Đánh giá chung về công tác giáo dụcpháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 71 - 78)

2.2.4. Đánh giá chung về công tác giáo dục pháp luật cho đồng bàodân tộc thiểu số dân tộc thiểu số

Công tác giáo dục pháp luật kể từ khi có chỉ thị 32/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Công tác giáo dục pháp luật luôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang được quan tâm, chỉ đạo, triển khai thường xuyên kịp thời của các cấp uỷ Đảng chính quyền, đồn thể và sự phối kết hợp của các cấp các ngành, sự tham gia hưởng ứng tích cực của đơng đảo quần chúng nhân dân. Kịp thời nắm bắt tiếp thu chương trình, kế hoạch của cấp trên để cụ thể hố thành chương trình kế hoạch của mình, triển khai một cách rộng rãi và đồng bộ xuống tới các thôn bản. Các cấp đã duy trì tốt ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến giáo dục, chú ý quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật (trong tháng 8/2010) hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh quyết định kiện tồn lại hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến giáo dục tỉnh cử đồng chí phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh giữ chức chủ tịch hội đồng phối hợp và 28 thành viên ban hành quy chế làm việc của hội đồng phối hợp; ở cấp huyện hội đồng phổ biến có từ 15 đến 27 thành viên, một số huyện có xã biên giới cịn cơ cấu thành viên hội đồng là các đồn biên phịng. Tiếp tục phân cơng thành viên phụ trách và báo cáo viên tại các xã, thơn bản từ đó nâng cao được vai trị trách nhiệm của các thành viên trong công tác này. Công tác giáo dục pháp luật kể từ khi có chỉ thị 32/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao y thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Công tác giáo dục pháp luật luôn được quan tâm,

chỉ đạo, triển khai thường xuyên kịp thời của các cấp uỷ Đảng chính quyền, đồn thể và sự phối kết hợp của các cấp các ngành, sự tham gia hưởng ứng tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân. Kịp thời nắm bắt tiếp thu chương trình, kế hoạch của cấp trên để cụ thể hố thành chương trình kế hoạch của mình, triển khai một cách rộng rãi và đồng bộ xuống tới các thơn bản. Các cấp đã duy trì tốt ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến giáo dục, chú ý quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật (trong tháng 8/2010) hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã tham mưu cho chủ tịch UBND tỉnh quyết định kiện toàn lại hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến giáo dục tỉnh cử đồng chí phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh giữ chức chủ tịch hội đồng phối hợp và 28 thành viên ban hành quy chế làm việc của hội đồng phối hợp; ở cấp huyện hội đồng phổ biến có từ 15 đến 27 thành viên, một số huyện có xã biên giới cịn cơ cấu thành viên hội đồng là các đồn biên phịng. Tiếp tục phân cơng thành viên phụ trách và báo cáo viên tại các xã, thơn bản từ đó nâng cao được vai trị trách nhiệm của các thành viên trong cơng tác này. Thực tế cho thấy tình hình vi phạm pháp luật từ năm 2006 đến nay ngành toàn án nhân dân thụ lý, giải quyết, xét xử các loại án tổng số 2.694/2.854 vụ; tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyến 102/102 đơn, nếu như năm 2008 số vụ án là 810 vụ thì đến năm 2009 đã giảm xuống 25 vụ đó là nhờ cơng tác giáo dục pháp luật kịp thời đến với người dân, đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng đã giảm [5]. Tình hình di cư tự do, truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đơng người (5 đến 100 người) có chỗ, có nơi, có lúc còn xẩy ra nhưng do sự đấu tranh quyết liệt các các ngành chức năng, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các lực lượng triển khai nhiều hình thức, biện pháp trong đó có làm tốt cơng tác giáo dục pháp luật nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững nhân dân yên tâm sản

xuất góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang phải kể đến vai trò của các tổ chức sau:

- Về công tác lãnh, chỉ đạo

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã nhận thức và đánh giá đúng vị trí, vai trị và tầm quan trọng của cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, coi việc chỉ đạo thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục pháp luật từng bước được thể chế hoá, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động pháp luật trong toàn tỉnh. Trong những năm gần đây (từ 1999 - 2009) cơng tác giáo dục pháp luật nói chung trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng như giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tồn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của các cấp các ngành, các cơ quan, tổ chức trong công tác giáo dục pháp luật từng bước được nâng lên. Tỉnh Hà Giang đã có Chỉ thị số 21 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của UBND tỉnh nên ngay từ những năm đầu các ngành, các cấp đã tích cực triển khai có hiệu quả cơng tác giáo dục pháp luật và thu được kết quả nhất định là nhờ áp dụng các hình thức, biện pháp khác nhau như: tuyên truyền miệng về giáo dục pháp luật là một hình thức mà BCV, TTV trực tiếp phổ biến đến người nghe về một số nội dung pháp luật nào đó với mục đích chuyển tải tới người nghe những kiến thức pháp luật, giúp nâng cao nhận thức, niềm tin đối với pháp luật cho người nghe, kích thích họ hành động theo pháp luật. Đây là hình thức khơng thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật, là hình thức được áp dụng rộng rãi nhất, nhưng địi hỏi người nói (BCV,TTV) vừa phải có kiến thức chun mơn vừa phải có nghiệp vụ sư phạm mới có thể thu hút, lơi cuốn được người nghe. Điều này không phải ai cũng đáp ứng

được. Vì vậy, trong 10 năm qua (từ 1999 đến 2009) tồn tỉnh có 77 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; mỗi huyện có từ 120 đến 300 tuyên truyền viên cấp cơ sở đây là một lợi thế đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Nhưng do đặc thù là một tỉnh miền núi đa phần bà con dân tộc chưa sử dụng thành thạo tiếng phổ thông, do vậy khi tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho đồng bào dân tộc phải có người phiên dịch nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả tuyên truyền. Mặc dù trong những năm qua, các ngành ký kết Nghị Quyết liên tịch đã tuyên truyền được trên 1.500 buổi cho hơn 50 nghìn lượt người tham gia học tập, riêng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã tuyên truyền được khoảng 5.000 lượt người tham gia, hàng năm Sở Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp xã ở 195/195 xã phường thị trấn; thông qua sinh hoạt chi hội, tổ hội, nhóm lồng ghép Hội nơng dân tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được hơn 200 buổi với 4.600 lượt người tham gia học tập[4].

- Vai trò của Hội đồng phối hợp chương trình phổ biến giáo dục pháp luật so với trước được thể hiện rõ nét hơn, sự phối hợp trong cơng tác giáo dục pháp luật giữa các ngành, đồn thể được tăng cường hơn, thiết thực hơn, thể hiện trách nhiệm của mình rõ rệt hơn.

- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cũng được quan tâm đúng mức, đối với cấp tỉnh hiện nay có 77 báo cáo viên là cán bộ pháp chế ngành, hội viên hội phụ nữ các cấp có 12 báo cáo viên và 2381 tuyên truyền viên là chủ tịch, phó chủ tịch, chi hội trưởng chi hội phụ nữ tham gia công tác tuyên truyền cho phụ nữ là dân tộc thiểu số tại cơ sở; ngồi ra do tính đặc thù của Hà Giang, Uỷ ban mặt trận tổ quốc tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thành viên tỉnh hướng dẫn kiện tồn được 1874 nhóm dân cư tham gia tuyên truyền pháp luật tại các thôn bản [5].

Các huyện thường xuyên kiện toàn, bổ sung báo cáo viên mỗi huyện có từ 30 – 70 báo cáo viên là những người có trình độ, có kinh nghiệm đảm bảo

thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật, có từ 120 - 130 tuyên truyền viên. Đây là lực lượng chính trực tiếp phổ biến giáo dục pháp luật đến nhân dân nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng. Cấp uỷ, chính quyền tỉnh đã quan tâm đầu tư một phần kinh phí hỗ trợ cho cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật như : xây dựng tủ sách pháp luật, trang bị tài liệu, mở các lớp bồi dưỡng báo cáo viên, tư pháp xã, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,… Vì vậy, sự hiểu biết về pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.

- Các hoạt động giáo dục pháp luật đã dần dần đi vào nề nếp theo kế hoạch, chương trình cụ thể, được thực hiện thường xuyên hơn và có trọng điểm hơn trước. Nội dung giáo dục đã chú trọng hơn việc gắn với từng đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội địa phương. Nhiều quy định của pháp luật đã được đi vào cuộc sống, đến được với đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Các ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh đã có sự chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật, giáo dục của ngành mình, địa phương mình. Một số ngành địa phương đã có sự thay đổi, sáng tạo trong cách tổ chức thực hiện mà không trông chờ vào sự hướng dẫn của cấp trên.

- Các hình thức giáo dục pháp luật được sử dụng khá đa dạng, được vận dụng tương đối linh hoạt phù hợp với các nhóm đối tượng, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Hà Giang; Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật cho nhân dân thông qua chuyên mục Hỏi đáp pháp luật trên sóng phát thanh truyền hình; Chun mục dân tộc và pháp triển; bạn của nhà nơng...với các hình thức đa dạng, hình thức chuyển tải, phong phú phát sóng thường kỳ trên đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện, với đặc thù là tỉnh miền núi nên các chương

trình phát sóng đều được dịch ra 2 thứ tiếng (tiếng việt và tiếng dân tộc) thơng qua hình thức này đã đem lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào các dân tộc thiếu số.

Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, sinh hoạt văn hoá truyền thống, lễ hội văn hoá, lễ hội truyền thống, văn nghệ truyền thống. Đây là hình thức áp dụng có hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Hiện nay tồn tỉnh có 12 đội thơng tin lưu động, với đội ngũ tuyên truyền viên là 85 người, thơng qua hình thức tun truyền cổ động trực quan với cổ động văn nghệ từ năm 1999 đến nay các ngành đã phối hợp tuyên truyền được 1.351 buổi, dàn dựng được trên 703 kịch bản, mỗi năm phục vụ 345.000 lượt người tham gia [5].

Giáo dục pháp luật thơng qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; qua các hình thức câu lạc bộ; qua công tác biên soạn và phát hành tài liệu; tuyên truyền thông qua tủ sách pháp luật...

Những hình thức trên đã góp phần nâng cao ý thức tự tìm hiểu pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù đã đem lại hiệu quả nhưng việc thực thi pháp luật chưa cao là do trình độ dân trí của đồng bào cịn nhiều hạn chế, một số nơi phong tục tập quán của đồng bào cịn nhiều lạc hậu, ngơn ngữ bất đồng, dân cư sống không tập trung, địa hình phức tạp giao thơng đi lại khó khăn nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động này bước đầu đã có sự quan tâm hơn, các địa phương các ngành, đoàn thể trong tỉnh cũng đã quan tâm dành một lượng ngân sách cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tóm lại: cơng tác giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có sự chuyển biến khá rõ nét. Nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành đã được nâng lên là nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, như chỉ thị 19/1998/CT-TTg về Chỉ đạo tăng

cường cơng tác GDPL, có kế hoạch triển khai công tác GDPL, nhất là việc thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, GDPL (theo quyết định số 03/1998/QĐ-TTG). Bên cạnh đó nhờ sự phối, kết hợp giữa các cơ quan ban ngành đã có sự quan tâm, chuẩn bị tốt đến cơng tác GDPL, tính phổ thơng toàn diện trong việc tuyên truyền pháp luật đã cơ bản được đảm bảo. Những luật, văn bản luật quan trọng có liên quan đến việc chấp hành pháp luật của tồn dân như dân sự, hình sự, đất đai, khiếu nại, tố cáo, thuế, an toàn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc, bảo vệ trẻ em...ở từng cấp độ khác nhau đã được phổ biến, tuyên truyền ở diện rộng. Sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể của tỉnh đã chặt chẽ và thường xuyên hơn. Hình thức tuyên truyền, phổ biến từng bước đã phong phú, đa dạng hơn. Nhất là ngành Tư pháp đã thể hiện khá rõ nét việc chủ động tham mưu đề xuất thực hiện và tổ chức triển khai có hiệu quả cơng tác GDPL.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w