vai trị quan trọng. Vì đây là một bộ phận nhân dân có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đối tượng này là những cơng dân chịu nhiều thiệt thịi, khó có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng phương tiện công cụ pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Bởi vậy việc GDPL chính là phương tiện để truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định của pháp luật đến với người dân, giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, cơng sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. GDPL đó chính là sự hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giúp họ nhận thức được những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng hữu hiệu cơng cụ đó vào trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch có nhiều âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đồn kết các dân tộc, nhằm phá hoại các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì việc GDPL với nhiều hình thức sâu rộng, có hiệu quả sẽ giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình, hiểu rõ các chủ trương, đường lối chính sách đại đồn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI VIỆCGIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho đồng bàodân tộc thiểu số dân tộc thiểu số
Quá trình giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực. Phát hiện ra các yếu tố
đó và có biện pháp duy trì và phát huy các yếu tố tích cực, ngăn chặn, làm hạn chế các yếu tố tiêu cực trở thành phương thức quan trọng đảm bảo công tác giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS hiện nay.