1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
1.6. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở MỘT
1.6.2. Hoạt động của một số cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý
- Uỷ ban dịch vụ pháp lý Anh
Từ năm 1998, cùng với việc đổi mới hoạt động tƣ pháp, Chính phủ Anh đã thành lập một đội ngũ luật sƣ nhà nƣớc trực tiếp thực hiện các hoạt động bào chữa hình sự. Đặc biệt, Luật Tiếp cận cơng lý năm 1999 đã quy định rõ các tính chất của hoạt động bào chữa công ở Anh. Theo quy định của đạo luật này, một Uỷ ban dịch vụ pháp lý đã đƣợc thành lập. Uỷ ban này trực tiếp tuyển dụng các luật sƣ công và trả lƣơng cho họ. Uỷ ban có trách nhiệm cung cấp trợ giúp pháp lý và các tổ chức trợ giúp hình sự tƣ nhân phải ký hợp đồng với Uỷ ban để thực hiện hoạt động theo hình thức này. Khi xem xét thành lập hệ thống tổ chức bào chữa cơng, Chính phủ Anh đã nghiên cứu hoạt động bào chữa công tại các nƣớc Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Hoa Kỳ) và châu Âu. Kết quả cho thấy nơi nào có cơ quan bào chữa cơng hoạt động tốt thì cũng là nơi các nhà hỗ trợ tƣ nhân hoạt động có hiệu quả cao.
- Quỹ hỗ trợ pháp lý tại Indonesia (YLBHI)
Quỹ hỗ trợ pháp lý Indonesia (The legal Foundation – LBH) đƣợc thiết lập theo một sáng kiến tại Đại hội lần thứ ba của Hiệp hội Luật gia Indonesia từ năm 1969. Sau 10 năm hoạt động, địa vị pháp lý của lBH đƣợc mở rộng khi đƣợc nâng cấo thành Quỹ Trợ giúp pháp lý Indonesia (Indonesian Legal Aid Foundatioin – YLBHI) vào năm 1980. Khởi đầu, Quỹ lập ra nhằm cung cấp hỗ trợ tƣ pháp cho các nhóm ngƣời bị thiệt thịi nhƣ ngƣời nghèo, những ngƣời bị thu hồi nơi ở, các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề, các nạn nhân của vi phạm nhân quyền… Dƣới chế độ độc tài Suhartro, LBH thay đổi mục tiêu
nhắm đến việc chống lại chế độ Trật Tự Mới của Suharto và trở thành một trong những trung tâm của phong trào dâu chủ, nhân quyền và công lý chống lại sự bất công. LBH đã xây dựng hệ thống trợ giúp pháp lý nhằm hỗ trợ các nhóm ngƣời nhƣ công nhân, sinh viên, dân nghèo đô thị, ngƣ dân và một số nhóm khác trong xã hội [19;tr121-122].
- Tổ chức hành động vì những người bị giam giữ Philippin (TFDP) Tổ chức hành động vì những ngƣời bị giam giữ Philippin (Task Force Detainees of the the Philippin – TFDP) đƣợc thành lập vào năm 1947 bởi Hội chức sắc tơn giáo chính yếu Philippin nhằm hỗ trợ các tù nhân chính trị. TFDP ủng hộ về tinh thần cho các tù nhân chính trị, hỗ trợ những nhu cầu vật chất, lập hồ sơ vụ việc cũng nhƣ nỗ lực bảo đảm quyền đƣợc xét xử công bằng và giúp họ nhanh chóng đƣợc trả tự do. Đến nay, TFDP trở thành một tổ chức nhân quyền hỗ trợ các nạn nhân của những vi nhạm về quyền dân sự và chính trị về nhu cầu pháp lý cũng nhƣ vật chất [19;tr128-131].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Công lý đƣợc hiểu là những giá trị về công bằng và lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lí của nhân dân, đƣợc xã hội và pháp luật thừa nhận. Quyền tiếp cận công lý là quyền của mọi ngƣời có thể tìm kiếm và đạt đƣợc một sự đền bù hoặc khắc phục cho những bất công hoặc thiệt hại do cá nhân hay chủ thể khác gây ra thông qua các cơ chế tƣ pháp, phù hợp với các pháp luật quốc gia và các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con ngƣời. Quyền tiếp cận công lý đƣợc xây dựng trên ba nền tảng chính: (i) Sự bảo vệ pháp lý; (ii) Hệ thống cơ quan tƣ pháp; (iii) Khả năng đòi hỏi và theo đuổi vụ việc của quần chúng.
Pháp luật về quyền tiếp cận công lý là tổng thể các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện và bảo vệ quyền tiếp cận công
lý của công dân trên cơ sở bình đẳng và khơng phân biệt đối xử. Trong hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam, khung pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý có thể chia thành 5 nhóm quyền: (i) Quyền đƣợc tồ án xét xử cơng bằng; (ii) Quyền đƣợc toà án xét xử bằng những thủ tục công bằng; (iii) Quyền đƣợc tiếp cận thông tin pháp luật; (iv) Quyền đƣợc giáo dục, đào tạo pháp luật; (v) Quyền đƣợc tƣ vấn và trợ giúp pháp lý.
Để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật về quyền tiếp cận công lý, cần phải căn cứ trên những tiêu chí: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất; ngồi ra, do đặc thù của đối tƣợng hƣởng thụ quyền, có thể áp dụng một số tiêu chí khác nhƣ tính phù hợp, tính kế thừa và tính hiệu lực.
Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích kinh nghiệm trong pháp luật quyền tiếp cận công lý cũng nhƣ hoạt động của một số cơ cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý tại một số quốc gia, làm tƣ liệu quan trọng để xây dựng các nội dung về hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY