Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 55 - 58)

* Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế - xã hội phát triển dẫn tới việc những quy định của pháp luật khơng theo kịp với tình hình phát triển của thực tiễn kinh tế - xã hội và văn bản QPPL của chính quyền địa phương cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Khơng chỉ riêng Ninh Bình mà hầu hết ở các địa phương trong cả nước, văn bản QPPL của chính quyền địa phương ban hành đã khơng thể đáp ứng được với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình. Thậm chí có những văn bản vừa mới ban hành đã trở thành lạc hậu so với thực tế tại địa phương.

- Cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành văn bản QPPL quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của các cấp chính quyền địa phương Trong một thời gian dài, việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND khơng có quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản mà phải dựa theo trình tự, thủ tục tương tự trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của

các cơ quan nhà nước ở trung ương được quy định trong luật ban hành văn bản QPPL năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2002. Đến tận năm 2004, Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 thơng qua và có hiệu lực từ 01/4/2004. Song khi Luật này được thực thi hơn hai năm, đến 06/9/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 91/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật. Do vậy rất khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản QPPL ở địa phương.

Luật ban hành văn bản QPPL đã quy định một hệ thống nhiều loại, nhiều hệ cấp văn bản QPPL. Có thể thấy, đây là một hệ thống gồm nhiều loại, nhiều cấp, nhiều tầng lớp chồng chéo lên nhau, xuất phát từ các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại Hiến pháp, các luật tổ chức bộ máy, với mục đích tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy tắc xử sự chung để quản lý, điều hành. Tuy nhiên trên thực tế, các quy định này đã tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm quá phức tạp, nhiều tầng nấc (các văn bản QPPL của UBND là bộ phận thấp nhất của hệ thống), theo đó dễ tạo ra những mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các bộ phận của hệ thống; gây ra tình trạng chờ đợi, chậm triển khai thực hiện. Do vậy gây khó thực hiện khơng chỉ trong các tầng lớp nhân dân mà cả trong các cơ quan quản lý.

- Việc các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành văn bản QPPL với những nội dung chung chung, không rõ ràng, thiếu cụ thể cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng văn bản QPPL ở địa phương. Khi văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành không cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai nội dung quy định. Do đó các cấp chính quyền địa phương ban hành văn bản khơng phù hợp với quy định của cấp trên, không đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Ngồi ra cịn một số ngun nhân khách quan khác như: điều kiện tài chính, các điều kiện bảo đảm khác về vật chất cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL chưa được đầu tư thích đáng.

* Nguyên nhân chủ quan

Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh có thể kể đến là:

- UBND tỉnh chậm ban hành văn bản cụ thể hoá các quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND. Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2004 nhưng đến tận 18/6/2007 UBND tỉnh mới ban hành Quyết định số 1417/2007/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND tỉnh Ninh Bình để cụ thể hố Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND.

- Một số cơ quan, ban, ngành ở địa phương chưa có nhận thức đúng tầm về vị trí, vai trị của cơng tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL, chưa dành sự quan tâm thích đáng, thiếu đầu tư nhân lực, vật lực hay cịn bỏ qua các quy trình, thủ tục.

- Hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế để xác định một khung cơ bản, toàn diện về những vấn đề liên quan đến nội dung của dự thảo chưa được chú trọng và do đó khơng được hình dung đầy đủ và chính xác các biện pháp quản lý thích hợp của nhà nước đối với các quan hệ xã hội đang nảy sinh và phát triển. Hậu quả là hiệu quả quản lý nhà nước khơng đáp ứng được u cầu đặt ra, có trường hợp gây ra hậu quả xấu.

- Một số cơ quan, ban, ngành của tỉnh năng lực soạn thảo, ban hành văn bản QPPL còn hạn chế. Các cơ quan này khơng chỉ thiếu về trình độ quản lý để tổ chức soạn thảo, ban hành văn bản mà cịn thiếu trình độ tham mưu, chưa khẳng định được vai trị của mình trong tư vấn, giúp UBND tỉnh trong vịêc nghiên cứu, hoạch định các chính sách, xây dựng, ban hành văn bản QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội tại địa phương.

- Trình độ cán bộ làm cơng tác soạn thảo văn bản chưa cao. Mặc dù trong thời gian qua đã quan tâm đầu tư vật chất, đầu tư thời gian để tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho các chuyên viên, cán bộ cơng tác trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trình độ có nâng lên nhưng chưa đáp ứng được với đòi hỏi thực tiễn soạn thảo, ban hành văn bản QPPL ở địa phương.

- Việc kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng và ban hành QPPL của UBND tỉnh chưa được thường xun, đồng bộ. Cịn mang tính hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung để đối chiếu, đánh giá thực chất hiệu quả của văn bản trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Pháp chế xã hội chủ nghĩa hoạt động xây dựng, ban hành văn quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Binh” (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w