Những đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 48 - 50)

Hà Giang là địa bàn quần cư của 720.715 người với 22 dân tộc và tộc người đoàn kết sinh sống, lao động, chiến đấu và học tập bên nhau. Mông, Dao, Tày, Nùng, Lơ Lơ,Giấy, Bố Y, Hoa, La Chí, Pu Péo, Cờ Lao, Hà Nhì.... sống rải rác trên diện tích 7813km2. Có thể nói, Hà Giang là một cái nơi, quần tụ nhiều nhất các dân tộc ở đất nước ta với nhiều ngôn ngữ khác nhau: Việt - Mường, Tày - Thái, Tạng - Miến, Hán và nhiều ngôn ngữ khác. Có thể coi mảnh nơi đây là đất lành chim đậu. Các dân tộc cư trú ở đây, nhìn lại dấu vết lịch sử, là do những cuộc thâm nhập, di cư từ những vùng khác nhau, rất lâu đời mà thành. Tuy nhiên, dù gốc gác ra sao, dù có những đặc điểm văn hoá hay tập quán như thế nào, giống hoặc khác nhau đến đâu chăng nữa, thì một sự thật hiển nhiên là các dân tộc nơi đây đã hội tụ những đặc điểm chung của ĐBDTTS ở Việt Nam đó là:

Đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức cịn hạn chế hơn so với dân cư đơ thị, ít có điều kiện tiếp cận với thơng tin. Địa hình cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số rải rác trong toàn tỉnh nhưng chủ yếu trên các sườn núi, giao thơng đi lại khó khăn (nhất là đồng bào dân tộc Mơng). Đặc điểm cư trú này cùng với những tín ngưỡng, tơn giáo đã góp phần vào sự cố kết cộng

đồng và bảo lưu các giá trị truyền thống của dân tộc. Điều ấy lý giải tại sao chịu sự tác động, chịu sự chi phối của các luồng văn hoá khác, đặc biệt của người kinh nhưng cơ bản các dân tộc vẫn lưu giữ được những giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc mình.

Về hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số khá phong phú, đa dạng nhưng nghề chính của họ vẫn là sản xuất nơng nghiệp nhỏ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính tính tự cấp, tự túc. Là dân cư sống chủ yếu trên các sườn núi đá nên chủ yếu là trồng ngô, lúa. Họ khơng chỉ tích luỹ được một hệ thống kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ canh tác, đó là đức tính cần cù chịu khó của đồng bào dân tộc, nhất là dân tộc Mông họ đã phải bốc từng vốc đất ở những nơi có đất để đưa về vùng núi đá trồng ngô. Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có những chuyển biến khá tích cực, đời sống của đồng bào khơng ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, do ảnh hưởng của quá trình tồn cầu hố, đặc biệt là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm xáo trộn cuộc sống của đồng bào. Bởi vậy, việc thực hiện chính sách dân tộc, thực hiện công tác GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số giúp họ hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tình hình hiện nay là hết sức quan trọng.

Về tâm lý, tìm cảm của ĐBDTTS rất dễ tin, dễ bị lợi dụng. Tuy nhiên, tâm lý, tình cảm của họ cũng dễ thay đổi khi họ được giáo dục pháp luật thấy rõ sự đúng đắn đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và họ thường hành xử theo thói quen và phong tục tập quán. Lao động chủ yếu là làm nơng nghiệp với trình độ thủ cơng, giản đơn, bị chi phối bởi thời tiết, thu nhập thấp, họ chụi rất nhiều thiệt thịi, ít có điều kiện tìm

hiểu pháp luật, sử dụng công cụ, phương tiện pháp luật để bào chữa và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w