Những kết quả đạt được của công tác GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 53 - 64)

quả sau:

2.2.1. Những kết quả đạt được của công tác GDPL cho đồng bàodân tộc thiểu số dân tộc thiểu số

Thứ nhất, về đối tượng được giáo dục pháp luật

So với các địa phương khác thì Hà Giang có 88,27% dân số là dân tộc thiểu số sống rải rác ở các làng bản xa xôi, cũng là đối tượng ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian qua, cơng tác giáo dục pháp luật của chính quyền địa phương hướng tới cho các tầng lớp nhân dân là dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa. Vì đây là đối tượng chịu nhiều thiệt thịi nhất ít được tiếp xúc với thơng tin và cũng là đối tượng còn "mù luật" nhiều nhất. Để thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho họ, tỉnh và huyện đã tập trung chỉ đạo các tổ chức đồn thể như: hội nơng dân, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, tập trung chỉ đạo các cấp hội viên của mình ở cơ sở phối hợp với các báo cáo viên là bí thư, chủ tịch xã, thị trấn thường xun duy trì tốt cơng tác giáo dục pháp luật thông qua các buổi họp dân, các buổi truyền tin thôn bản qua loa đài ở các khu đông dân cư, điểm trường học hoặc các điểm chiếu video,…

Đặc biệt từ khi có chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khố IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật y thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội đẩy mạnh công tác giáo

dục pháp luật và trợ giúp pháp lí cho nhân dân nói chung và đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nói riêng .

Đối tượng giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được phân chia như sau:

- Độ tuổi từ 13 tuổi đến 18 tuổi: là độ tuổi đang phát triển, đang sinh hoạt trong tổ chức đồn thanh niên, hoặc đang học phổ thơng, trường dạy nghề.

- Độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Độ tuổi này đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì hầu như đã xây dựng gia đình. Vì vậy giáo dục pháp luật phải tranh thủ lồng ghép vào các buổi tối.

- Độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi. Độ tuổi này đều thực hiện chức năng làm cha, mẹ, lo toan cuộc sống gia đình. Nên giáo dục pháp luật cho đối tượng này phải theo định kỳ, sau mùa vụ gặt hái.

- Độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi. Ở độ tuổi này là đối tượng tích cực học tập sinh hoạt như trong các hội: Hội nơng dân, hội Phụ nữ..., vì vậy giáo dục pháp luật phải tranh thủ lồng ghép vào các buổi họp thơn bản.

Ngồi xác định đối tượng chung nêu trên, thì cơng tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số của tỉnh Hà Giang cũng đã quan tâm đến việc phân loại đối tượng để tuyên truyền như: Thanh niên, phụ nữ. Đối với 2 đối tượng này ở các vùng dân tộc thiểu số thì cơ quan tư pháp đã kí kết các kế hoạch liên tịch phối hợp với nhau để giáo dục pháp luật cho họ thơng qua các hình thức, đã đạt được nhiều kết quả phấn khởi, đó là giảm tình hình tảo hơn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ đã ăn sâu vào nếp sống của đồng bào. Tạo điều kiện cho thanh niên phụ nữ là người dân tộc phát huy quyền làm chủ của mình dành thời gian cho việc học tập, nâng cao trình độ hiểu biết xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, cũng như am hiểu thêm về pháp luật trong cuộc sống.

Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 19/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 21 - CT/TU Ban thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và gần 200 loại văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã và đang được triển khai tới đồng bào dân tộc thiểu số như: tài chính, kinh tế; giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội; quy phạm pháp luật về quân sự, an ninh, phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, biên giới quốc gia; giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, truy tố, xét xử và chú trọng tuyên truyền các quy định mới ban hành và các văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân như: quy định của Pháp luật về giao thông đường bộ; Luật cư trú; Pháp luật về Hôn nhân và gia đình; Hộ tịch, Cơng chứng, Chứng thực, Bình đẳng giới; phịng, chống bạo lực gia đình; phịng chống bn bán phụ nữ, trẻ em; Pháp luật dân chủ ở xã, phường, trị trấn, cơ quan, doanh nghiệp; pháp luật về đất đai, mơi trường; Pháp luật về Tín ngưỡng, tơn giáo; Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; quy định về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Dân số, pháp lệnh về Dân sự, Hình sự về Thuế....Nghị quyết của Đảng; văn bản Quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương (riêng Công an tỉnh triển khai trên 100 văn bản liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự) trong quý III một số ngành phối hợp tập trung phổ biến về phịng chống bn bán phụ nữ, trẻ em cho các xã biên giới.

Đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số do ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu, nên giáo dục pháp luật cũng đã chú trong đến việc khơi dậy và phát huy giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, đẩy mạnh việc bài trừ những hủ tục lạc hậu trong đám ma, đám cưới và lễ hội. Đồng thời, ở một số địa phương trong tỉnh Sở tư pháp, trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp tổ chức các buổi

giáo dục pháp luật lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình.

Như vậy, nội dung giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua mặc dù số lượng rất nhiều nhưng cũng đã xác định trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Vì vậy khi tuyên truyền giáo dục pháp luật, cần phải ngắn gọn về nội dung, dễ hiểu và phải gắn với cuộc sống của đồng bào, đồng thời phải lồng ghép với việc giáo dục đạo đức lối sống với các phong trục tập quán, từ đó mới phát huy được bản sắc văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc.

Thứ ba, về hình thức giáo dục pháp luật - Giáo dục pháp luật thông qua trường học

Văn kiện Đại hội VI của Đảng tháng 12 năm 1996 nêu, đưa môn pháp luật vào giảng dạy ở hệ thống các trường học, cấp học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp. Thực hiện chủ trương này tỉnh Hà Giang đã đưa môn pháp luật vào giảng dạy ở tất cả các trường trung học chuyên nghiệp và phổ thông, trường bán trú dân nuôi. Qua các đợt sơ kết, tổng kết cho thấy đây là một mơ hình có hiệu quả nhất. Đặc biệt ở những đồng bào dân tộc ít người do trình độ nhận thức của đồng bào họ vẫn cịn có quan niệm "đi học cũng ăn cơm, không đi học cũng ăn cơm" do vậy tỉ lệ số học sinh - sinh viên là người dân tộc thiểu số ở các trường đại học, cao đẳng cịn rất ít. Vì vậy mơn pháp luật đã được đưa vào các trường phổ thông, trường nội trú, trường bán trú dân ni. Vì nơi đây có thể coi là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật có hiệu quả nhất, những học sinh, sinh viên này họ là người trực tiếp tác động giáo dục pháp luật đến gia đình, làng xã vừa mang tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài.

Đây là hình thức được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất tiếp thu hiểu biết của mọi đối tượng khác nhau, nhất là đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Hình thức này được thực hiện khá đều đặn ở tất cả các địa phương trong tỉnh, là hình thức được đánh giá là có hiệu quả cao đối đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Hà Giang. Bởi vì nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương cũng như phù hợp với sự nhận thức của đồng bào. Hình thức này được áp dụng hầu hết ở các ngành, đồn thể và là hình thức dễ triển khai, thực hiện, có tính tập trung cao, lại tuyên truyền được đến đông đảo nhân dân và mỗi năm đã thu hút được trên 50.000 lượt người tham gia.

Đối với việc bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã được thực hiện thường xuyên, dần dần đi vào nề nếp. Bên cạnh đó việc giáo dục pháp luật cũng được tiến hành thông qua các cuộc họp dân trong thơn, bản, xóm. Các quy định của pháp luật cũng như chính sách về việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương được phổ biến trực tiếp tới đồng bào, tạo điều kiện để đồng bào vừa được cung cấp kiến thức pháp luật, vừa được thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình tại các buổi họp, phát huy tinh thần dân chủ chủ nhân dân.

Thơng qua hình thức giáo dục pháp luật này nhiều kiến thức pháp luật được đồng bào biết đến và đến với nhiều người, nhiều đối tượng, qua đó góp phần nâng cao dân trí của đồng bào về pháp luật, công tác đảm bảo an ninh được thực hiện tốt, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm hơn, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của các địa phương trong tỉnh.

- Giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh cơ sở.

Sở Tư pháp đã phát hành Bản tin tư pháp Hà Giang mỗi tháng một kỳ trên đài phát thanh và truyền hình của tỉnh vào tối thứ 2 của cuối tháng. Nội

dung giáo dục pháp luật đa dạng, hình thức chuyển tải thơng tin phong phú hơn. Báo của tỉnh Đảng bộ Hà Giang duy trì thường xuyên chuyên trang "Nhà nước và pháp luật", chuyên mục "tìm hiểu pháp luật", "trả lời đơn thư bạn xem truyền hình" Giải đáp thắc mặc của nhân dân, về đường lối, chính sách, giải thích pháp luật, hướng dẫn nhân dân sử dụng pháp luật, đấu tranh khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp cùng như thực hiện nghĩa vụ pháp luật...Bản tin Tư pháp là phương tiện giáo dục pháp luật có hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bản tin tư pháp được phát hành thường xuyên góp phần thiết thực kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là với đồng bào dân tộc ở cơ sở.

Giáo dục pháp luật trên các thông tin đại chúng thường xuyên được đổi mới, chú trọng tuyên truyền qua loa truyền thanh tại các phiên chợ và tổ chức thông tin cơ sở ở các huyện, thị xã, đài phát thanh, truyền hình, cục thuế tỉnh, tỉnh Đồn, Sở Tài ngun mơi trường, Hội chữ thập đỏ, Sở Y tế , Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Mặt trận Tổ quốc. Hình thức này ước tính tuyên truyền được 782 tin bài trên 500 giờ phát sóng (trong đó có 136 tin bài phản ánh các hoạt độngcủa lực lượng vũ trang địa phương). Có thể nói với ưu thế của hình thức nhanh chạy, rộng khắp và tiện lợi, giáo dục pháp luật thông qua đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện có nhiều điểm phù hợp với đặc điểm xã hội và trình độ kinh tế của đồng bào vì bà con đi làm nương rẫy thường đem theo đài (Rađiô) loại phương tiện được nhà nước đầu tư cấp phát theo chương trình tài trợ trong nước và nước ngồi số lượng tương đối nhiều, đó là các địa ban giao thơng đi lại khó khăn. Họ có thể nghe ở mọi nơi, mọi lúc, vừa đi, vừa làm việc cũng có thể nghe. Người dân nếu có mua thì thực tế đi mua đài dễ hơn mua ti vi và có thể nghe đài thuận tiện hơn đọc báo.

Các đội thông tin lưu động của các huyện giáo dục pháp luật cho ĐBĐTS qua các phiên chợ như chiếu phim màn ảnh rộng. Đây là hình thức giáo dục pháp luật có hiệu quả nhất đối với ĐBDTTS ở Hà Giang. Có thể nói với đồng bào vùng cao tại chợ thật sự là một ngày hội của các dân tộc, là nơi anh em, bạn bè gặp nhau, tâm tình, bàn bạc, trao đổi, góp ý cho nhau về đời sống riêng tư, về cơng việc làm ăn, xây dựng bản làng. Chính từ sắc thái đặc biệt này của các phiên chợ mà phịng Văn hố thơng tin đã tranh thủ phát thanh truyền hình giáo dục pháp luật bằng nhiều thứ tiếng (03 thứ tiếng Mông, Dao, Nùng) và đã thu được hiệu quả cao.

Một số đơn vị đã tích cực phối hợp với đài phát thanh, truyền hình và Báo Hà Giang mở các chuyên trang, chuyên mục như: Sở Tư pháp với chuyên trang "Tư pháp với đời sống", chuyên mục "Trợ giúp pháp lý"; "Công an tỉnh phối hợp với đài phát thanh, truyền hình địa phương thực hiện các chuyên mục an ninh phục vụ cơng tác tun tryền, phịng chống tội phạm, chuyên mục an tồn giao thơng, phối hợp với Báo Hà Giang mỗi tháng đăng tải 02 bản tin chuyên mục và một chuyên trang an ninh trật tự với trên 200 tin, bài, ảnh biểu dương gương người tốt, việc tốt mơ hình phổ biến GDPL. "An tồn giao thơng"; Liên đồn lao động tỉnh mở chun mục "Pháp luật với người lao động"; Cục thuế mở chuyên trang "Tuyên truyền pháp luật thuế"

- Giáo dục pháp luật thông qua công tác biên soạn, in ấn tài liệu.

Đây là hình thức được Sở tư pháp Hà Giang chú ý sử dụng để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tài liệu tập trung vào các vấn đề pháp luật liên quan trực tiếp, gần gũi với đời sống thường ngày của người dân. Tài liệu được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dưới dạng hỏi - đáp, tờ gấp, tờ rơi, bản tin tư pháp, đã phô tô tài liệu, biên soạn, cung cấp 60.989.345 bộ đề cương, tờ gấp, 10.400 cuốn sách; 12.800 cuốn bản tin và nhiều tranh ảnh cổ động và các văn bản luật như: Luật hôn nhân gia

đình; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật phịng chống ma t; Luật giao thơng đường bộ...gửi cho cơ sở và các cán bộ công chức để học tập, nghiên cứu và làm tài liệu tuyên truyền, nội dung các tài liệu phát hành đều có chủ đề bám sát nhiệm vụ phổ biến, GDPL trong từng thờikỳ, giai đoạn. (riêng trung tâm trợ giúp pháp lý đã phát hành 594 băng catset các loại/ năm bằng tiếng Mông).

- Giáo dục pháp luật thông qua các hội thi, cuộc thi

Điểm nổi bật trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thơng qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật là huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và có tính xã hội cao. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thực sự là hình thức giáo dục pháp luật bổ ích, hấp dẫn thu hút đơng đảo cán bộ, nhân dân và học sinh ở nơng thơn, vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc ít người tham gia. Do vậy Hội đồng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tỉnh đã tổng kết và trao giải cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật bảo vệ mơi trường"; "Bộ chỉ huy Biên phịng tỉnh tổ chức pháp động cuộc thi "Tìm hiểu luật Biên giới" thu hút 2.317 lượt người tham gia; Huyện Quang Bình phối hợp với Ban chỉ đạo phịng, chống bn bán trẻ em tỉnh tổ chức cuộc thi "Phịng, chống bn bán phụ nữ và trẻ em" lần thứ nhất thu hút hơn 2000 lượt người tham gia; Tỉnh đoàn đã phối hợp với các trường học trong tỉnh tổ chức fastivan thanh niên về phòng chống HIV/AISD; trường CĐSP thường xuyên tổ chức nhiều các cuộc thi tìm hiểu về HIV/AISD, tìm hiểu về bình đẳng giới; thi tìm hiểu luật an tồn giao thông...

- Giáo dục pháp luật thông qua tủ sách pháp luật.

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w