Hình thức và phương pháp giáo dụcpháp luật

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 27 - 29)

* Hình thức giáo dục là những hoạt động cụ thể do chủ thể GDPL sử

dụng nhằm chuyển tải nội dung GDPL đến từng đối tượng GDPL. Hiệu quả của công tác GDPL không chỉ phụ thuộc vào nội dung GDPL mà cịn phụ thuộc vào hình thức giáo dục. Bởi vì đây là yếu tố quan trọng để chuyển tải được nội dung GDPL đến từng đối tượng giáo dục. Căn cứ vào đối tượng GDPL về trình độ nhận thức, điều kiện sống, về độ tuổi, mức độ quan tâm đến pháp luật, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đối tượng mà sử dụng hình thức và phương pháp phổ biến, GDPL phù hợp. Bên cạnh đó, cần chú ý gắn GDPL với việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương. Điều này nếu thực hiện tốt không những phát huy được tác dụng của GDPL mà còn làm tăng thêm hiệu quả của công tác này.

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, do đặc điểm của đối tượng như đã nêu ở trên, khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế và cịn gặp nhiều khó khăn nên việc GDPL phải được thực hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Hình thức GDPL cho ĐBDTTS phải phù hợp với từng đối tượng do vậy xác định đúng đắn hình thức GDPL là vấn đề hết sức quan trọng và người ta có thể chia hình thức GDPL thành 2 loại:

- Hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, truyền thống được thể hiện trong nhiều loại hình giáo dục như môn pháp luật đưa vào giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, qua phương tiện thông tin đại chúng, các sách pháp luật, nói chuyện pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hướng dẫn pháp luật...

- Hình thức đặc thù của GDPL là hình thức thực hiện thực tiễn pháp luật có tác động lên ý thức và hành vi của công dân, như qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan Nhà nước hoặc qua thực thi công cụ của công chức và qua các hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ hoà giải, qua các dịch vụ pháp lý. Đồng thời, GDPL linh hoạt cần được chú trọng là lồng ghép cơng tác GDPL với các loại hình văn nghệ dân gian, thực hiện dân chủ cơ sở, hoà giải, tư vấn pháp luật...

* Phương pháp giáo dục pháp luật

Phương pháp giáo dục pháp luật là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật. Để pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận thì đến nay vẫn chưa có phương pháp nào là tối ưu mà vẫn đang trong giai đoạn tìm tịi, thử nghiệm. Tuy nhiên, để có phương pháp giáo dục pháp luật đúng cần phải hiểu rõ đối tượng cần giáo dục pháp luật, họ là ai, trình độ nhận thức đến đâu, điều kiện, hồn cảnh sống của họ như thế nào, mức độ quan tâm đến pháp luật...Do đó, việc lựa chọn phương pháp giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết và có thể phân chia phương pháp giáo dục pháp luật thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Các phương pháp áp dụng trong hoạt động giáo dục pháp luật cụ thể như: phương pháp giải thích thuyết phục; phương pháp thực hành trực quan; kết hợp lý luận và thực tế;

Nhóm 2: Các phương pháp tổ chức giáo dục pháp luật như: các mơ hình và phương pháp tổ chức phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai GDPL ở từng cấp, từng địa phương và từng ngành nhằm thực hiện các chương trình kế hoạch GDPL dài hạn, ngắn hạn, tổng thể hay chuyên đề.

Tóm lại, phương pháp GDPL là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng giáo dục. Đối với ĐBDTTS thì việc lựa chọn phương pháp giáo dục là rất cần thiết, do vậy khi GDPL phải cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ gắn với nhu cầu thiết thực

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w