Hà Giang là tỉnh biên giới, nơi địa đầu của Tổ quốc, tổng số dân là 720.715 người, có 22 dân tộc cùng sinh sống với nhiều ngôn ngữ khác nhau và cư trú chủ yếu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Trong đó:
Dân tộc Mơng : 220.560 (chiếm 30,6%) Dân tộc Dao : 104,898 (chiếm 14,55%) Dân tộc Tày : 176,365 (24,47%)
Dan tộc Nùng : 68,932 (10,1%) Dân tộc khác : 52.463 (7,27%)
Các dân tộc khác như Bố Y, Phù Là, Pu Péo, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Sán Chỉ có số lượng dưới một nghìn người/dân tộc. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, tạo ra sự phong phú và đa dạng của văn hoá các dân tộc Hà Giang. Trong đó, người Mơng là dân tộc thiểu số đông nhất ở Hà Giang hiện nay, với số dân trên 200.000 người, chiếm 1/3 số người Mông của cả nước chiếm tỷ lệ cao nhất, sống phân bố ở khắp 10 huyện, thị trong trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh là: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (chiếm khoảng 80% dân số của huyện) và 2 huyện phía Tây là Hồng Su Phì và Xín Mần (chiếm khoảng 20% dân số của huyện). Nơi định cư sinh sống của đồng bào dân tộc Mông chủ yếu là vùng cao núi đá và trên những sườn núi sơn ngun có độ cao trung bình từ 800m đến 1200m so với mặt biển; Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở huyện Bắc Quang, Bắc Mê; dân tộc Tày cư trú chủ yếu ở huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê...
Mỗi dân tộc có những nét phong tục, tập quán riêng tạo nên bản sắc văn hoá riêng. Song do đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp kém, nên phần
lớn họ chưa nhận thức được hết tác dụng quan trọng của việc GDPL có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của mình. Đời sống khó khăn khiến họ chỉ lo miếng cơm, manh áo, lo toan cuộc sống hàng ngày nên ít tiếp xúc với các hoạt động xã hội bên ngoài. Hơn nữa, trong tư duy của đồng bào còn chứa đựng những yếu tố bảo thủ, những tập tục lạc hậu không mơ ước nhiều về một đời sống hiện đại về vật chất và phong phú về tinh thần mà chỉ an phận với những gì mình đang có. Vì vậy, có thể thấy khái qt những đặc điểm riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang như sau:
- Ở Hà Giang đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số dân số của tỉnh (88, 27%).
- Trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất và văn hố tinh thần của đồng bào còn nghèo nàn, lạc hậu. Kinh tế tự cung, tự cấp.
- Mơi trường sống khép kín bởi những phong tục, tập quán lạc hậu. Sự ràng buộc bởi phong tục tập quán đã khiến đời sống của người dân tù túng, kìm hãm, khơng lối thốt.
Những đặc điểm đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang.
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘCTHIỂU SỐ Ở TỈNH HÀ GIANG THIỂU SỐ Ở TỈNH HÀ GIANG
Giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: "Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân" [18, tr.90-91].
Từ năm 2005 đến nay, Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang đã tham mưu với tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phổ biến, GDPL ở địa phương, trong đó phải kể đến một số văn bản quan trọng sau:
- Chỉ thị số 32 - CT/TU, ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức cấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
- Chỉ thị số 21 - CT/TU, ngày 17/06/2005 của Tỉnh uỷ Hà Giang về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL, nâng cao ý thức cấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân"
- Quyết định số 768/2005/QĐ - UB, ngày 20/4/2005 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình phổ biến GDPL nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2005 - 2010
- Quyết định số 2447/QĐ - UB, ngày 19/8/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, GDPL tỉnh.
- Quyết định số 1311/QĐ - UB, ngày 24/05/2006 của UBND tỉnh Hà Giang về Thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình hành động Quốc gia phổ biến GDPL
- Quyết định số 2888/2006/QĐ - UB, ngày 03/11/2006 của UBND tỉnh Hà Giang về quy định mức chi cho công tác phổ biến GDPL trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 2130/QĐ - UB, ngày 02/08/2007 của UBND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.
- Quyết định số 3747/QĐ - UBND, ngày 03/11/2008 của UBND tỉnh Hà Giang về ban hành Chương trình phổ biến, GDPL từ năm 2008 - 2012.
- Kế hoạch số 08/KH - UBND, ngày 09/3/2006 của UBND tỉnh Hà Giang về tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật dân sự"
- Ngày 29/6/2007 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã có hướng dẫn số 16- HD/BTG tiếp tục tuyên truyền, thực hiện chỉ thị 32 - CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, GDPL nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các bộ, nhân dân.
Những văn bản trên đã từng bước thể chế hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về công tác giáo dục pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai kịp thời, có hiệu quả cơng tác giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Thực hiện những văn bản trên, trong những năm qua về công tác giáo