Tăng cường năng lực Sở Tư pháp, cơ quan thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật;

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 101 - 105)

thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu và xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Ninh Bình

Sở Tư pháp là cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất các công việc về tư pháp ở địa phương, chịu sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 22/6/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp Ninh Bình thì Sở Tư pháp có 26 nhiệm vụ và quyền hạn trong đó có nhiệm vụ quan trọng đó là xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Về công tác xây dựng văn bản QPPL thì Sở Tư pháp có những nhiệm vụ sau:

- Phối hợp với Văn phịng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản QPPL của UBND tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo, dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của UBND tỉnh chủ trì soạn thảo;

- Thẩm định các dự thảo văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản QPPL theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp;

- Giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành;

- Kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã theo quy định của pháp lụât;

- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơng tác rà sốt, hệ thống hoá văn bản QPPL của UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn được giao, Sở Tư pháp cần xây dựng một quy trình cụ thể, phải xác định rõ vai trị, trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp đối với hoạt động này.

Giám đốc Sở Tư pháp là người giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện việc kiểm tra, xử lý và tổ chức kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền. Giám đốc Sở Tư pháp có thể yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản gửi văn bản đến Sở Tư pháp để kiểm tra theo thẩm quyền, kiểm tra tại cơ quan ban hành văn bản hoặc tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành. Đề xuất cơ chế, giải pháp khắc phục các mặt hạn chế về kỹ thuật soạn thảo để nâng cao chất lượng văn bản, nâng cao năng lực tác nghiệp và chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản QPPL ở địa phương.

Qua quá trình kiểm tra nếu phát hiện văn bản của UBND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch UBND tỉnh gửi ngay thông báo đến UBND cấp dưới đã ban hành văn bản yêu cầu tự kiểm tra và xử lý trong thời hạn luật định; có trách nhiệm theo dõi việc tự

kiểm tra, xử lý của UBND cấp dưới trực tiếp và thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để xử lý nội dung sai trái của văn bản bằng các hình thức: đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ.

Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật là Nghị quyết của HĐND cấp dưới, Giám đốc Sở Tư pháp làm thủ tục thông báo để HĐND cấp dưới trực tiếp tự kiểm tra, xử lý theo luật định; soạn thảo Quyết định đình chỉ thi hành Nghị quyết trái pháp luật để chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ký gửi cho HĐND cấp dưới trực tiếp ban ban hành Nghị quyết trái pháp luật đó; soạn thảo văn bản đề nghị để trình Chủ tịch UBND tỉnh ký gửi HĐND cấp mình xem xét, ra quyết định bãi bỏ Nghị quyết trái pháp lụât của HĐND cấp dưới.

Ngoài ra khi có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng và của cá nhân, giám đốc Sở Tư pháp phải có thẩm quyền xử lý theo trình tự nêu trên đối với những văn bản pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện có chứa QPPL nhưng khơng được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL và văn bản có thể thức và nội dung như văn bản QPPL do thủ trưởng cơ quan chuyên mơn thuộc UBND tỉnh ban hành.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cần thành lập một phịng chức năng riêng để có điều kiện chuyên sâu nghiên cứu công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất việc ban hành văn bản QPPL. Khơng nên chỉ có một phịng văn bản QPPL thực hiện tất cả các chức năng, xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL như hiện này, trong khi biên chế lại ít.

Tăng cường củng cố và kiện toàn tổ chức và hoạt động của pháp chế ngành của tỉnh Ninh Bình. Tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chỉnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp nhà

nước quy định rõ: Tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên mơn thuộc UBND tỉnh có chức năng giúp thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao, tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, hệ thống hoá văn bản QPPL… Tuy nhiên trong thực tế ở Ninh Bình tổ chức pháp chế ngành kiện toàn chậm đội ngũ cán bộ pháp chế ngành chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, để bảo đảm pháp chế trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình, cần kiện tồn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế ngành cấp tỉnh. Bảo đảm pháp chế ngành phải có từ 2-3 biên chế, bố trí cán bộ, cơng chức có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân chuyên ngành, có kiến thức pháp lý bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Chú trọng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia trực tiếp hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL, bảo đảm cung cấp đầy đủ thơng tin pháp luật và các chính sách có liên quan phục vụ cho cơng tác xây dựng văn bản QPPL. Đồng thời phải có sự tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ làm công tác này. Từng bước tiêu chuẩn hóa về trình độ chun mơn đối với cán bộ, cơng chức, trong đó mạnh dạn sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực được đào tạo chính quy, từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, kỹ thuật soạn thảo văn bản cho đội ngũ cán bộ pháp chế các sở, ngành trong tỉnh. Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để cán bộ tự rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn và khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào trong hoạt động của mình; xác định cơng tác tổ chức cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng nhằm kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ tư pháp, đảm bảo đúng tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối

sống trong sáng, có quan điểm, tư tưởng vững vàng, khơng tiêu cực, vụ lợi cá nhân, có tư duy đổi mới dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân về những nội dung tham mưu, đề xuất.

Về cơ chế, chính sách cần nghiên cứu, xem xét để xác định chức danh “thẩm định viên văn bản”, “kiểm tra viên văn bản” cho công chức trực tiếp thực hiện công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL, kiểm tra văn bản QPPL ở các cấp.

Cần có cơ chế rõ ràng và đầu tư thích đáng cho cơng tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Kinh phí dành cho cơng tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL cần được các sở, ban, ngành dự toán ngay từ đầu năm trên cơ sở dự kiến chương trình xây dựng văn bản QPPL của tỉnh để đảm bảo cho hoạt động này đạt hiệu quả cao.

Nâng cao trách nhiệm, trí tuệ của tập thể Uỷ viên UBND tỉnh trong việc ban hành văn bản QPPL. Đây là khâu quan trọng và quyết định cuối cùng về việc ban hành văn bản QPPL để đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Do vậy, quy trình để đưa văn bản ra thảo luận tại phiên họp UBND tỉnh hết sức chặt chẽ và nghiêm túc, tránh được sự hời hợt của cơ quan trình văn bản. Mỗi thành viên UBND tỉnh cần đầu tư trí tuệ, nghiên cứu, đánh giá để đưa ra những chính kiến, những phản biện quan trọng về việc ban hành hay không ban hành văn bản QPPL. UBND tỉnh phải phân công, phân nhiệm cho từng thành viên UBND tỉnh về từng lĩnh vực cụ thể, cơ quan soạn thảo phải thực hiện nghiêm túc các quy trình xây dựng văn bản, bảo đảm thời gian và chất lượng của dự thảo văn bản cần trình ra phiên họp UBND. Có như vậy phiên họp thơng qua, biểu quyết dự thảo văn bản của UBND tỉnh mới có hiệu quả; việc ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh mới đảm bảo đúng trình tự luật định.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 101 - 105)