1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP
3.1.3. Bảo đảm sự phù hợp của hệ thống pháp luật nƣớc ta với các công ƣớc
công ƣớc quốc tế
Trong thời kỳ đổi mới, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lƣợng duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam - trong xu thế đó có đƣờng lối đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại, tăng cƣờng quan hệ "hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước..."[21;tr120]. Quan điểm trên của Đảng cho thấy, trong xu thế tồn cầu
hóa, việc xây dựng và hồn thiện pháp luật phải bảo đảm cho pháp luật tƣơng đồng với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế phải bảo đảm hài hồ giữa lợi ích, chủ quyền quốc gia và nghĩa vụ quốc tế đối với các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết và phê chuẩn.
Đối với các công ƣớc quốc tế liên quan đến quyền tiếp cận công lý mà Việt Nam đã tham gia, chúng ta cần đặc biệt quan tâm hoàn thiện pháp luật hƣớng đến đối tƣợng là nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng (bao gồm: phụ nữ, trẻ em, ngƣời sống chung với HIV/AIDS, ngƣời khuyết tật, ngƣời lao động di trú,
ngƣời thiểu số, ngƣời bản địa). Luật nhân quyền quốc tế đã có một hệ thống các quy định đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho các đối tƣợng này, cụ thể nhƣ sau:
Đối với phụ nữ, Công ƣớc CEDAW – văn kiện quốc tế quan trọng nhất
về quyền con ngƣời của phụ nữ đã nhấn mạnh để loại trừ mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ nói chung, sự phân biệt đối xử trong việc tìm kiếm hoặc đạt đƣợc sự đền bù cho những bất công thiệt hại mà phụ nữ phải gánh chịu nói riêng, Điều 2 và 3 CEDAW yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ: “(i)Ngăn chặn
các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ bằng mọi biện pháp, kể cả bằng chế tài hình sự; (ii) Thiết lập các cơ chế pháp lý để giúp phụ nữ bảo vệ các quyền bình đẳng của họ; (iii)Bảo đảm rằng hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp khơng có tính chất phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; (iv) Thực thi tất cả các biện pháp thích hợp để xố bỏ những hành động phân biệt đối xử đối với phụ nữ của bất kỳ chủ thể phi nhà nước nào, bất kể đó là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp; (v) Điều chỉnh xoá bỏ những quy định pháp luật, các phong tục, tập qn có tính chất phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”. Đối với trẻ em, CRC – văn kiện quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về trẻ
em – đã quy định những tiêu chuẩn cơ bản trong áp dụng tƣ pháp đối với trẻ em làm trái pháp luật (Điều 37, 40), trong đó nhấn mạnh việc sử dụng hệ thống toà án và các thiết chế hỗ trợ tƣ pháp với ngƣời chƣa thành niên.
Đối với người sống chung với HIV/AIDS, văn kiện Các hƣớng dẫn quốc
tế về HIV/AIDS và quyền con ngƣời năm 1996 đã đƣa ra hƣớng dẫn về 12 vấn đề nhằm giúp các quốc gia thúc đẩy và bảo vệ các quyền con ngƣời trong bối cảnh HIV/AIDS, trong đó có hƣớng dẫn thứ bảy về dịch vụ hỗ trợ pháp lý miễn phí cho ngƣời bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS nhằm giúp họ gần hơn với công lý.
Đối với người khuyết tật, những nỗ lực quốc tế vận động cho việc thúc
đẩy các quyền của ngƣời khuyến tật trở nên mạnh mẽ hơn cả khi bƣớc vào thế kỷ XXI. Công ƣớc quốc tế về quyền của ngƣời khuyết tật đƣợc đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 7 năm 2007 là điều ƣớc quốc tế quan trọng, đã xác lập một cách chi tiết các quyền của ngƣời khuyết tật và những quy tắc cho việc hiện thực hoá các quyền đó [17;tr65], trong số đó có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng (Điều 12), quyền đƣợc tiếp cận với luật pháp và hệ thống tƣ pháp một cách hiệu quả (Điều 13).
Đối với người lao động di trú, ICRMW đã có rất nhiều quy định nhằm
đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho ngƣời lao động và gia đình của họ nhƣ: quyền đƣợc thừa nhận là thể nhân trƣớc pháp luật (Điều 24), quyền đƣợc nhận sự hỗ trợ, bảo vệ khi các quyền đƣợc thừa nhận trong Công ƣớc ICRMW bị vi phạm (Điều 23), các quyền trong tố tụng hình sự (Điều 17, 18, 19), quyền đƣợc đối xử bình dẳng nhƣ cơng dân của quốc gia tiếp nhận lao động (Điều 25), quyền đƣợc hỗ trợ tiếp cận với các thủ tục hay thể chế nhằm thực hiện những nhu cầu, nguyện vọng và nghĩa vụ đặc biệt của ngƣời lao động di trú và các thành viên gia định họ ở cả gia gốc và quốc gia nơi có việc làm (Điều 42);…
Đối với nhóm người thiểu số (bao gồm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo, ngôn
ngữ, dân tộc), một số quyền về tiếp cận công lý đặc thù đã đƣợc khẳng định tại Điều 27 của ICCPR nhƣ quyền đƣợc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng mình trƣớc Tồ án. Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tơc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992 tiếp tục mở rộng nội dung quyền của ngƣời thiểu số về tiếp cận công lý.
Đối với người bản địa, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền của các
của dân tộc bản địa nhƣ:Các quốc gia phải đảm bảo để các dân tộc bản địa có thể hiểu và đuợc nhận thức về các thủ tục chính trị, pháp lý, hành chính và qua việc cung cấp phiên dịch hoặc các phuơng tiện hỗ trợ phù hợp khác khi ở nơi cần thiết (Điều 13); Các dân tộc bản địa có quyền tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề có ảnh hƣởng tới những quyền của họ, thông qua các đại diện do họ tự lựa chọn theo những thủ tục của riêng họ, cũng nhƣ duy trì và phát triển các thiết chế ra quyết định của riêng họ (Điều 18); Các quốc gia phải tham vấn và hợp tác một cách thiện chí với những dân tộc bản địa có liên quan thơng qua các thiết chế đại diện của riêng họ nhằm đạt đƣợc sự thỏa thuận tự nguyện, có thơng báo trƣớc của họ trƣớc khi thông qua hay thực hiện những biện pháp lập pháp và hành chính mà có thể ảnh hƣởng tới họ (Điều 19);…