Thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 71 - 74)

văn bản quy phạm pháp luật

2.2.3.1. Ưu điểm

Căn cứ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ; Thơng tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Chỉ thị số 06/2005/CT-UBND ngày 19/4/2005 về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Việc ban hành kịp thời các văn bản nói trên của Trung ương cũng như của địa phương đã đảm bảo cho việc triển khai, quán triệt các quy định của pháp luật về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đến các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh; quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ, phối hợp giữa các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản.

Về tổ chức, biên chế. Năm 2005, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1229/2005/QĐ-UB ngày 29/6/2005 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình, trong đó phịng văn bản QPPL được giao thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, biên chế tại thời điểm đó là 4 đồng chí, 1 đồng chí Trưởng phịng và 3 đồng chí chuyên viên. Đến nay biên chế, tổ chức của Phòng văn bản QPPL đã được kiện tồn, bổ sung gồm có 1 đồng chí trưởng phịng, 1 đồng chí phó phịng và 3 đồng chí chun viên.

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL và kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL.

Hàng năm, ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tự kiểm tra văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban

hành, đồng thời giao cho Sở Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở Kế hoạch của từng năm, Sở Tư pháp cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh quyết định cấp kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra. Thực hiện kế hoạch đề ra Sở Tư pháp đã chủ động tổ chức tự kiểm tra các văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành. Trong 5 năm (2004 – 2009), Sở Tư pháp tổ chức tự kiểm tra 288 các quyết định và chỉ thị quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành. Sau khi kiểm tra đã phát hiện có 48 quyết định có nội dung trái hoặc khơng phù hợp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; có 6 quyết định có nội dung quy định khơng đúng thẩm quyền, 49 văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc có một phần nội dung hết hiệu lực thi hành.

Đối với những văn bản có nội dung trái hoặc khơng phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Sở Tư pháp kiến nghị UBND tỉnh xem xét sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho phù hợp.

Đối với những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo do nhiều cơ quan ban hành hoặc một cơ quan quy định khác nhau về cùng một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề hoặc một quy định được nhắc đi nhắc lại ở nhiều văn bản thì đã kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung.

Đối với những văn bản có quy định khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế thì kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung.

Công tác kiểm tra văn bản QPPL của HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng được Sở Tư pháp thực hiện tốt. Hàng năm đều thành lập đồn kiểm tra, bố trí lịch kiểm tra đối với từng đơn vị. Sau đợt kiểm tra đều có thơng báo kết luận kiểm tra cho Thường trực HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố được kiểm tra để tiến hành xem xét, nghiên cứu và kịp thời đình chỉ thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản ban hành trái pháp luật và tổ chức rút kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản QPPL. Sau khi nhận được thông báo kết luận kiểm tra, hầu hết các đơn vị đã tổ chức rút

kinh nghiệm, chỉ đạo các phòng, ban liên quan, nghiên cứu tham mưu xử lý các nội dung đã được nêu tại thông báo kết luận kiểm tra, báo cáo kết quả xử lý cho Sở Tư pháp và Chủ tịch UBND tỉnh để theo dõi.

Bên cạnh việc tổ chức Đoàn kiểm tra trực tiếp tại các đơn vị, UBND tỉnh đã công văn hướng dẫn và yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc gửi văn bản QPPL sau khi ban hành cho Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định khoản 3 Điều 18 Nghị định 135/2003/NĐ-CP.

2.2.3.2. Hạn chế, tồn tại

- Nhận thức của một số ngành, đơn vị chưa đúng mức, chưa đánh giá đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tự kiểm tra, rà sốt văn bản, vì vậy chưa chủ động thực hiện cơng tác tự kiểm tra, rà sốt các văn bản do ngành mình tham mưu hoặc ban hành.

- Đội ngũ cán bộ pháp chế của một số Sở, ngành chưa được kiện tồn, cịn đang kiêm nhiệm và thiếu, chưa thể hiện được vai trị của mình trong cơng tác tự kiểm tra, rà sốt văn bản. Định kỳ chưa có báo cáo kết quả tự kiểm tra, rà sốt cho UBND tỉnh để tổng hợp, xử lý.

- Văn bản QPPL của HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh ban hành được gửi về Sở Tư pháp kiểm tra theo quy định của Nghị định 135/2003/NĐ-CP cịn ít so với số lượng văn bản thực tế được ban hành và chưa tạo thành nề nếp theo quy định.

- Về tổ chức, Sở Tư pháp hiện nay chỉ có một phịng văn bản QPPL thực hiện cả chức năng xây dựng và kiểm tra, rà sốt, chưa tách riêng biệt thành phịng xây dựng văn bản và Phòng kiểm tra văn bản QPPL. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tra văn bản tuy có trình độ đại học nhưng đa số cịn trẻ, lực lượng mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kiểm tra.

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động kiểm tra tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn hẹp; thiếu trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm

tra, đặc biệt là máy tính xách tay, hệ thống cơ sở dữ liệu nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về kiểm tra và trang bị các loại tài liệu cần thiết phục vụ công tác kiểm tra cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chưa được thường xuyên, kịp thời với thực tiễn ban hành văn bản QPPL hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 71 - 74)