp với yêu cầu quản lý ở địa phương, khắc phục được tình trạng

bị động, tuỳ tiện trong xây dựng văn bản. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả soạn thảo, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật.

- Nâng cao được vai trò, trách nhiệm thẩm định văn bản QPPL của Sở Tư pháp trong việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL. Sở Tư pháp đã tổ chức thực hiện thẩm định văn bản QPPL một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng trình tự, yêu cầu, khoa học, khách quan, thận trọng; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, tổ chức liên quan trong công tác thẩm định văn bản. Đến nay tất cả các văn bản QPPL trước khi trình UBND tỉnh ban hành đều phải qua sự thẩm định của Sở Tư pháp. Đồng thời Sở Tư pháp cũng đóng vai trị tích cực trong công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh rà sốt và kiện tồn đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp, thường xuyên tiến hành tập huấn nghiệp vụ xây dựng văn bản và hướng dẫn các ngành, các cấp trong tỉnh về quản lý công tác xây dựng văn bản.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã coi trọng cơng tác rà sốt, hệ thống hố văn bản QPPL, coi cơng tác này là một hoạt động thường xuyên. Qua thực hiện hoạt động này phát hiện kịp thời những văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực để trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ.

- Văn bản QPPL của UBND tỉnh ban hành đã phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; đăng công báo tỉnh; gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện; văn bản còn được gửi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản đó. Đây là một ưu điểm hết sức quan trọng trọng việc tuân thủ pháp chế XHCN, bởi vì việc phổ biến như vậy giúp người dân nắm được các quy định của pháp luật để nghiêm chỉnh chấp hành, đồng thời văn bản được sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh và của nhân dân.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 50 - 54)