Mục đích và ý nghĩa của tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông việt nam (Trang 38)

B. NỘI DUNG

1.3. Mục đích và ý nghĩa của tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ

1.3.1. Mục đích của tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Tài liệu lưu trữ là thước đo để đánh giá độ chân thực, khách quan và chính xác của một vấn đề, một sự việc hay một đối tượng cụ thể nào đó đã diễn ra tại một thời điểm trong quá khứ, đồng thời chúng là sợi dây gắn kết, móc mối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Do vậy, có thể thấy việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là việc cung cấp những thông tin trong quá khứ đến gần hơn với hiện tại và tương lai, với những giá trị lịch sử đến với con người. Nên, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đóng một vị trí và vai trị rất quan trọng trong sự phát triển đất nước hiện nay, chúng tác động trực tiếp đến nhận thức, suy nghĩ và hành động của con người về các giá trị của tài liệu lưu trữ đối với xã hội. Vì thế, nếu vấn đề này được thực hiện tốt ở các cơ quan sẽ là cơ sở, nền tảng để tạo ra một chuỗi liên kết mang tính hệ thống trong các mối quan hệ xã hội, kết nối giữa nhiều thành phần và đối tượng với nhau thành một thể thống nhất, như sự kết nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; giữa giai cấp, tơn giáo và dân tộc; giữa tự do, bình đẳng và nhân quyền;...

Chính vì thế, mục đích cuối cùng của tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ là công cụ để truyền tải, mở đường cho những tư tưởng, đường lối và chính sách đã được Đảng, Nhà nước đề ra mang tính tiến bộ của thời đại. Qua đó, góp phần khơi dậy, phát huy và giáo dục lòng yêu nước đối với các thế hệ người dân Việt Nam nhất là các thế hệ trẻ đang mang trong mình những lý tưởng, hồi bão và

31

khát vọng về xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đồng thời, khơi dậy lòng biết ơn, ghi nhớ về những sự cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đã đứng dậy, ngã xuống và hy sinh cho độc lập tự do của tổ quốc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó, là cơ sở để nhận thức và phân biệt rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đang muốn chống phá nước ta để làm suy giảm lịng tin, vị thế và uy tín của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân nhằm làm thay đổi bản chất chính trị bằng những chế độ khác.

Bên cạnh đó, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ cịn có mối liên hệ mật thiết hữu cơ với các quy trình nghiệp vụ khác của lưu trữ cũng như các ngành khoa học có liên quan khác như: khoa học lịch sử, ngôn ngữ học, sử liệu học, công bố học,... Do vậy, nếu vấn đề tổ chức khai thác sử dụng tài liệu được tổ chức tốt thì không những tạo điều kiện, cơ sở cho hệ thống lý luận về các quy trình nghiệp vụ của lưu trữ hoàn thiện và phát triển, mà còn là điều kiện để các ngành khoa học khác tự nâng cao, đổi mới cách thức hoạt động của mình nhằm phù hợp với tình hình thực tế cũng như với những cách tiếp cận trong việc khai thác, tìm kiếm tài liệu lưu trữ để thu nhận những nguồn thơng tin có giá trị, hữu ích trong việc cung cấp đến xã hội những cái nhìn, hiểu biết tồn diện và khách quan về một vấn đề, một sự việc hay một lĩnh vực nào đó cần bàn luận, qua đó góp phần bổ trợ thêm cho ngành khoa học của mình được kiện tồn và phát triển mang đến những ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội cũng như cho mọi người.

1.3.2. Ý nghĩa của tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ

Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu có thể được xem như là hệ quả của một giai đoạn, một quá trình vận động và phát triển tất yếu của những sự nghiên cứu từ hệ thống lý luận lưu trữ học cũng như thực tiễn khách quan về nhu cầu của xã hội. Bởi vì, trong các mối quan hệ xã hội của con người như: hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoạt động trao đổi mua – bán hàng hóa,... để có được những hiệu quả cũng như mang lại những lợi ích nhất định, cho dù ở trong bất kỳ hoạt động nào thì cũng khơng thể phủ nhận được vai trò của tài liệu lưu trữ đối với

32

các mối quan hệ này. Do vậy, việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ có một ý nghĩa thiết thực như là công cụ để giúp nhà lãnh đạo quản lý, điều hành đất nước cũng như giúp độc giả có thể tra cứu, tìm kiếm những thơng tin về hoạt động đã diễn ra trong quá khứ một cách tồn diện, khách quan và chính xác, từ đó đáp ứng các nhu cầu chính đáng của tồn xã hội.

Mặt khác, trong kỷ ngun tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 như hiện nay, thông qua việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ sẽ là cơ sở, nền tảng để các nhà lãnh đạo, những người đứng đầu đất nước có thể tiếp thu, học hỏi được tinh hoa từ các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ trên thế giới cũng như các kinh nghiệm đi trước về việc ứng dụng những thành tựu này trong mơ hình phát triển toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội từ các quốc gia khác , qua đó góp phần từng bước nâng cao và cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần của người dân. Đặc biệt hơn, trong nền hành chính quốc gia đang có nhiều sự thay đổi và biến chuyển, việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ sẽ là “sợi chỉ đỏ”,“kim chỉ nam” để các nhà hoạch định, những nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết sách, chiến lược đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển qua đó khẳng định thêm chỗ đứng, vị thế, uy tín của nước ta ngày càng mở rộng trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, với việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ còn là điều kiện để phát huy sâu rộng các giá trị của tài liệu lưu trữ đến với đông đảo độc giả và quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực và phương diện của đời sống xã hội, đưa các giá trị này đến gần hơn với nhu cầu thực tiễn của người dân, qua đó góp phần là bước đệm, cầu nối vững chắc cho sự xác lập vai trò, vị thế ngày càng tăng của ngành lưu trữ cũng như người làm công lưu trữ trong sự phát triển đất nước. Bên cạnh đó, với việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu nếu được tổ chức và làm tốt cịn là điều kiện thuận lợi để các quy trình nghiệp vụ trước đó của lưu trữ thêm nâng cao và hồn thiện, tạo mắt xích liên kết với các ngành khoa học khác.

33

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƢU TRỮ TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

2.1. Giới thiệu về Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và q trình phát triển

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn là cơ quan thuộc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trụ sở làm việc nằm ở địa chỉ Số 2 – Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội [Phụ lục 1]. Trải qua nhiều chặng đường phát triển của lịch sử, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động theo Nghị định số 15/2017/NĐ–CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [Phụ lục 2] nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp cũng là cơ quan thực hiện vai trò quản lý nhà nước trong các hoạt động liên quan đến các dịch vụ công và là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo thẩm quyền quy định mà pháp luật đã đề ra. Để có được tên gọi chính thức cũng như cách thức hoạt động như ngày hôm nay là cả một quá trình tồn tại và phát triển với nhiều mốc thời gian khác nhau:

Sau khi giành được độc lập dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp trở lại xâm lược lần 2 với chiến thắng Điện Biên Phủ, nước ta hầu như kiểm sốt hồn tồn miền Bắc. Trong bối cảnh đó, để tạo sự phát triển cho kinh tế nông nghiệp sau chiến tranh, tháng 2 năm 1955 Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Nông lâm thay cho Bộ Canh nông cũ trước đây được thành lập vào ngày 14 tháng 11 năm 1945, trên cơ sở Nha Nông – Mục – Thủy – Lâm thuộc Bộ Kinh tế quốc gia. Đến cuối năm 1960, Bộ Nông lâm được tách thành 4 tổ chức khác nhau bao gồm: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng

34

cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp. Đến tháng 12 năm 1969, Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách ra từ Bộ Công nghiệp nhẹ.

Ngày 1 tháng 4 năm 1971, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban Quản lý Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Năm 1976, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương được đổi tên lại thành Bộ Nông nghiệp với Bộ trưởng là ông Võ Thúc Đồng. Đồng thời, Bộ Hải sản cũng được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Thủy sản do Phó Thủ tướng Võ Chí Cơng kiêm Bộ trưởng giữ vị trí này. Ngồi ra, trong thời gian này Bộ Lâm nghiệp cũng được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Lâm nghiệp do ơng Hồng Văn Kiểu làm Bộ trưởng.

Tháng 1 năm 1981, sau một giai đoạn tồn tại và hoạt động Bộ Lương thực và Thực phẩm giải thể, thành lập 2 Bộ mới là Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp Thực phẩm. Đến tháng 7 cùng năm, Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở Bộ Hải sản. Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 782 NQ/HĐNN về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thực phẩm. Từ ngày 3 tháng 10 đến ngày 28 tháng 10 năm 1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khố IX thơng qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thủy lợi. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Trải qua nhiều thời gian xây dựng và phát triển với những biến cố và thăng trầm, để đáp ứng các yêu cầu trong việc đổi mới nông nghiệp, nông thôn nhằm phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của thế giới cũng như thời đại ngành nông nghiệp Việt Nam trên chặng đường hướng tới tương lai mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song trong bất kỳ hồn cảnh khó khăn nào, ngành nơng nghiệp nước ta vẫn luôn giành được nhiều thành tựu to lớn, làm tròn vai trò, trách nhiệm nền tảng

35

của mình và trụ đỡ cho nền kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, để có được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Bộ đã luôn chú trọng xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức có tâm, tận tụy, nhiệt tình với nhân dân và trong cơng việc cũng như có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sạch không tham ô, tham nhũng, đủ năng lực trình độ, tinh thơng nghiệp vụ để đảm đương các nhiệm vụ của Nhà nước giao phó. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn ln hồn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao, năm sau cao hơn năm trước.

Ngay từ những ngày đầu đổi mới toàn diện của đất nước, ngành nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng có những ảnh hưởng đáng kể nhất định từ cơng cuộc này một phần của sự thay đổi đó là việc quán triệt, thực hiện đầy đủ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nhất là khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 ra đời, nhiều chính sách đổi mới tồn diện đã được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. Ruộng đất được khoán và sau năm 1993 được giao để nông dân sử dụng ổn định lâu dài với các quyền ngày càng lớn hơn. Thị trường nông sản, vật tư nông nghiệp trong nước cũng được tự do hóa, từng bước kết nối, liên thông với thị trường quốc tế. Nhà nước tiếp tục các chính sách huy động những nguồn lực về con người và vật chất để đổi mới cách thức hỗ trợ cho nông dân, đồng thời tiếp tục đầu tư lớn phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng nơng thơn, hình thành hệ thống khuyến nơng và tín dụng để hỗ trợ trực tiếp tới các hộ nơng dân. Các hình thức sản xuất nơng nghiệp như Hợp tác xã dần chuyển hẳn sang làm dịch vụ cho xã viên, nhiều nơng lâm trường thực hiện khốn lâu dài đất đai, vườn cây cho gia đình cơng nhân.

Có thể thấy, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, đem lại động lực vô cùng to lớn động viên nông dân đem hết khả năng, công sức đầu tư phát triển sản xuất. Động lực ấy vẫn còn đang tác động cho đến tận ngày nay. Chính nhờ có đường lối đổi mới, nơng nghiệp nước ta đã liên tục phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 1986 – 2014 đạt 3,65% cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới là 2%.

36

Ngồi ra, nhờ tăng trưởng nhanh, nơng nghiệp đã cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Trên cơ sở đó, các lĩnh vực sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp khác cũng đã phát triển mạnh mẽ trở thành các ngành sản xuất hàng hố quy mơ lớn.

Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ năm 1989 nước ta đã trở thành nước xuất khẩu lương thực. Nhiều ngành sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản cũng đã hướng ra xuất khẩu. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 486,2 triệu USD, năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD nhưng đến năm 2016 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước vẫn đạt 32,18 tỷ USD, tăng 5,7% tương đương 1,7 tỷ USD so với năm 2015. Việt Nam trở thành một trong số 20 nước xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn trên thế giới. Hiện nay, nước ta đã có 10 mặt hàng nơng lâm thủy sản xuất khẩu đạt kim ngạch hằng năm trên 1 tỷ USD, trong đó, có nhiều sản phẩm có vị thế cao trên thị trường thế giới. Nông nghiệp nước ta đã trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều khía cạnh. Sự phát triển của nơng nghiệp và nơng thơn đã góp phần quan trọng vào thành cơng của cơng cuộc xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế – xã hội trong nước. Những thành tựu này

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn chất lượng thương hiệu và truyền thông việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)