Điều kiện tự nhiên.
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phịng của đất nước. Với diện tích tự nhiên là 7.945,79,5 km2, phía Bắc và Tây Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài 274km, phía Đơng giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Tun Quang.
Hà Giang có địa hình rất phức tạp và hiểm trở, phía Tây nằm trên cao ngun Bắc Hà, có độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.600m với nhiều dãy núi đồ sộ, cao nhất là đỉnh Tây Cơn Lĩnh (2.431m). Phía Bắc của tỉnh là cao nguyên Đồng Văn, độ cao trung bình là 1.600m. Phía Đơng một phần nằm trong vịng cung sơng Gâm, chạy dài trên 100km từ bắc đến nam, nối liền với tỉnh Tuyên Quang. Do địa hình phần lớn là những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nối nhau trùng điệp, xen lẫn với núi là những thung lũng và những dải đất hẹp. Vì thế, hệ thống đường giao thơng đi lại ở đây gặp nhiều khó khăn, đường nhỏ, hẹp và dốc. Khí hậu ở Hà Giang về cơ bản thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Ở các huyện vùng cao phía Bắc khí hậu rất khắc nghiệt, số ngày mưa và ngày giá lạnh chiếm phần lớn thời gian trong năm. Cấu trúc địa hình đã tạo ra cho Hà Giang có nhiều sơng, suối, hồ phục vụ cho đời sống dân cư và tưới tiêu đồng ruộng. Sơng ở Hà Giang có độ nơng, sâu khơng đều, độ dốc lớn, nhiều
thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của dân cư trong tỉnh. Tuy nhiên, do sự phân bố không đều nên vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh rất ít sơng suối, hàng năm vào mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng. Với đặc điểm tự nhiên như vậy, nhưng Hà Giang vẫn luôn là vùng đất giàu tiềm năng thiên nhiên, là chỗ dựa vững chắc cho đời sống kinh tế đồng bào dân tộc.
Điều kiện kinh tế
Hà giang là một tỉnh miền núi cao điều kiện tự nhiân không thuận lợi, những yếu tố kìm hàm, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội còn rất lớn. Mặc dù vậy, hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt từ khi chia cắt tỉnh (T10/1991), Đảng bộ nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã lập được nhiều thành tựu và phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân từng bước được ổn định, cải thiện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; kết cấu hạ tầng được quan tâm xây dựng và tu bổ. Giao thông được coi là "huyết mạch kinh tế".
Giao thơng ở Hà giang có 4 tuyến chính là: Quốc lộ 2 từ cửa khẩu Thanh Thuỷ, qua Tuyên Quang, về đến Hà Nội; Quốc lộ 4c nối từ thị xã Hà Giang với 4 huyện vùng cao núi đá; Quốc lộ 34 từ thị xã Hà Giang đi Bắc Mê, sang Cao Bằng; đường 179 từ huyện Bắc Quang đi Quang Bình sang Nghĩa Lộ (Lào Cai)...Ngày nay về cơ bản các tuyến đường này đã được nâng cấp, khắc phục căn bản việc đi lại khó khăn của những năm trước đây. Ngồi ra đường ơ tơ (rải nhựa, cấp phối) đã được mở đến tận các xã nối với các huyết mạch giao thơng. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên nhìn chung hệ thống giao thơng đường bộ của Hà Giang cịn gặp nhiều khó khăn, đường nhỏ hẹp, dốc.
Do địa hình đất canh tác nên mật độ phân bố dân cư không đồng đều, ở vùng núi, vùng cao dân cư sống rải rác, thôn, bản cách biệt nhau. Một số dân tộc trên địa bàn còn tập quán du canh, du cư (như đồng bào dân tộc Mông), công tác vận động định canh, định cư để phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.
Trình độ dân trí cịn thấp, một số đồng bào khơng biết chữ và biết tiếng phổ thông
(mù chữ, mù tiếng).
Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, sản xuất cịn mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hố ở trình độ thấp. Tiến độ chuyển dịch cơ cấu cấy trồng, vật nuôi chậm phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (49%) cịn mang tính độc canh... cơng nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân cả nước (khoảng 133 USD). Nguồn thu ngân sách rất hạn hẹp và thấp, chưa đáp ứng nhu cầu chi hàng năm, còn chờ vào ngân sách Trung ước trợ cấp trên 80% nhu cầu chi trên địa bàn tỉnh. Kết cấu hạ tầng (giao thơng, y tế, giáo dục...) cịn yếu kém, chưa phát triển, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn, trường học, trạm xá, trang thiết bị cịn thơ sơ, thiếu thốn.
Điều kiện văn hoá - xã hội.
Trong sự nghiệp đổi mới với sự quyết tâm cao, dưới sự tận tình giúp đỡ của Trung ương, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Hà Giang đã vượt qua những khó khăn thử thách, từng bước vươn lên đạt những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều mặt của đời sống kinh tế - chính trị, văn hố - xã hội. Riêng cơng tác xoá mù chữ đạt tỷ lệ (100%) đến nay đã xoá xong lớp học 3 ca. Tỷ lệ huy động trẻ em (từ 6 - 14 tuổi) đến trường đạt 100%. Đến nay 100% xã đã có đường giao thơng, 23% số thơn bản có đường bê tơng nơng thơn, 45% số xã có kiên cố hố kênh mương, có 195/195 xã phường, thị trấn và 100% số hộ trong tồn tỉnh có điện lưới Quốc gia, 195 xã, phường có điện thoại (chiếm 100%); tốc độ tăng trưởng GDP đạt 12,05%, giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt 170 tỷ đồng, giá trị hàng hố xuất khẩu và có tính chất xuất khẩu đạt 8.702,1 triệu USD. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 160 tỷ đồng, thu nhập bình quân người đạt 5,19 triệu đồng/năm, tỷ lệ thu phát thanh đạt 97.5%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%, giảm tỷ lệ đói nghèo 5% năm.
Các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao phát triển khá. Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các giá trị văn hoá và truyền thống dân tộc được giữ vững, phát huy như các lễ hội: Chợ tình Khâu Vai của người Mơng, lễ hội Lồng Tồng của người Tày và những nét văn hoá đăc sắc của các dân tộc như Hát Then của dân tộc Tày, hát Kháng của người Dao, các điệu nhảy, múa của người Mông...được tổ chức thường xuyên, bảo tồn. Mặc dù đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày được nâng cao, song vẫn còn khoảng cách khá xa về mức sống giữa vùng sâu, vùng xa với vùng thấp, giữa nông thôn với thành thị, giữa Hà Giang với cả nước, trình dộ dân trí trong tỉnh chưa đồng đều; các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng nhìn chung chưa cao.
Mặc dù ở Hà Giang có những khó khăn địa hình, kinh tế, văn hố xã hội nói trên. Song Hà Giang cũng có những thế mạnh ảnh hưởng đến việc giáo dục pháp luật. Đó là nhân dân các dân tộc Hà Giang có truyền thống yêu quê hương, đất nước, chịu khó, chịu khổ, có tinh thần đồn kết một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, chấp hành đầy đủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần vào việc giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia của Tổ quốc. Từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đổi mới tồn diện cấp uỷ Đảng chính quyền đã triển khai tổ chức thực hiện và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Đời sống của nhân dân các dân tộc Hà Giang ngày càng được nâng cao. Đến nay hầu hết các xã đã có đường ơ tơ đến trung tâm xã và các xã đều có trạm y tế, có điện lưới và đã phủ sóng phát thanh truyền hình. Số lượng các bộ là người dân tộc thiểu số ngày càng đơng đã góp phần khơng nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang.
Từ những điều kiện trên cho thấy GDPL cho ĐBDTTS cũng có điểm thuận lợi nhưng cũng khơng ít những khó khăn, mà khó khăn lớn nhất vẫn là trình độ dân trí, phong tục tập quán từ lâu đời đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người nên đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác giáo dục pháp luật. Song nếu chúng ta có các nội dung, hình thức, phương thức GDPL phù hợp với
ĐBDTTS thì sẽ có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc nâng cao đời sống tinh thần, tạo ra động lực lớn cho quản lý và phát triển xã hội..,khắc phục được tình trạng phổ biến hiện nay của đồng bào như mê tín dị đoan, phụ nữ trốn sang Trung Quốc lấy chồng, hiện tượng buôn bán phụ nữ, nạn tảo hôn, không đăng ký kết hôn, không làm giấy khai sinh...
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang là vấn đề cấp bách. Địi hỏi phải cùng có sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, đồn thể phối hợp triển khai mạnh mẽ cơng tác GDPL trên địa bàn các xã, huyện, thị trong toàn tỉnh.