- Thứ nhất, bảo đảm về tổ chức, quản lý của Nhà nước về GDPL cho ĐBDTTS.
Trong điều kiện đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, vai trò của tổ chức, quản lý của nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Trên lĩnh vực giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước mới được thể hiện:
- Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Chỉ thị số 01/1998/CT-BTP ngày 01/01/1998 về Một số biện pháp trước mắt để triển khai chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ 1998 đến năm 2002. Thực hiện chủ trương tại Đại hội V của Đảng ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành chỉ thị số 315/1982/CT-HĐBT về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, GDPL. Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, GDPL ở các cấp, trong đó có Hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến, GDPL của Chính phủ. Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phổ biến GDPL từ năm 2003
đến năm 2007; Quyết định số 214/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động Quốc gia về phổ biến, GDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010.
Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đến năm 2010. chủ trương giáo dục pháp luật của Đảng đã được cụ thể hố bằng Chương trình quốc gia về GDPL, với nhiều đề án cụ thể, thiết thực.
- Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục pháp luật ở tất cả các cấp, các ngành, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và thực hiện giáo dục pháp luật.
- Nhà nước đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất cho giáo dục pháp luật, tổ chức hệ thống thông tin, tuyên truyền pháp luật, cung cấp các dịch vụ pháp lý. Với những hoạt động trên, bảo đảm vai trị của nhà nước là điều kiện khơng thể thiếu để đảm bảo giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS.
Trên cơ sở phát huy kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện chỉ thị số 02/1998/CT-TTg, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình phổ biến GDPL từ năm 2003 đến 2007 (ban hành kèm theo quyết định số 13/2003/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phổ biến GDPL từ năm 2003 đến năm 2007). Tiếp đó ngày 16/12/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hàn động quốc gia về phổ biến, GDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 15/3/2009 phê duyệt chương trình phổ biến GDPL từ năm 2008 đến năm 2012.
Cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân có một vị trí hết sức quan trọng, nó khơng chỉ giúp hiểu biết pháp luật, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật mà còn tạo điều kiện để mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội dân sự. Cơng tác này lại càng có ý nghĩa quan trong cho ĐBDTTS. Việc giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS để giúp họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật có một vai trị hết sức quan trọng, chính vì vậy việc phổ biến, GDPL khơng phải là trách nhiệm của một ngành, một cơ quan nào mà trách nhiệm chung của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đồn thể xã hội. "Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội lãnh đạo đồn thể, tổ chức của mình chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho các đoàn viên, hội viên" [08, tr.3].
Bảo đảm cơ chế trên là bảo đảm phát huy được sức mạnh tổng hợp và có hiệu quả trong cơng tác giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, đồn thể, trong đó chú trọng đến việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng với sự tham gia của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, của các cấp, các ngành để trách sự chồng chéo cũng như đùn đẩy trách nhiệm. Như vậy thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong công tác giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS chính là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho cơng tác này đạt hiệu quả thiết thực.
Ngồi ra, điều kiện bảo đảm giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS không thể thiếu được là kinh phí, phương tiện vật chất tiến hành các hoạt động giáo dục cụ thể. Để có được điều kiện này, vấn đề không phải chỉ dựa vào chế độ của Nhà nước. Điều đó có nghĩa, các chủ thể giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS đặc biệt là chính quyền địa phương, các cấp hội năng động, sáng tạo trong việc huy động sự đóng góp của xã hội, tận dụng vai trị của truyền thơng đại chúng, tác động giáo dục của các hoạt động tư pháp và phát huy vai trị của
đội ngũ báo cáo viên, tình nguyện viên của các cán bộ pháp luật nghỉ hưu. Trong những năm qua, do khó khăn về kinh phí nên cơng tác giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS còn hạn chế, số cuộc tuyên truyền pháp luật chưa nhiều, tài liệu phục vụ cho giáo dục pháp luật chưa phong phú, chưa đa dạng, chế độ đãi ngộ cho báo cáo viên, tuyên truyền viên cịn q thấp thậm trí có nơi cịn khơng có chế độ đãi ngộ. Vì thế, khơng làm động lực cho công tác giáo dục pháp luật tốt được, mặc dù đội ngũ này luôn luôn tâm huyết, tận tuỵ với công việc. Do vậy, muốn nâng cao được hiệu quả của cơng tác này thì việc đầu tư kinh phí và các trang thiết bị cho công tác này là yếu tố rất quan trọng.