Thứ nhất, hình thức tuyên truyền miệng (trực tiếp)
Tỉnh Hà Giang bao gồm có 11 huyện, thị và 22 dân tộc. Địa bàn chia cắt, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số sống khơng tập trung, nhiều người khơng biết nói tiếng phổ thơng, thì hình thức tun truyền miệng là phù hợp nhất, bởi vì đây là hình thức tun truyền linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào. Trong q trình thực hiện người nói có điều kiện thuận lợi để giải
thích, lấy ví dụ minh hoạ để làm sáng tỏ nội dung vấn đề mà mình tuyên truyền. Mặt khác, do có được thơng tin hai chiều nên người nói điều chỉnh được nội dung và phương pháp truyền đạt của mình để đạt được hiệu quả cao hơn, có thể hỏi, đáp trực tiếp và thoải mái theo yêu cầu của đồng bào,…Do sử dụng lời nói trực tiếp nên chẳng những tuyên truyền miệng đảm bảo tính chính xác cao mà cịn có sức truyền cảm lớn.
Tuy nhiên, để thực sự phát huy được ưu thế của hình thức này đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cần phải tổ chức thực hiện tốt những công việc sau: - Đội ngũ báo cáo viên phải được tập huấn trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tuyên truyền miệng và nói được tiếng dân tộc, lời nói phải có tính thuyết phục, truyền cảm, lơi cuốn, thu hút được người nghe, có khả năng giải đáp trực tiếp những thắc mắc của người nghe đưa ra. Biết lấy dẫn chứng thực tế trong cuộc sống để minh hoạ về vấn đề mình giải thích để làm sáng tỏ cho dễ tiếp thu, dễ nhớ.
- Phải có sự chuẩn bị trước khi thực hiện một buổi tuyên truyền miệng, để làm tốt điều này cơ quan chun mơn: Sở tư pháp, Phịng tư pháp – Thường trực của ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải xây dựng đề cương hướng dẫn với từng vấn đề cụ thể cho đồng bào như: Luật hơn nhân gia đình, luật đất đai, luật dân sự, luật chăm sóc bảo vệ trẻ em,… Lựa chọn những nội dung thích hợp liên quan sát sườn đối với đời sống của đồng bào theo địa bàn dân cư, từng loại đối tượng để cho các báo cáo viên dựa vào đó mà tuyên truyền không đi tràn lan, những vấn đề không cần thiết chỉ có thể lướt qua, có như vậy sẽ vừa đảm bảo thời gian vừa thu hút được người nghe để họ tiếp thu được những nội dung cần thiết của văn bản đã tuyên truyền.
Đối với những buổi tuyên truyền, triển khai cho các đồng bào dân tộc tại thơn bản, thì u cầu phải thơng qua ngơn ngữ của các dân tộc đó (như Mơng, Dao, Nùng,…) do vậy, cần phải sử dụng báo cáo viên, TTV biết tiếng các dân tộc hoặc tốt nhất là báo cáo viên, TTV là người các dân tộc đó. Để thực hiện được việc này phải sử dụng đội ngũ báo cáo viên tại cơ sở, đó là Bí thư, Chủ tịch, Hội đồng nhân dân, UBND, trưởng các đồn thể, cán bộ văn hố xã, cán bộ tư pháp,… Nhưng thực tế hiện nay, đội ngũ này trình độ chưa đồng đều đặc biệt là kiến thức pháp luật còn hạn chế, để khắc phục điều này, trước khi triển khai tuyên truyền pháp luật xuống các thôn bản phải có các buổi tập huấn,
hướng dẫn cụ thể tại UBND xã hoặc tốt hơn là mở hội nghị tập huấn tại huyện theo trung tâm cụm như: cụm các huyện phía Bắc, cụm các huyện phía Tây,…
- Cách thức tổ chức tuyên truyền miệng :
Một là, tổ chức các cuộc họp để triển khai tuyên truyền cho cán bộ xã,
bí thư các chi bộ, các trưởng thôn bản. Do báo cáo viên là cán bộ các ngành ở tỉnh, huyện và xã trực tiếp triển khai.
Hai là, tổ chức họp toàn thể nhân dân của từng thôn, bản, tất cả những
người từ độ tuổi 16 trở lên là bắt buộc, báo cáo viên là cán bộ xã hoặc từ huyện xuống biết tiếng dân tộc ở đó trực tiếp triển khai. Người tổ chức là trưởng thôn kết hợp với báo cáo viên, TTV được phân công từ trước, thống nhất thời gian địa điểm của buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Ba là, ngoài việc tổ chức họp các đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên
truyền, các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, tổ chức các buổi họp để tuyên truyền riêng cho đoàn viên, hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số của mình. Đây là một nội dung nằm trong chương trình phối hợp với cơ quan Tư pháp, do vậy có thể trực tiếp hoặc mời cán bộ Tư pháp, huyện, xã xuống để giúp tuyên truyền ở một số địa bàn trọng yếu (như nơi có truyền đạo trái pháp luật, trật tự an ninh thiếu ổn định, chính trị biên giới) từ đó đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai ở các địa bàn khác.
Bốn là, tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày theo hình thức chuyên đề
hoặc lồng ghép để tuyên truyền sâu nội dung của một số luật, các văn bản quản lí Nhà nước cho các đối tượng cụ thể là đồng bào dân tộc thiểu số như : Hội viên hội nông dân, Hội viên hội phụ nữ, đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cơng an viên, các trưởng thơn, trưởng bản, bí thư, chủ tịch xã cho đến các ngành đồn thể ở cấp xã… Đây là hình thức có thể tốn kém hơn so với hình thức tun truyền qua họp dân ở thơn nhưng nó lại mang lại
hiệu quả cao hơn với từng vấn đề trong cuộc sống, vì đã có sự lựa chọn nội dung từ đầu cùng với việc cung cấp tài liệu cho các đối tượng tham gia.
Thứ hai, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền tin thôn bản
Phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu ở đây là phát thanh truyền hình của huyện, do vậy cần tăng thời lượng phát sóng về tuyên truyền giới thiệu pháp luật trên đài phát thanh truyền hình của huyện, xã vào các buổi sáng, buổi chiều, các ngày chủ nhật trong khu vực trung tâm huyện lị của các huyện. Đặc biệt là qua đội thơng tin lưu động của trung tâm văn hố thể thao huyện trong các ngày chủ nhật tại các phiên chợ, lồng ghép với việc giáo dục pháp luật, thơng tin văn hố - xã hội là các tiết mục văn nghệ quần chúng của đồng bào đi chợ tham gia. Đây là một trong những những hình thức giáo dục pháp luật thiết thực có hiệu quả cao, bởi vì các buổi tun truyền này nó phù hợp với nhiều đối tượng, có nội dung lồng ghép phong phú thu hút được sự chú ý của nhiều người. Nếu như trong khi tuyên truyền sử dụng được nhiều thứ tiếng dân tộc của nhân dân sở tại thì hiệu quả sẽ rất cao.
Ở trung tâm các xã, các thơn bản tiếp tục duy trì tốt các buổi phát thanh đưa tin về giáo dục pháp luật, phát thanh bằng nhiều thứ tiếng dân tộc phù hợp địa phương (địa bàn) để bà con ai cũng có thể nắm bắt được những nội dung chính của văn bản pháp luật đã triển khai. Giáo dục pháp luật thông qua tổ truyền tin thơn bản là một mơ hình phù hợp và phát huy được hiệu quả ở khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong thực tế những năm vừa qua cơng tác này đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh trật tự, an tồn xã hội ở địa phương.
Để phát huy những kết quả đạt được, trong những năm tới công tác truyền tin ở cơ sở cần phải được tiếp tục củng cố theo những nội dung, yêu cầu sau đây :
- Đối với ban chỉ đạo hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh và cấp huyện tiếp tục ưu tiên và chỉ đạo tốt hoạt động của tổ biên tập tin do Giám đốc Trung tâm văn hoá - Thể thao làm tổ trưởng, Ban tuyên giáo huyện uỷ làm tổ phó, Phịng Tư pháp, Phịng Nông lâm nghiệp phát triển nông thơn, Đài phát thanh truyền hình làm thành viên. Tổ biên tập tin cần có quy chế hoạt động cụ thể, ngồi việc viết tin, bài, thu nhận tin từ cơ sở về, xử lí thơng tin, chuẩn bị tin bài có giá trị gửi xuống cơ sở theo định kỳ tháng, cho các thôn bản, các xã làm nhiệm vụ trực tiếp tham gia truyền tin để giáo dục pháp luật cho đồng bào cho từng đợt ở các xã.
Một nhiệm vụ mang tính bức súc hiện nay mà tổ biên tập tin cần làm đó là: từng bước dịch các bản tin ra các thứ dân tộc như Mông, Nùng, Dao, Tày, … thâu vào băng catset sau đó gửi các băng này xuống các điểm truyền tin thơn bản, thực hiện truyền tin nói chung, tun truyền pháp luật nói riêng bằng cách phát các băng catset, phục vụ đồng bào các dân tộc vào các buổi tối, trước giờ chiếu video, trong các buổi họp thôn, các cuộc họp quân dân chính xã, hội nghị của các tổ chức đồn thể ở xã,… Đây là hình thức làm mới địi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian kinh phí nhưng có hiệu quả cao, bởi vì trong dân hiện nay lượng đài quay băng khá nhiều, khi đã có băng bằng tiếng dân tộc thì chỉ cần chỉ đạo cho nhân dân truyền tay nhau và phát cho nhau một cách phổ biến sẽ giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số nắm bắt được các nội dung chính đã phát của băng đài catset đó. Qua thực tế làm điểm thấy rằng đây là cách làm hay cần phát huy.
- Đối với tổ truyền tin ở các xã do các đồng chí báo cáo viên, TTV pháp luật là bí thư, chủ tịch là trưởng thôn, các thành viên là cán bộ văn hố, tư pháp xã, bí thư xã, chủ tịch hội phụ nữ,… những thành phần này phải có đủ trình độ, năng lực làm tun truyền viên, phải có trình độ văn hố ít nhất hết cấp III trở lên, am hiểu pháp luật, số lượng tổ truyền tin ít nhất từ 5 người trở
lên. Tổ truyền tin hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, tổ trưởng chịu trách nhiệm phân cơng công việc cho các thành viên, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho từng tháng, quí, năm. Báo cáo đề xuất ý kiến với ban chỉ đạo hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục hoặc tổ biên tập tin của huyện. 6 tháng hoặc 1 năm tổ truyền tin phải tổ chức họp sơ kết, tổng kết để rút những bài học kinh nghiệm, đánh giá mặt được, chưa được và hoạch định kế hoạch của năm tiếp theo.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ truyền tin là được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do huyện, tỉnh tổ chức, chịu sự quản lí, theo dõi, kiểm tra của ban chỉ đạo và tổ biên tập tin của huyện. Được chi trả chế độ khi tập huấn, được trang bị tài liệu phục vụ cơng tác tun truyền ở cơ sở. Ngồi ra các thành viên được phép phản ánh những thơng tin gương người tốt việc tốt nói chung, trong lĩnh vực pháp luật nói riêng, viêt thành bài gửi lên huyện, bài viết đáp ứng được yêu cầu về thời lượng, có giá trị sẽ được tổ biên tập tin của huyện chi trả tiền nhuận bút theo qui định hiện hành.
Các thành viên tổ truyền tin cơ sở được tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi về tiếng dân tộc(tự nguyện hoặc bắt buộc) thành viên nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được xét khen thưởng xứng đáng kịp thời.
Thứ ba, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Thi tìm hiểu pháp luật là một trong những hoạt động giáo dục pháp luật do cơ quan Nhà nước tổ chức theo trình tự, thể thức nhất định, nhằm động viên, kích thích đối tượng tự tìm đọc, nâng cao hiểu biết pháp luật của đối tượng và nâng cao dân trí pháp lí nói chung. Đây là một hình thức sinh hoạt pháp lí hấp dẫn, có hiệu quả. Hình thức được áp dụng các cuộc thi. Hiện nay chủ yếu là thi viết, ngồi ra cịn có hình thức thi hùng biện, thi sân khấu hố.
Để thu hút được đông đảo nhân dân tham gia thì hình thức thi viết sẽ thu hút được đơng đảo hơn (nhưng hình thức này lại tồn tại chủ yếu ở khu vực huyện, thị). Đây là hình thức mà người dự thi căn cứ thể lệ thi để trả lời các câu hỏi có sẵn, viết thành các bài trả lời lần lượt các câu hỏi theo sự hiểu biết của mình về lĩnh vực pháp luật mà nhà nước tổ chức nêu ra.
Hình thức trên trong thời gian qua ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã tổ chức thành công được và đã thu hút được đông đảo đồng bào tham gia, so với những năm trước như thi tìm hiểu luật hơn nhân gia đình năm 2000, luật phịng chống ma túy, luật dân sự năm 2005. Đặc biệt là cuộc thi tìm hiểu luật dân sự, luật hơn nhân gia đình do Phịng Tư pháp cấp huyện phối hợp với huyện đồn tổ chức thực hiện cho đối tượng là thanh niên, đoàn viên trong toàn tỉnh, đã được ban chỉ đạo hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Hà Giang đánh giá cao coi đây là một điển hình trong cơng tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang.
Hình thức thứ 2 là thi nói cịn gọi là thi vấn đáp, là người dự thi phải trả lời trực tiếp những câu hỏi do ban giám khảo đưa ra hoặc bằng cách bốc thăm để trả lời về nội dung pháp luật dự thi. Đây là hình thức được tổ chức giao lưu giữa các đồn đội (thơn, bản) hoặc là các tổ chức chính trị xã hội hoặc riêng lẻ từng thí sinh dự thi, địi hỏi thí sinh (người dự thi) phải nắm được kiến thức pháp lí trình bày được nội dung câu hỏi đưa ra, thi nói có ưu điểm là bắt buộc người thi phải nắm chắc điều luật, nói đúng nội dung của văn bản luật theo câu hỏi yêu cầu, tuy nhiên hạn chế hơn hình thức thi viết là khơng tập trung được đơng đảo các đối tượng tham gia như thi viết. Hơn nữa phải chuẩn bị địa điểm, hệ thống loa đài, tăng âm, … cho cuộc thi vấn đáp, chính vì vậy hình thức này khơng được phổ biến như hình thức thi viết.
Dù hình thức thi viết hay thi nói các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đều phải có sự chuẩn bị kĩ càng, có kinh phí tổ chức. Do vậy, cần phải lựa chọn
nội dung pháp luật phù hợp với nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương để tổ chức các cuộc thi, đồng thời khi phát động cuộc thi cần phải gắn với trách nhiệm của các đối tượng, có thể giao chỉ tiêu bài viết, có như vậy mới thu hút được nhiều người dự thi. Trong cơ cấu giải thưởng chú ý tăng giải thưởng khuyến khích và giải thưởng tập thể có nhiều bài tham gia dự thi. Để tổ chức được cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số có kết quả tốt các cấp, các ngành cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức đơn vị kinh tế về nguồn tài chính để hỗ trợ cho nhà tổ chức thực hiện các cuộc thi giảm bớt gánh nặng các nguồn chi từ ngân sách nhà nước.
Thứ tư, giáo dục pháp luật trong nhà trường
Thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 7/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32 - CT/TW của ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo trong công tác phổ biến GDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Vì vậy mơn GDPL đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống các trường phù hợp với tất cả các cấp học (trường phổ thông, cao đẳng, đại học). Thực hiện chủ trương này Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo đưa môn học về pháp luật vào giảng dạy tại các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp trong cả nước trong đó Bộ Giáo dục đào tạo chủ trì đảm nhiệm việc tổ chức thực hiện pháp luật trong các nhà trường cịn Bộ Tư pháp quản lí Nhà