Những hạn chế của công tác giáo dụcpháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 64 - 68)

dân tộc thiểu số

Bên cạnh những ưu điểm đã được trình bày ở phần trên, cơng tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang cịn có những hạn chế nhất định, đó là:

- Về nội dung giáo dục pháp luật

Nội dung giáo dục pháp luật tuy đã đảm bảo về bề rộng nhưng chưa đạt yêu cầu về chiều sâu, cịn dàn trải, cơng thức, một số nội dung chưa mang tính thiết thực. Việc xác định nội dung để giáo dục pháp luật, có nơi chưa xác định đúng trọng tâm, trọng điểm cịn dàn trải mang tính hình thức, rập khn máy móc từ trên xuống dưới, nhiều nội dung giáo dục pháp luật chưa thực sự phù hợp sát thực với từng đối tượng cụ thể. Đồng thời còn quá chú trọng đến giáo dục các quy định của pháp luật nói chung mà chưa chú trọng đến việc hướng dẫn các kỹ năng thực hiện pháp luật cho đồng bào. Nội dung dịch ra một số tiếng dân tộc để giáo dục pháp luật cịn ít, sơ sài, thậm trí chưa làm được, nội dung giáo dục chưa thiết thực với người dân nhiều khi nội dung quá dài dịng, khó đọc, khó hiểu, khó nhớ.

- Về hình thức giáo dục pháp luật

Hình thức giáo dục pháp luật chưa thật phong phú, thiếu tính hấp dẫn, ở cơ sở hình thức giáo dục pháp luật chủ yếu vẫn là lồng ghép, kết hợp tuyên truyền pháp luật với các nội dung sinh hoạt Hội hoặc tổ chức theo định kỳ các buổi nói chuyện pháp luật nên vẫn cịn đơn điệu, hiệu quả chưa cao, vẫn duy trì phổ biến hình thức in nhân bản gửi tới cơ sở hoặc có tổ chức. Thời gian bố trí cho Hội nghị cịn q ít mang tính hình thức, thơng tin một chiều là chủ yếu, nhiều nội dung triển khai quá chậm. Ở cơ sở các hình thức giáo dục pháp

luật thơng qua tờ rơi là hiệu quả nhưng ít được đầu tư. Có thể nhấn mạnh một vài hạn chế ở một số hình thức cụ thể sau:

+ Về hình thức tun truyền miệng: vẫn cịn tình trạng đọc văn bản mà thiếu sự thơng tin, thiếu tính liên hệ thực tiễn, chưa có minh hoạ xác đáng nên hình thức này vẫn mang tính cứng nhắc, thiếu sự mềm dẻo, linh hoạt. Mặt khác khối lượng cung cấp thơng tin nhiều, thậm chí có những vấn đề không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân khiến cho người nghe thiếu sự tập trung dẫn đến hiệu quả của cuộc tuyên truyền miệng chưa cao vì nghe khơng nhớ, khó hiểu thậm chí nhớ sai, hiểu sai.

+ Giáo dục thông qua hệ thống thông tin đại chúng mặc dù đã có các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền giáo dục pháp luật nhưng vẫn cịn hạn chế như chưa có sự chọn lọc các sự kiện pháp lý một cách chính xác, khối lượng thơng tin về pháp luật chưa nhiều và chưa thực sự sát thực với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở tuy đã được trang bị nhưng chưa phát huy hết ưu thế của nó, các bản tin cịn đơn điệu, ít thơng tin nóng hổi. Nhiều phát thanh viên cịn hạn chế trong việc diễn đạt, truyền tải các thơng tin hoặc các thông tin đưa ra chưa được phiên dịch bằng tiếng dân tộc, gây không hiểu cho người nghe.

+ Giáo dục thơng qua hình thức các cuộc thi, hội thi: Tuy đã thu hút được đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia và có sức truyền tải nội dung pháp luạt đến nhiều đối tượng nhưng qua thực tế cho thấy nhiều cuộc thi vẫn mang tính hình thức, nếu thi viết thì vẫn chỉ quan tâm đến số lượng bài dự thi mà phần lớn các bài dự thi đều có sự sao chép, chưa có nhiều bài viết có tâm huyết, thiếu sự đầu tư, nghiên cứu nên chưa có nhiều bài viết thực sự tâm huyết, thiếu sự đầu tư, nghiên cứu. Đối với hình thức thi sân khấu hố thì khối lượng kiến thức pháp luật chưa được nhiều, chưa có sự chọn lọc, nhiều hội thi cịn mang tính diễn xuất là chủ yếu, quan tâm đến xếp loại, giải thưởng mà

thiếu sự quan tâm đến việc thông điệp của Hội thi đọng lại trong khán giả, trong nhân dân là vấn đề gì.

+ Về tủ sách pháp luật: Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư xây dựng tủ sách pháp luật song thực tiễn cho thấy việc khai thác tủ sách mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ xã, nhiều cơ sở chưa thường xuyên đầu tư bổ sung, cập nhật văn bản pháp luật và đầu tư sách mới nên số lượng đầu sách chưa được nhiều, có một số những văn bản đã lạc hậu. Tủ sách lại được đặt tại Uỷ ban nhân dân xã nên chưa thực sự thu hút người dân đến tìm đọc phần vì tâm lý e ngại phải đến Uỷ ban nhân dân, phần vì ngại đi xa, phần vì do cán bộ tư pháp xã hoặc cán bộ được giao quản lý tủ sách chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm, chưa chủ động triển khai thực hiện các hình thức phù hợp để mở rộng đối tượng, thu hút người đọc.

- Về phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường

Môn pháp luật đã được đưa vào các cấp học từ các trường phổ thông đến trung học chuyên nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay việc giảng dạy pháp luật trong nhà trường mới dừng lại ở chương trình chính khố, đó là mơn đạo đức ở bậc tiểu học, môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, và một hạn chế thực tế là môn học này chưa được xác định là mơn học chính khố, chưa được coi trọng ở các trường phổ thông như tinh thần của Chỉ thị số 02/CT-TTg, thậm trí bị xem nhẹ và coi đó là mơn phụ, dẫn đến không thu hút được người học.

- Về chủ thể giáo dục pháp luật

Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cấp huyện thị, xã phường, thị trấn cịn hạn chế, số người có trình độ đại học, trung cấp luật chiếm tỷ lệ rất ít, hầu hết mới chỉ qua lớp bồi dưỡng tập huấn nên khi tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa

thực thuần thục. Hơn nữa nhiều người không biết tiếng dân tộc, do vậy khó khăn trong việc truyền tải kiến thức pháp luật đến được với đồng bào thiểu số.

- Về cơ sở vật chất và kinh phí

Hà Giang là tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên mục chi ngân sách ở cả ba cấp dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quá ít. Mặc dù hàng năm tỉnh đã dành kinh phí để giáo dục pháp luật nhưng chưa theo kế hoạch, chỉ giải quyết theo từng đợt, từng nội dung, đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác này. Các hoạt động giáo dục pháp luật ở cấp xã hầu như khốn trắng vào kinh phí đã phân bổ cho phịng tư pháp xã theo định biên hàng năm, ngân sách xã hầu như khơng có để chi trả tiền thù lao cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật hầu như chưa có gì đáng kể, việc xây dựng tủ sách pháp luật xã đã được trang bị nhưng còn thiếu, sơ sài, sách nghiên cứu trong giảng dạy pháp luật cịn nghèo.

Qua nghiên cứu thực trạng cơng tác phổ biến GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang, qua phiếu thăm dò nhận thức pháp luật ở một số xã có 100% đồng bào dân tộc sinh sống như: xã Lao Chải huyện Vị Xuyên, xã Lũng Cú huyện Đồng Văn, xã Yên Hà huyện Quang Bình với 200 phiếu thăm dò ở 3 xã tác giả xử lý kết quả nhận thức cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số

(Kèm theo phục lục 3)

Nghiên cứu về văn hoá và truyền thống kết hợp với phiếu thăm dò về sự nhận thức pháp luật cho thấy: Khi hỏi thực tế đã nghe tun truyền GDPL chưa? thì có tới 60% trả lời đã từng nghe, 30% chưa từng nghe; 10% khơng trả lời. Khi trả lời nghe qua hình thức nào? Thì 40% trả lời nghe qua phương tiện thơng tin đại chúng (qua lao phát thanh, qua buổi văn hoá chợ); 30% nghe qua cán bộ tuyên truyền; 20% nghe qua người thân trong gia đình; 4% tự tìm hiểu trên sách báo; 6% được tập huấn về Luật này. Với câu trả lời trên

ta thấy, số người chưa nghe GDPL chiếm 20% nghĩa là họ chưa từng biết đến việc tuyên truyền giáo dục pháp luật. Đây là con số giúp cơ quan nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây. Với hình thức tun truyền thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng chiếm 40% có thể thấy rằng hình thức này cũng đã phát huy được hiệu quả. Đây là hình thức cần được nhân bản rộng trong khi tuyên truyền GDPL đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Điều cần lưu lý trong khi GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số là gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, nội dung GDPL phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể thì mới phát huy tác dụng và thực sự có hiệu quả.

Một vần đề về nhận thức của đồng bào khi được hỏi thực trạng tuyên truyền giáo dục pháp luật có dễ hiểu khơng? thì có tới 30% trả lời dễ hiểu, 70% trả lời khó hiểu. Với kết quả trả lời trên cho thấy con đường mà đến với sự hiểu biết về luật còn là dào cản đối với đồng bào dân tộc, bởi vì khi đánh giá về tầm quan trọng của việc GDPL thì 50% trả lời rất quan trọng; 40% trả lời bình thường; 6% trả lời khơng quan trọng và 4% khơng trả lời vì họ cho rằng nếu chỉ nghe lý thuyết thì khơng hiểu rõ vì nhận thức của họ cịn hạn chế mà điều luật lại khó hiểu. Như vậy, có thể khẳng định nhận thức của đồng bào còn phiến diện, bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán. Bởi vậy khi hỏi thực trạng GDPL nào là dễ hiểu nhất thì có tới 60% trả lời nghe cán bộ tuyên truyền trực tiếp bằng tiếng dân tộc; 30% trả lời nghe qua loa phát thanh, truyền hình, 10% nghe các hình thức khác. Như vậy vấn đề phổ biến, GDPL đến với đồng bào dân tộc thiểu số cần được quan tâm, quan trọng là nó đến với đồng bào qua con đường nào? Và hiệu quả của nó ra sao? đó là câu hỏi cần phải có lời giải đáp, tháo gỡ rào cản đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w