xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2.2.2.1. Ưu điểm
Theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thì quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND bao gồm một chuỗi các công việc gắn kết với nhau từ việc khảo sát, thu thập tài liệu liên quan đến soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị; lấy ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị; thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị rồi đến UBND xem xét, thông qua dự thảo và cuối cùng là Chủ tịch UBND thay mặt ký ban hành quyết định, chỉ thị. Quy trình này có vai trị quan trọng và có tính chất quyết định chất lượng văn bản soạn thảo.
Công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản QPPL, như:
- Việc lập và thơng qua chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh được thực hiện đúng quy định tại Điều 21 và Điều 35 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004. Nội dung Chương trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh trong từng năm đã xác định rõ tên văn bản ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo văn bản và thời điểm ban hành, được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương và các văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên quy định hoặc phân cấp thực hiện.
- Trước khi ban hành các văn bản QPPL, cơ quan soạn thảo tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp và thơng tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo. Việc thực hiện các công việc này đã góp phần quan trọng để cho cơ quan soạn thảo xác định nhu cầu thực sự có cần ban hành văn
bản để quản lý nhà nước không, đồng thời đảm bảo văn bản khi soạn thảo, ban hành được hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản và có tính khả thi cao.
- Trong q trình soạn thảo văn bản QPPL, các cơ quan chun mơn thuộc UBND tỉnh được UBND tỉnh giao chủ trì soạn thảo Dự thảo văn bản QPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Dự thảo văn bản QPPL. Khi tổ chức lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo văn bản cơ bản đã xác định rõ những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành một thời gian hợp lý để các đối tượng được lấy ý kiến có thời gian nghiên cứu để góp ý vào dự thảo. Sau khi nhận được các ý kiến góp ý, cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc thực hiện việc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu chỉnh lý dự thảo. Đối với cơ quan tổ chức được hỏi ý kiến đã quan tâm thực hiện việc góp ý đối với dự thảo bằng văn bản.
- Công tác thẩm định Dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh trước khi trình UBND tỉnh xem xét ban hành về cơ bản được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Các dự thảo quyết định, chỉ thị trước khi trình UBND tỉnh ban hành đều được gửi qua Sở Tư pháp thẩm định. Sở Tư pháp tổ chức thẩm định với các nội dung: Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị; tính hợp hiến hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo. Các cơ quan soạn thảo đã thực hiện tốt trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định và gửi hồ sơ thẩm định đến Sở Tư pháp đúng thủ tục và thời gian quy định. Do đó chất lượng văn bản QPPL của HĐND tỉnh do UBND tỉnh soạn thảo trình và văn bản QPPL của UBND tỉnh ban hành về cơ bản đã đảm bảo yêu cầu về nội dung và kỹ thuật trình bày văn bản;
- Các văn bản QPPL của UBND tỉnh ban hành đều đã được đăng Công báo của UBND tỉnh và được gửi đến các cơ quan có thấm quyền giám sát,
kiểm tra; cơ quan tổ chức thực hiện và cơ quan kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.2.2.2. Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình cịn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Việc lập chương trình ban hành văn bản tuy đã được triển khai thực hiện tương đối tốt tuy nhiên chưa thực sự khoa học. Vấn đề xác định trọng tâm và thứ tự ưu tiên trong cơng tác xây dựng cịn nhiều lúng túng, bất cập. Việc lập chương trình xây dựng văn bản mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, bức xúc từ góc độ quản lý nhà nước của địa phương và chịu ảnh hưởng khá lớn của các yếu tố ngắn hạn. Điều đó dẫn đến thực tế chương trình vẫn cịn phải bổ sung hoặc điều chỉnh, có văn bản điều chỉnh tiến độ, điều chỉnh rút khỏi chương trình, bên cạnh đó có văn bản được ban hành khơng nằm trong chương trình.
- Cơng tác tổ chức, triển khai soạn thảo tuy là một trọng tâm của quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, nhưng cịn hạn chế như người chủ trì soạn thảo (hoặc bộ phận được giao soạn thảo) chưa thực hiện tốt việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống QPPL hiện hành có liên quan, tổng kết, khảo sát thực tiễn để có thể ban hành được văn bản có chất lượng. Ngồi ra trong q trình soạn thảo chưa chú trọng và chưa có khả năng phân tích, đánh giá tác động của chính sách đối với đời sống kinh tế - xã hội để phòng, tránh những phản ứng tiêu cực có thể xẩy ra trong q trình thực thi.
- Việc phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức trong góp ý và tổ chức tiếp thu ý kiến hồn thiện dự thảo đơi lúc cịn mang tính hình thức. Nhiều cơ quan đơn vị được phối hợp hỏi ý kiến chưa có trách nhiệm cao trong việc trả lời văn bản. Nhiều trường hợp trả lời chậm, thậm chí khơng trả lời dẫn đến chậm tiến độ soạn thảo văn bản. Vấn đề lấy ý kiến đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản cịn có hạn chế.
- Trình tự xem xét, thơng qua dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh vẫn chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND.
- Trong công tác xây dựng văn bản QPPL do chưa xác định một cách rõ ràng thế nào là văn bản QPPL nên cịn có tình trạng trong q trình xây dựng văn bản QPPL, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản QPPL lại xác định dự thảo do đơn vị mình đang soạn thảo là văn bản hành chính cá biệt nên đã khơng áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và thẩm định dự thảo văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngày 03/12/2004 do đó đã dẫn đến việc một số văn bản QPPL được ban hành có nội dung và hình thức chưa đạt u cầu do chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục.
- Việc thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra đối với quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh còn chưa hiệu quả.
2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
- Hiện nay chưa có hệ thống tiêu chí, chuẩn mực đánh giá, xem xét việc có hay khơng nên đưa vào chương trình một đề xuất xây dựng văn bản QPPL cụ thể.
- Hiện nay chưa có chế tài chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả trong phối hợp xây dựng văn bản QPPL. Đồng thời cịn thiếu các tiêu chí thống nhất xác định loại vấn đề cần điều chỉnh nào thì nhất thiết phải lấy ý kiến của đối tượng thụ hưởng, đối tượng thi hành.
- Cán bộ pháp chế của các sở ngành thực hiện cơng tác soạn thảo cịn thiếu kiến thức pháp luật và kỹ năng soạn thảo cũng như hiểu biết về chuyên môn ngành, lĩnh vực. Đơn vị phối hợp soạn thảo thường chưa coi nhiệm vụ phối hợp soạn thảo là cơng việc chính của mình nên mức độ quan tâm và đóng góp cịn rất hạn chế.
- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành và kiểm tra văn bản QPPL. Chưa chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế
của các Sở, ban, ngành; cơ sở vật chất dành cho công tác văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.