Công tác phổ biến, GDPL cho ĐBDTTS ở Hà Giang trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, song phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Do đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật chưa đồng đều về năng lực, trình độ. Tỷ lệ cán bộ Tư pháp cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên thấp, chủ yếu là học các ngành khác hoặc chưa qua đào tạo. Cán bộ pháp chế, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa chủ động tham mưu trong triển khai nhiệm vụ, chưa thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tài liệu cung cấp rất hạn chế, việc truyền đạt của các báo cáo viên, tuyên truyền chưa sâu, thiếu thông tin, chưa phong phú, khơng hấp dẫn người nghe, thậm chí cịn có một số tun truyền viên khơng trả lời được những thắc mắc, băn khoăn của đồng bào, hoặc giải đáp nhưng chưa được thoả đáng dẫn đến công tác giáo dục pháp luật chưa được triển khai mạnh ở cơ sở, nhiều người dân chưa được tiếp cận với pháp luật (nhất là ở cấp xã) dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
- Do tư tưởng phong kiến còn nặng nề ở một số cán bộ, công chức và chưa quen quản lý theo pháp luật nên việc giải quyết các vấn đề xảy ra nhiều khi chỉ dựa vào tình cảm, từ đó tạo nên tâm lý chưa coi trọng pháp luật, thờ ơ với pháp luật, nhiều khi chỉ dựa vào phong tục tập qn để giải quyết. Đây là ngun nhân có tính phổ biến trong tồn tỉnh, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cơ chế tổ chức và phối hợp công tác giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS chưa được quan tâm thườmg xuyên. Thực tế cho thấy chỉ khi nào vi phạm pháp luật xảy ra rồi mới được chú ý đến; việc phân định chức năng, nhiệm vụ cho các có quan tổ chức và thành viên trong Hội đồng phối hợp chưa thật rõ ràng, cụ thể.
- Hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn, giữa nội dung và hình thức, nhiều quy định chưa rõ ràng nên khi áp dụng cịn gặp khó khăn, làm hạn chế cơng tác giáo dục pháp luật.
- Kinh phí đầu tư cho cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật cịn q ít, tài liệu, sách báo chưa được trang bị đầy đủ, kịp thời. Hiện nay ở Hà Giang kinh phí thực hiện cơng tác giáo dục pháp luật đã được đưa vào mục ngân sách Nhà nước và do các cấp ngành chủ động thực hiện, song trên thực tế xuất phát từ điều kiện Hà Giang là một tỉnh miền núi nghèo, ngân sách địa phương cịn hạn hẹp nên kinh phí chi cho cơng tác giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiếu kinh phí cho việc biên soạn, xây dựng chương trình, tiểu phẩm về tuyên truyền pháp luật. Ở một số nơi cơ sở vật chất nghèo nàn, trụ sở làm việc của các đồn thể vẫn cịn phải ghép, hội trường chưa đủ rộng để bà con có thể đến dự nghe, thiết bị tăng âm loa đài phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật còn thiếu, yếu.
- Do hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật vẫn cịn mang tính hình thức, chưa đề ra được các tiêu chí cụ thể để đánh giá tác động của công tác này, thiếu sự đôn đốc, giám sát chặt chẽ của cấp uỷ Đảng; nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật chưa phong phú còn đơn điệu nên hiệu quả của nó vẫn chưa được đánh giá một cách triệt để và tồn diện.
Hà Giang có địa bàn rộng, khoảng cách giữa các thôn, bản xa, giao thơng đi lại khó khăn; gần 90% dân số là đồng bào dân tộc nhận thức của người dân còn hạn chế; số hộ trong diện nghèo cao; một số phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong nhân dân do đó việc tun truyền các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân gặp nhiều khó khăn, một trong những cơng cụ và hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật đạt hiệu quả là thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Tuy
nhiên vì khó khăn về kinh phí nên một số xã hệ thống lao tuyền thanh đã xuống cấp không đáp ứng và khơng đảm bảo thời lượng phát sóng vì thế giáo