Quan điểm chung

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 84 - 87)

Thứ nhất, quán triệt quan điểm của Đảng về "coi trọng công tác tuyên

truyền, phổ biến giáo dục pháp luật" đến tất cả các cấp, ngành và nhân dân tồn tỉnh.

Cơng tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tồn diện. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã chỉ rõ: Coi trọng công tác giáo dục pháp luật, đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, Đại học [12, tr.21].

Đây là lần đầu tiên Đảng ta đề cập một cách tồn diện về cơng tác giáo dục pháp luật từ chủ thể, đối tượng đến nội dung, hình thức và phương pháp. Chủ trương này của Đảng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo toàn bộ thực tiễn về giáo dục pháp luật, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vị trí, vai trị của cơng tác này, làm nổi lên phong trào học tập, tìm hiểu pháp luật ở khắp các cấp, ngành và địa phương. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định:

Nâng cao trình độ của các cơ quan Nhà nước về xây dựng pháp luật, sớm ban hành về trình tự xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội

bằng pháp luật. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật của nhân dân [13, tr.91-92].

Như vậy, vấn đề giáo dục pháp luật đã được Đảng nâng lên một vị trí mới, có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thừnh, phát triển những thể chế dân chủ, đồng thời mở ra nhiều phương hướng có tính đồng bộ, thống nhất trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, gắn giáo dục pháp luật với việc nâng cao dân trí pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể khẳng định, trong điều kiện hiện nay, việc khẩn trương và không ngừng tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang sẽ đòi hỏi phải tạo ra những tiền đề kinh tế, chính trị, văn hố, đồng thời phải kết hợp công tác này với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đây cũng là quan điểm cơ bản trong Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, cụ thể là:

- Giáo dục pháp luật là bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt cơng tác này để góp phần chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật của cán bộ và nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số [08, tr.01].

- Các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau; xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, thông qua việc gương mẫu chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ, Đảng viên

mà thuyết phục giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, thành viên trong gia đình ý thức tơn trọng pháp luật.

Thứ hai, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang là

trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Quan điểm này trước hết phải đề cao vai trò lãnh chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, vai trò tổ chức quản lý của chính quyền các cấp, trong đó Tỉnh uỷ Đảng, của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân nhân tỉnh lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên về phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ ba, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với

phát triển kinh tế, văn hố, thực hiện chính sách xã hội, dân chủ và hoà giải ở cơ sở.

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn với việc phổ biến và vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phù hợp với chủ trương chung của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo tinh thần: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Đưa các giống cây con năng xuất, hiệu quả cao vào sản xuất như giống lúa, ngơ chất lượng cao, giống trâu, bị lai, lợn hướng nạc, gia cầm siêu trứng...Tăng cường đầu tư nhiều cho nông nghiệp nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, và hiệu quả kinh tế cao khắc phục dần tình trạng đói nghèo.

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang kết hợp với việc thực hiện tốt chính sách xã hội, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Vì vậy việc giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là phải giúp đồng bào hiểu được những việc nào đồng bào dân tộc thiểu số được biết, những việc nào được bàn bạc và quyết định, việc nào được bàn bạc, tham gia ý kiến,

để từ đó vừa nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số vừa giúp đồng bào thực hiện đúng quy định của pháp luật để từ đó tạo được niềm tin vững chắc vào Đảng và Nhà nước.

Thứ tư, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang

kết hợp với giáo dục truyền thống, khắc phục những tâm lý, tập quán lạc hậu, đồng thời ngăn chặn, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường đối với các quan hệ. Phát huy được truyền thống đó trong phong trào xây dựng nơng thơn mới, khắc phục tính cục bộ địa phương, dòng họ, gia trưởng, bạo hành gia đình, trọng nam khinh nữ, đẻ nhiều, tảo hơn, ép buộc hôn nhân...Mặt khác, khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh trong xã hội. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức và sự phân hoá trong xã hội.

Thứ năm, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số phải cụ thể,

thiết thực.

Theo quan niệm này, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số phải thơng qua các tình huống vi phạm thực tế xẩy ra trên cả nước và địa phương, có hình ảnh hoặc đưa tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng, có số liệu minh hoạ, dẫn chứng, có địa chỉ chính xác, đúng thực chất sự việc xẩy ra sẽ có sức thuyết phục cao, nhất là với nghệ thuật tuyên truyền miệng, kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức và phương pháp tuyên truyền.

Cũng quan điểm trên, việc giáo dục pháp luật phải hết sức thật trọng, tỉ mỉ, không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết bởi vì pháp luật "sai một ly, đi một dặm", đặc biệt là giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Ths-Luat hoc-Giáo dục pháp luật cho đồngbào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w