Tính đồng bộ, thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 43 - 46)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

1.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT

1.5.2. Tính đồng bộ, thống nhất

Tính đồng bộ, thống nhất là yêu cầu khách quan, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và chất lƣợng của hệ thống pháp luật. Điều này có nghĩa là, khi xem xét mức độ hồn thiện của một hệ thống pháp luật thì cần phải xét xem giữa các bộ phận, quy phạm pháp luật của nó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn và xung đột với nhau khơng. Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện trên những điểm sau đây:

- Một là, tính đồng bộ thể hiện ở sự đồng bộ giữa Hiến pháp với các ngành luật và giữa các ngành luật với nhau.

- Hai là, tính đồng bộ, thống nhất thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không xung đột, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật trong ngành luật đó với nhau.

- Ba là, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự đồng bộ, thống nhất giữa văn bản luật với các văn bản dƣới luật.

- Bốn là, trong điều kiện Đảng cầm quyền, cịn phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật với đƣờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng.

Trƣớc hết, mức độ hoàn thiện của pháp luật về quyền tiếp cận công lý phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất giữa Hiến pháp và luật, giữa Hiến pháp, luật với các văn bản dƣới luật. Hiến pháp là văn bản có tính pháp lý cao nhất, là cơ sở để tạo khung xây dựng các luật nhằm cụ thể hóa từng nội dung, vấn đề đƣợc quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cơng dân. Theo đó, việc xây dựng các luật nhằm cụ thể hóa nội dung các quyền đó cũng phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng công lý, quyền con ngƣời, quyền công dân. Hơn nữa, pháp luật về quyền tiếp cận công lý là sự tổng hợp các quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Quyền tiếp cận cơng lý có phạm vi rộng, có những nội dung thuộc sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự... Chính vì vậy, mức độ hồn thiện của pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý phải đƣợc thể hiện qua tính đồng bộ và thống nhất giữa các quy phạm của các ngành luật này với ngành luật khác trong một tổng thể hệ thống pháp luật quốc gia.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng nảy sinh nhiều mối quan hệ, pháp luật vì thế cũng phải điều chỉnh theo. Vì vậy, lẽ đƣơng nhiên trong q

trình đó cũng sẽ khó tránh khỏi tình trạng có những quy định này trái với quy định kia, và điều này vơ hình chung đã tạo ra tình trạng quy phạm pháp luật này làm giảm hiệu lực hoặc thậm chí là triệt tiêu quy phạm pháp luật kia. Ví dụ: Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi ngƣời có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhƣ vậy, Hiến pháp đã mở rộng đến mức tối đa phạm vi quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với mọi tranh chấp trong xã hội. Tuy nhiên, ở nƣớc ta ta, thẩm quyền của tòa án chƣa bao quát hết các tranh chấp trong xã hội. Đơn cử, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ mới quy định 13 quyết định hành chính và hành vi hành chính cơng dân có quyền khiếu kiện. Tuy vậy, trong thực tế quản lý nhà nƣớc, những quyết định, hành vi hành chính trong đó có những quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại cho cơng dân cần phải đƣợc tòa án giải quyết khơng chỉ bó hẹp nhƣ trong quy định trên của pháp luật. Chính vì vậy, tình trạng tịa án trả lại đơn cho đƣơng sự vì lý do khơng thuộc thẩm quyền trong đó có khơng thuộc thẩm quyền về vụ việc là rất nhiều. Khi ngƣời dân có tranh chấp mà khơng tìm đƣợc nơi phân xử hoặc phân xử khơng bằng con đƣờng tƣ pháp, thì khơng thể nói quyền tiếp cận cơng lý đã đƣợc đảm bảo.

Ngoài ra, mức độ hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật với chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Nhƣ vậy, phải nhận thức sâu sắc quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng về quyền tiếp cận công lý, trên cơ sở đó thể chế hóa thành nội dung cụ thể của các quy định trong văn bản pháp luật và thƣờng xuyên tổng kết xem xét việc thực hiện trong thực tế nhƣ thế nào để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận công lý trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)