Pháp luật một số quốc gia về bảo đảm quyền tiếp cận công lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 49 - 55)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

1.6. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở MỘT

1.6.1. Pháp luật một số quốc gia về bảo đảm quyền tiếp cận công lý

Tại các quốc gia, nội dung về đảm bảo quyền tiếp cận công lý đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp nhƣ một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng:

Ví dụ: Lời nói đầu Hiến pháp nƣớc Cộng hồ Philippin 1987 khẳng định “Chúng tơi, nhân dân Philippin có chủ quyền,[…], một chế độ của sự thật,

công lý,[…] đã soạn và ban hành Hiến pháp này”. Mục 27 Điều 1 Hiến pháp

Philippin tiếp tục nhấn mạnh sự trung thực, liêm chính nhằm chống lại lạm quyền và tham nhũng của các cơ quan tƣ pháp vì mục tiêu cơng bằng. Hiến pháp Philippin cũng nhắc đến các quy định đảm bảo ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận và đạt đƣợc công lý nhƣ tại Mục 11 Điều III về thiết chế trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời dân: “Khơng được từ chối việc tiếp cận miễn phí

các tồ án, các cơ quan bán tư pháp và trợ giúp pháp lý đầy đủ đối với bất kỳ người nào vì lý do họ nghèo”, và tại Mục 16 Điều III: “Tất cả mọi người có

quyền được giải quyết nhanh chóng các vụ việc của mình tại cả các cơ quan tư pháp, bán tư pháp hoặc các cơ quan hành chính”.

Khoản 2 Điều 3 Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1987 nhấn mạnh công lý là nền tảng cho quyền lực tƣ pháp: “Quyền lực tư pháp căn cứ

vào Hiến pháp này sẽ có hiệu lực với tất cả vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý”.

Hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới có rất nhiều quy định hƣớng tới mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho ngƣời dân. Trong khuôn khổ luận văn, ngƣời viết sẽ tập trung phân tích hai khía cạnh cơ bản đảm bảo quyền tiếp cận công lý là: Pháp luật đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của thẩm phán; pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Để đảm bảo thẩm phán liêm chính trong xét xử thì nguyên tắc cơ bản là thẩm phán phải hoạt động độc lập. Pháp luật tại một số quốc gia về đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán nhƣ sau:

Thứ nhất, Bảo đảm nhiệm kỳ đủ dài cho các Thẩm phán

Bảo đảm nhiệm kỳ đủ dài đƣợc xem là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng tƣ pháp độc lập. Nhiệm kỳ của Thẩm phán thƣờng đƣợc quy định trong Hiến pháp của các quốc gia. Nhiều các quốc gia quy định Thẩm phán có nhiệm kỳ suốt đời (đến tuổi nghỉ hƣu), chẳng hạn nhƣ New Zealand quy định thẩm phán có nhiệm kỳ đến tuổi 70, Malaysia (65 tuổi). Việc cách chức, miễn nhiệm Thẩm phán chỉ đƣợc thực hiện trong hai trƣờng hợp: (1) Thẩm phán có hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức; (2) Thẩm phán không đủ năng lực. Hai trƣờng hợp này đƣợc quy định cụ thể trong luật của Quốc hội. Tại New Zealand, ngài Toàn quyền (đại diện cho Nữ hoàng Anh ở New Zealand) sẽ quyết định việc cách chức, miễn nhiệm đối với Thẩm phán Tòa án Tối cao, Tòa Cấp cao và Tòa Phúc thẩm, nhƣng phải đƣợc sự phê chuẩn của Quốc hội. Tại Liên bang Nga, Hiến pháp có những quy định đảm bảo nguyên tắc không thể bị bãi miễn của thẩm phán (Điều 121 Hiến pháp). Quy định tại các điều 14 và 15 Luật về hệ thống tòa án ở Liên bang Nga năm 1996 nêu rõ, thẩm quyền của thẩm phán không thể bị giới hạn bởi các nhiệm kỳ. Cũng theo Luật này, thẩm phán không thể bị thay thế hoặc chuyển sang một chức vụ khác nếu chƣa có sự đồng ý của chính thẩm phán đó. Trong trƣờng hợp thẩm phán vi phạm kỷ luật thì thẩm quyền có thể bị tƣớc bỏ theo quyết định của Hội đồng kỷ luật thẩm phán nhƣng quyết định này có thể bị kháng cáo lên cơ quan Giám sát kỷ luật của thẩm phán Liên bang.

Thứ hai, Bảo đảm về thu nhập, những nhu cầu vật chất của thẩm phán

Tại Liên Bang Nga, theo quy định của Điều 11 Luật về hệ thống tƣ pháp năm 1996, thu nhập của thẩm phán đƣợc thống nhất đảm bảo từ nguồn ngân

sách của tồn Liên bang và khơng thể bị giảm trong suốt thời gian tại vị. Bên cạnh đó, thẩm phán còn đƣợc đảm bảo về chỗ ở; thẩm phán và nhân thân của thẩm phán đƣợc hƣởng các đảm bảo chăm sóc sức khỏe theo bảo hiểm y tế, đƣợc cấp thuốc miễn phí, hƣởng các dịch vụ nghỉ dƣỡng quy định...[44].

Tại một số quốc gia khác nhƣ NewZealand, Nhật Bản, Hoa Kỳ, tiền lƣơng của Thẩm phán đƣợc thông qua bởi đạo luật của Quốc hội. Hiến pháp New Zealand nghiêm cấm việc cắt giảm tiền lƣơng Thẩm phán trong suốt nhiệm kỳ. Điều 79 Hiến pháp Nhật cũng quy định Thẩm phán sẽ nhận tiền lƣơng thích đáng, không bị cắt giảm trong suốt nhiệm kỳ. Ở Mỹ, việc cắt giảm “trực tiếp” hay “phân biệt đối xử” là vi Hiến.

Thứ ba, đảm bảo an ninh cá nhân, nhân thân thẩm phán

Ở Newzealand, việc chỉ trích liên quan đến cá nhân thẩm phán bị nghiêm cấm. Dƣ luận có thể chỉ trích về các phán quyết của Thẩm phán, tuy nhiên nghiêm cấm việc chỉ trích liên quan đến cá nhân Thẩm phán. Các đại biểu Quốc hội hay lãnh đạo của Chính phủ, các Bộ trƣởng cũng chỉ có thể cho rằng bản án là khác so với những lời tƣ vấn pháp lý mà họ nhận đƣợc và có thể tuyên bố rằng họ đồng ý hoặc khơng đồng ý điều đó hoặc đệ trình sửa đổi luật lên Quốc hội; mà không thể cho rằng Thẩm phán đã xử sai hoặc có lỗi trong việc ra bản án. Nếu có sự chỉ trích các phán quyết của mình, Thẩm phán sẽ khơng đáp lại sự chỉ trích đó. Chánh án và viện pháp lý sẽ hỗ trợ Thẩm phán trả lời trong trƣờng hợp nhƣ vậy.

Điều 122 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: "Thẩm phán bất khả xâm phạm. Thẩm phán không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự khác với những quy định của pháp luật Liên bang". Nguyên tắc bất khả xâm phạm đƣợc cụ thể hóa ở các điều 16 và 17 của Luật về địa vị của thẩm phán, trong đó nêu rõ, bất khả xâm phạm của thẩm phán đƣợc hiểu là sự bất khả xâm hại về nhân phẩm, nơi ở, nơi làm việc, các phƣơng tiện giao thông cá

nhân cũng nhƣ cơng vụ, bí mật thƣ tín, điện thoại hoặc các hình thức trao đổi điện tử khác. Ngoài ra, thẩm phán cũng nhƣ thân nhân của thẩm phán cịn có thể đƣợc cơ quan chuyên trách thực hiện hàng loạt biện pháp bảo vệ an ninh nhƣ: Tạm chuyển đến một nơi an tồn; chuyển sang cơng việc khác, nơi học tập khác hoặc chuyển chỗ làm, chỗ học, chuyển sang chỗ ở mới; thay đổi giấy tờ tùy thân hoặc thay đổi hình dạng bên ngồi [44].

1.6.1.2. Pháp luật về trợ giúp pháp lý tại một số quốc gia

Do sự khác biệt về chế độ chính trị, tình hình kinh tế - xã hội nên pháp luật mỗi nƣớc đều có những quy định khác nhau về điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc trợ giúp pháp lý, đối tƣợng thực hiện trợ giúp pháp lý, cụ thể nhƣ sau:

- Về đối tượng trợ giúp pháp lý.

+ Thứ nhất, đối tượng trợ giúp pháp lý là những người nghèo, khơng có hoặc khơng đủ khả năng tài chính để chi trả cho các dịch vụ pháp lý. Ngƣời

nghèo là đối tƣợng trợ giúp phổ biến ở tất cả các nƣớc, thậm chí là đối tƣợng duy nhất đƣợc trợ giúp pháp lý theo pháp luật một số nƣớc nhƣ Hà Lan, Nam Phi, Nepal, Singapore, Úc, Bang Ontario (Canada), Nhật.

+ Thứ hai, đối tượng trợ giúp pháp lý là những người khơng có khả năng tự bảo vệ nhƣ ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần, ngƣời tàn

tật, ngƣời chƣa thành niên, ngƣời già, nạn nhân của bạo lực gia đình,... cần có sự trợ giúp về pháp luật. Các nƣớc quy định diện đối tƣợng này gồm: Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Phillipine,...

+ Thứ ba, đối tượng trợ giúp pháp lý là những người có vụ việc liên quan đến các cơ quan tiến hành tố tụng nhƣ ngƣời bị tạm giữ, tạm giam,

ngƣời bị truy tố theo mức hình phạt chung thân hoặc tử hình cần đƣợc giúp đỡ để thực hiện quyền của bị can, bị cáo trƣớc các cơ quan tiến hành tố tụng và bảo đảm các cơ quan này khơng lạm dụng quyền hạn để có những xử sự bất lợi cho họ. Các nƣớc quy định đối tƣợng này gồm Trung Quốc, Lítva, Israel.

+ Thứ tư, đối tượng trợ giúp pháp lý là những người khác thuộc diện được ưu tiên nhƣ: ngƣời tị nạn, cơng nhân ngƣời nƣớc ngồi làm thuê, ngƣời

dân tộc thiểu số, ngƣời khơng có quốc tịch. Các nƣớc quy định đối tƣợng này gồm Slovenia, Lítva, Phillipines, Hà Lan.

Tuy diện ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý ở các nƣớc có khác nhau nhƣng có điểm chung ở tất cả các nƣớc là ngƣời nghèo đều thuộc diện đƣợc trợ giúp pháp lý. Về tiêu chí xác định ngƣời nghèo, ở mỗi nƣớc đều quy định một mức thu nhập nhất định để làm tiêu chí xác định một ngƣời có thuộc diện nghèo hay khơng. Mức quy định này có thể khác nhau giữa các vùng, miền trong cùng một nƣớc (Ví dụ Trung Quốc, Đài Loan) [25].

- Về người thực hiện trợ giúp pháp lý [25]:

Tùy thuộc mơ hình trợ giúp pháp lý, thể chế kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi nƣớc quy định ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý khác nhau, nhƣ: Luật sƣ công/Luật sƣ Nhà nƣớc/Luật sƣ trợ giúp pháp lý (Anh và xứ Wales, Philippine, Hà Lan, Mỹ, Litva, Israel, Hàn Quốc, Canada, Bang New South Wales của Úc, Phần Lan); luật sƣ hành nghề tự do theo pháp luật về luật sƣ, tự nguyện tham gia thực hiện trợ giúp pháp theo yêu cầu của khách hàng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Chính phủ và đƣợc Chính phủ chi trả thù lao (Hàn Quốc, Mỹ, Nêpal, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ, Singapore, Malaysia, Ailen, Thái Lan, Trung Quốc, Đức); các cán bộ nhà nƣớc khơng phải là luật sƣ nhƣng có trình độ pháp luật tƣơng đƣơng luật sƣ, chủ yếu làm tƣ vấn pháp luật theo phân công của tổ chức, không tham gia tranh tụng, không đƣợc tự do lựa chọn khách hàng và thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc đơn giản, mang tính hành chính (Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nêpal, bang Ontario của Canada); sinh viên Luật, ngƣời làm việc trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật (Trung Quốc, Hà Lan, Canada); ngƣời tự nguyện làm việc trong các tổ chức đoàn thể xã hội để thực hiện trợ giúp pháp

lý (Trung Quốc); thành viên của tổ chức trợ giúp pháp lý cộng đồng (Úc, Hà Lan, Philippine, Hàn Quốc, Mỹ); công chứng viên (Nhật Bản).

Mặc dù ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý tại các quốc gia là khác nhau nhƣng tựu chung lại, ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý của các nƣớc trên thế giới có những đặc điểm chung nhƣ sau:

Một là, pháp luật của các nƣớc đều xác định ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý phải là ngƣời có chun mơn luật, nghề nghiệp gắn với pháp luật hoặc có hiểu biết pháp luật nhất định.

Hai là, pháp luật các nƣớc đều quy định ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý

phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn nhất định về phẩm chất đạo đức, cơng tâm, dù có tính phí hay miễn phí.

Ba là, hầu hết các nƣớc đều thừa nhận luật sƣ là ngƣời thực hiện trợ

giúp pháp lý. Đội ngũ luật sƣ này có thể là luật sƣ của nhà nƣớc (luật sƣ cơng) nhƣng cũng có thể là các luật sƣ hành nghề tự do. Các luật sƣ có thể tự mình thực hiện trợ giúp pháp lý trên cơ sở yêu cầu của ngƣời thụ hƣởng, nhƣng cũng có thể trên có sở trách nhiệm nghề nghiệp đƣợc luật pháp quy định, hoặc cũng có thể thực hiện theo đơn đặt hàng từ phía nhà nƣớc hoặc các chủ thể có điều kiện khác.

Bốn là, ở một số nƣớc, ngồi luật sƣ thì ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý

cũng có thể là những ngƣời hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, điều bắt buộc đối với những đối tƣợng này là họ phải có những kiến thức nhất định về luật pháp, thể hiện ở trình độ đào tạo hoặc thời gian làm cơng tác pháp luật. Ngƣời thực hiện trợ giúp pháp lý cũng có thể là những ngƣời có trình độ hiểu biết pháp luật nhất định, không phải là luật sƣ nhƣng họ lại là ngƣời thuộc một tổ chức nào đó, đƣợc tổ chức đó giao nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý cho thành viên của tổ chức mình. Ngồi ra, những đối tƣợng khác cũng có thể

thực hiện trợ giúp pháp lý nhƣng chỉ trong một giới hạn nhất định theo quy định của luật pháp nhƣ: thành viên của tổ chức trợ giúp pháp lý cộng đồng, sinh viên đang theo khóa học để đƣợc gia nhập Đồn Luật sƣ; thành viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý tình nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)