Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là vấn đề có tính quy luật và được thực tiễn kiểm nghiệm. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng là đội tiên phong của đổi mới đồng thời là người lãnh đạo sự nghiệp đổi mới một các toàn diện mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên lĩnh vực pháp luật trong đó phổ biến, GDPL, Đảng đã có chủ trương biện pháp quan trọng. Ngay từ khi khởi sướng cơng cuộc đổi mới cũng là q trình phát triển, hồn thiện các chủ trương, biện pháp giáo dục đó. Tại Đại hội lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ: "Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan nhà nước và các đồn thể phải thường xun phổ biến, giải thích pháp luật trong tầng lớp nhân dân, đưa việc GDPL vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tơn trọng pháp luật" [14, tr.231].
Đến đại hội VI của Đảng (1986) - Đại hội chính thức mở ra cơng cuộc đổi mới, Nghị quyết đại hội đã nhấn mạnh: Coi trong công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả phổ thơng và đại học), của các đồn thể nhân dân. Các cán bộ quản lý từ Trung ương đến cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và phương pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân [16, tr.24].
Đến đại hội VII của Đảng (1991) - Đại hội đã xác định nhiệm vụ của công tác giáo dục pháp luật là:
Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và GDPL; huy động lực lượng của các đồn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thơng tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội [20, tr.241].
Đại hội IX của Đảng (2001) - Đảng ta tiếp tục xác định "Đổi mới và hồn thiện quy trình xây dựng Luật ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và tổ chức thực thi luật một cách nghiêm chỉnh". Đại hội lần thứ X (2006) Đảng đều nhất trí với chủ trương trên. Đặc biệt trong nhiệm kỳ khố IX, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 32 - CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cáo ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Chỉ thị đã xác định "phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiện vụ của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng" [8, tr.01].
Chỉ thị nhấn mạnh trong những năm tới "cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt cơng tác phổ biến, GDPL để góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Muốn giáo dục nhân dân, làm cho mọi người đều tốt thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hàng ngày" [44, tr.665].
Xác định nhiệm vụ cụ thể của các cấp uỷ Đảng trong lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức công tác giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau; xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, GDPL thiết thực cho các cấp, các ngành, các cơ
quan, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ. Nghị quyết 48 - NQ/TW (khoá IX) đã chủ trương "Xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về phổ biến, GDPL dài hạn" [01, tr.11].
Như vậy, với những chủ trương và biện pháp trên, sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp uỷ Đảng trở thành điều kiện tiên quyết bảo đảm cho phổ biến, GDPL cho đồng bào các dân tộc thiểu số.