Nội dung giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số phải đảm bảo tính thiết thực, ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cụ thể:
* Đối với nông dân là người dân tộc thiểu số
Hướng dẫn các trình tự, thủ tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chú trọng tuyên truyền các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải toả đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các cơng trình giao thơng cơng trình phúc lợi,… các quy định của pháp luật về phát triển và bảo vệ rừng, pháp luật về hình sự, dân sự, hơn nhân gia đình, về đăng kí hộ khẩu, hộ tịch, nghĩa vụ đối với nhà nước,…Đối với nhân dân tỉnh Hà Giang nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng ở Hà Giang cần kết hợp với việc chủ trương chính sách của Đảng với các quy định của Nhà nước liên quan đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước phát triển kinh tế miền núi, các chính sách ưu đãi riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó phát huy tinh thần lao động sáng tạo đi đôi với việc chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước. Từng bước xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu của dân tộc thiểu số để xây dựng đời sống văn hoá mới, văn minh và giàu đẹp.
* Đối với phụ nữ dân tộc thiểu số: Tập trung giáo dục việc thực hiện các
quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ thuộc các lĩnh vực hơn nhân và gia đình, bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, gia đình,…
* Đối với thanh niên, thiếu niên dân tộc thiểu số: Thường xuyên tuyên
truyền sâu rộng luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, pháp luật về giáo dục, pháp luật về an tồn giao thơng đường bộ, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, luật
nghĩa vụ quân sự, pháp luật về hơn nhân và gia đình, pháp luật về hình sự, pháp luật về bảo vệ vệ sinh mơi trường, nghĩa vụ đối với tổ quốc, …
* Đối với cán bộ, công chức là dân tộc thiểu số: Giáo dục cho cán bộ,
công chức là dân tộc thiểu số từ tỉnh cho đến xã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng dân tộc về kiến thức pháp luật chuyên ngành của mình để tuyên truyền vận động bà con chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt đối với cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan quản lí xã hội để tuyên truyền các nội dung pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội về xử lí vi phạm hành chính, về pháp luật dân sự, hình sự và các quy định về xây dựng quy ước, hương ước làng mạc ở khu dân cư kết hợp giáo dục truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo tinh thần nghị quyết Trung ương V khoá VIII.
* Đối với các cơ quan doanh nghiệp và người lao động: Tập trung giáo dục
cho đồng bào dân tộc thiểu số về lao động như an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất, pháp luật về cơng đồn,…
* Đối với cán bộ chính quyền cơ sở: Thường xuyên bồi dưỡng tập huấn
cho những đối tượng này các quy định về quản lí Nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ chính quyền cơ sở như: Luật tổ chức hoạt động của HĐND, UBND, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, pháp luật về đất đai, bảo vệ phát triển rừng, pháp luật dân sự, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính, qui chế tiếp dân, pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản qui phạm pháp luật của trung ương và địa phương ban hành.
* Đối với lực lượng vũ trang nhân dân: Giáo dục các văn bản pháp luật
mới ban hành, pháp luật nghĩa vụ quân sự, luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, pháp luật về biên giới quốc gia, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Giáo dục pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo, pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, luật phịng chống ma túy, mại dâm, luật giao thông đường bộ, các quy định về quản lí hành chính, về hộ tịch, hộ khẩu, các văn bản qui phạm pháp luật của trung ương và địa phương liên quan đến công tác bảo vệ an ninh trật tự.
Tóm lại, nội dung giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cần lồng ghép vào các lễ hội nếu súc tích, hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ (ngôn ngữ, cách biểu đạt phù hợp với từng dân tộc và được chuyển tải qua lời thơ, điệu hát) thì tính vận động, thuyết phục sẽ đạt hiệu quả cao, làm giảm bớt cảm giác, ấn tượng bị áp đặt, gò ép, bắt buộc của quy phạm pháp luật thực hiện được như vậy thì cơng tác giáo dục pháp luật mới đem lại hiệu quả cao.