Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 108 - 117)

- Về tổ chức bộ máy: Tiếp tục kiện toàn và củng cố Ban chỉ đạo tuyên

tuyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào thiểu số ở tỉnh, kịp thời bổ sung, thay thế những thành viên đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ việc, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng của Ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo duy trì hoạt động của mình thơng qua các cuộc họp do Chủ tịch UBND tỉnh – kiêm Trưởng ban chỉ đạo chủ trì để bàn bạc thống nhất nội

dung, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của từng tháng, quý, năm. Kiểm điểm, đánh giá hoạt động công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi tồn tỉnh.

Thực hiện cơng tác kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở q trình thực hiện việc triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở các huyện, thị, xã, phường, thị trấn, cơ quan đoàn thể.

Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện việc cung cấp tài liệu đề cương hướng dẫn, phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trực tiếp xây dựng kế hoạch, báo cáo từng quí, 6 tháng, 1 năm đề trình Ban chỉ đạo thống nhất tổ chức triển khai.

Rà soát lại đội ngũ báo cáo viên, TTV pháp luật hiện có, kịp thời thay thế những người yếu kém về năng lực thiếu nhiệt tình cơng tác, khơng hồn thành nhiệm vụ của người báo cáo viên, TTV. Bổ sung những người đủ tiêu chuẩn, năng lực vào đội ngũ báo cáo viên, TTV đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng, trong đó coi trọng chất lượng. Hàng năm đi liền với công tác tổng kết, cần chú ý đến công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viên khuyến khích những đơn vị tập thể và cá nhân tiêu biểu trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tìm ra những nhân tố tích cực để nhân diện.

Đối với cơ quan Tư pháp, là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, trực tiếp tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương thì biên chế chỉ có 2 người như hiện nay là khơng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, cần thiết phải tăng thêm biên chế cho cơ quan này từ 3 đến 5 biên chế thì mới có thể hồn thành nhiệm vụ trong thời gian tới.

- Về cơ chế phối hợp: Xây dựng cơ chế phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực

hiện công tác giáo dục pháp luật một cách đồng bộ có hiệu quả. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban nghành, đồn thể phải phát huy tinh thần chủ

động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Từng bước xã hội hố cơng tác giáo dục pháp luật, đưa công tác giáo dục pháp luật hoạt động có hiệu quả.

- Về kinh phí, trang thiết bị: tăng cường đầu tư kinh phí, tạo điều kiện về

cơ sở vật chất để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động nguồn kinh phí từ nhiều cơ quan nhưng trước hết phải là nguồn từ cơ quan Nhà nước.

Công tác giáo dục pháp luật nói chung, cơng tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một loại hình hoạt động vì lợi ích lâu dài, kết quả cuối cùng của nó khơng chỉ đo đếm trực tiếp, tức thời sau khi tiến hành các hoạt động giáo dục. Vì vậy, để giáo dục pháp luật đạt hiệu quả thì phải đảm bảo kinh phí cần thiết cho hoạt động này. Trong những năm gần đây, nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật ở Hà Giang chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Đối với hoạt động giáo dục pháp luật ở cấp tỉnh nguồn kinh phí đã được quan tâm hơn, năm sau cao hơn năm trước song so với công tác giáo dục pháp luật nói chung hiện nay thì u cầu về kinh phí và trang thiết bị cần có sự đầu tư nhiều hơn. Đối với hoạt động giáo dục pháp luật ở cấp huyện và cơ sở vẫn còn một số địa phương đầu tư cho hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn chưa có sự quan tâm thoả đáng đối với đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật, việc đầu tư cho tủ sách còn hạn chế, các đầu sách còn thiếu, số lượng tài liệu, sách báo, tờ rơi phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật vẫn cịn ít, hệ thống lao truyền thanh ở cơ sở chưa đảm bảo về chất lượng. Vì vậy, cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong thời gian qua vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả, chất lượng chưa được như mong muốn.

Để công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới thì việc đầu tư ngân sách và huy động kinh phí từ

nhiều nguồn khác nhau là rất quan trọng. Cần phải đảm bảo các phương tiện làm việc tối thiểu cho các cơ quan và cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật, quan tâm kiện toàn và bổ sung những đầu sách cần thiết cho tủ sách pháp luật ở cơ sở để có thể khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo chế độ thù lao, cung cấp tài liệu, sách báo, đề cương đầy đủ cho đội ngũ là công tác giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó cần phải huy động, khai thác sự quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh...

3.3. KIẾN NGHỊ

Để tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang từ nghiên cứu lý luận và bằng những kinh nghiệm cơng tác của mình tơi xin có một số kiến nghị như sau:

Một là, Chính phủ cần phải ban hành quyết định về việc xây dựng kế

hoạch nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách của Trung ương cho việc giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số. Có như vậy mới tạo bước chuyển biến một cách tích cực hơn trong công tác này từ trung ương đến địa phương.

Hai là, có chính sách cấp phát cho khơng đồng bào dân tộc thiểu số các

loại sách pháp luật cần thiết như: Luật hơn nhân gia đình, pháp lệnh dân số, luật đất đai, luật dân sự, luật phát triển bảo vệ rừng,… cho tủ sách các xã có dân số đa số là dân tộc thiểu số, đây là vấn đề được nêu ra rất nhiều ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số nhưng chưa địa phương nào đáp ứng được.

Ba là, Quốc hội sớm thông qua luật phổ biến giáo dục pháp luật cho

cơng dân nói chung từ đó cũng là cơ sở pháp lí đáp ứng được yêu cầu trong công tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Bốn là, tiếp tục củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ

công chức ngành Tư pháp đặc biệt đội ngũ là dân tộc thiểu số để đội ngũ này làm nịng cốt tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương trong việc tổ chức giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc. Thực tế ở Hà Giang cho

thấy nơi nào hoạt động của đội ngũ này tích cực thì nơi đó cơng tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số cũng được làm tốt hơn.

Nếu như đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp xã, huyện, khơng được củng cố khơng phát huy được vị trí vai trị của nó thì việc nâng cao ý thức pháp luật cho dân tộc thiểu số thông qua các kênh khác đều không đạt được hiệu quả như mong muốn.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay công tác giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhằm từng bước nâng cao dân trí pháp lý, nâng cao năng lực áp dụng đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật, giữ vững kỷ cương phát huy dân chủ, ổn định chính trị xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Vì vậy giáo dục pháp luật là cơng việc quan trọng hơn cả trong quy trình tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống. Mục tiêu của công tác này là làm cho mỗi cá nhân nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung khơng chỉ nắm vững pháp luật mà phải hiểu và làm theo pháp luật.

Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng, tình hình kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực, đời sống vật chất cũng như ý thức pháp luật của đồng bào cũng được nâng lên một bước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc, hệ thống luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có những thủ tục lạc hậu vẫn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng của họ, có lúc, có nơi gần như thay thế pháp luật. Ở nước ta, ý thức pháp luật và nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của nhân dân nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn cịn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết đang còn khá phổ biến nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn cịn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết đang còn gia tăng, mức độ vi phạm nghiêm trọng như giết người, buôn bán phụ nữ và trẻ em...

Bản chất của đồng bào dân tộc thiểu số thật thà, dễ tin, dễ bị kích động, vì vậy mà họ ln bị các thế lực thù địch lợi dụng gây mất ổn định chính trị xã hội nếu như khơng phát hiện kịp thời và giải quyết tốt. Bởi vậy để khắc phục những hạn chế đó cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó GDPL cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa quan trọng trong thời đại hiện nay. Vì vậy, cùng với việc nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số, thì việc tuyên truyền GDPL là rất cần thiết, kết hợp các hình thức, phương pháp phù hợp với đặc điểm của mỗi dân tộc để họ hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để họ ý thức được quyền và nghĩa vụ của công dân, phát huy dân chủ ở cơ sở, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì tăng cường pháp chế hiện nay là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, của Đảng, của Nhà nước đối với công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tồn bộ những vấn đề này liên quan đến công tác GDPL, cơng tác GDPL sẽ có ý nghĩa làm tăng ý thức pháp luật, sự hiểu biết pháp luật, tăng sự đòi hỏi nội tâm của mỗi người dân trong việc chấp hành và thực hiện phápluật, dũng cảm đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

Phải khẳng định rằng giáo dục pháp luật luôn luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong suốt quá trình thực thi pháp luật ở địa phương, ở cơ sở. Nó chính là bước chuyển tiếp giữa việc xây dựng ban hành pháp luật ở trung ương với pháp chế ở địa phương. Làm tốt cơng tác giáo dục pháp luật nó sẽ góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bởi con người ln có sự tìm tịi nhận biết tiếp thu khi người ta đã hiểu biết pháp luật có niềm tin vào pháp luật sẽ hạn chế đến mức thấp nhất đến việc vi phạm pháp luật. Khi xã hội ổn định thì sẽ làm nền tảng cho kinh tế phát triển, kinh tế phát triển thì con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc, ấm no tiến tới giàu có đó là cái đích

của con người nhằm vươn tới. Mặt khác, giáo dục pháp luật cịn tạo cho con người có nếp sống văn hố, hướng thiện để đạt tới trình độ chân, thiện, mĩ.

Với tầm quan trọng như vậy đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương và toàn thể cán bộ cơng chức, đảng viên, tồn thể Đảng viên phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của cơng tác này. Nếu chúng ta không nhận thức đầy đủ và đúng với tầm quan trọng của nó thì cơng tác lập pháp (xây dựng pháp luật) dù có làm tốt đến đâu chăng nữa thì hiệu quả thực thi pháp luật sẽ khơng cao, mục đích của các nhà làm luật sẽ khơng đạt được, như thế thì nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa sẽ bị vi phạm. Mặt khác, có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số thì chúng ta mới quan tâm đầu tư cả về thời gian, kinh phí, cơng sức cho cơng tác này, để nó đem lại hiệu quả cao đáp ứng với nhiệm vụ yêu cầu trong giai đoạn hiện nay cũng như mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong khi thực hiện công tác giáo dục cho dân tộc thiểu số muốn đạt được hiệu quả cao thì cần phải sử dụng các biện pháp, hình thức tuyên truyền chủ yếu như đã trình bày ở trên. Tuỳ điều kiện hồn cảnh cụ thể về văn hố, lối sống, phong tục tập quán của từng dân tộc trong quá trình áp dụng các hình thức giáo dục pháp luật phải linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc. Lựa chọn các hình thức phù hợp để tổ chức thực hiện, nó sẽ mang lại hiệu quả cao, mà đỡ tốn kém về thời gian, kinh phí và các cơ sở vật chất có liên quan khác.

Trong điều kiện kinh tế cịn khó khăn, trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số cịn thấp như hiện nay, công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào ở tỉnh Hà Giang lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết bởi vì làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số sẽ góp phần nâng cao dân trí nói

chung, trình độ hiểu biết pháp luật nói riêng, khi bà con đã hiểu biết pháp luật, tạo được niềm tin ở pháp luật sẽ có y thức chấp hành pháp luật, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xố đói giảm nghèo, cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w