Hồn thiện pháp luật về thủ tục hành chính tại Toà án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 108)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN

3.2.2. Hồn thiện pháp luật về thủ tục hành chính tại Toà án

Ngƣời dân tiếp cận công lý bằng việc thực hiện các thủ tục tố tụng. Điều đó nói lên vai trò của luật thủ tục đối với việc tiếp cận công lý. Trong thời gian qua, các luật về thủ tục ở nƣớc ta đã đƣơc quan tâm xây dựng và hồn thiện. Tuy nhiên, rà sốt hệ thống pháp luật tố tụng vẫn tìm thấy những quy định gây trở ngại cho quyền tiếp cận công lý. Để giải quyết các vấn đề trên, việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính tại Tồ án là một đòi hỏi cấp thiết. Luận văn đƣa ra 03 giải pháp sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định về mẫu đơn, hướng dẫn các thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Toà án

Hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự quy định về hình thức và nội dung chủ yếu cần phải có trong đơn khởi kiện nhƣng khơng có quy định về mẫu đơn của Tịa án. Điều này dẫn đến thực trạng, ngƣời dân đã phải tới tịa án nhiều lần chỉ vì đơn khởi kiện, đơn đề nghị khơng đầy đủ nội dung nên bị tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay từ chối chỉ vì những lý do đơn giản nhƣ hình thức đơn kiện, mẫu đơn kiện. Việc quy định cụ thể về mẫu đơn cũng nhƣ có hƣớng dẫn cụ thể các thủ tục nộp đơn khởi kiện sẽ giúp cho ngƣời dân dễ trình bày các vấn đề của mình với tịa án và giúp cho tịa án hạn chế đƣợc những khó khăn trong việc nghiên cứu vấn đề pháp lý của ngƣời dân, đặc biệt là đối với bộ phận "một cửa". Nếu đơn đƣợc trình bày rõ ràng, bộ phận "một cửa" sẽ xác định đƣợc rõ thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết vụ việc. Trong một

khảo sát gần đây, 10% thẩm phán thuộc tòa án cấp huyện và 24% thẩm phán thuộc tòa án cấp tỉnh cho rằng tịa án mình khơng có mẫu đơn, 25% thẩm phán thuộc tòa án cấp huyện và 33% thẩm phán thuộc tịa án cấp tỉnh khơng có các hƣớng dẫn ngƣời dân trong việc nộp hồ sơ tại tòa án [2]. Thực tiễn này đã hạn chế phần nào khả năng tiếp cận của ngƣời dân. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý việc quy định mẫu đơn không phải là yếu tố bắt buộc trong mọi trƣờng hợp, tránh tình trạng những ngƣời nhận đơn lại máy móc buộc ngƣời dân phải làm đơn theo mẫu, đơn phải đƣợc đánh máy. Ngƣời dân có thể lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình, miễn sao đáp ứng đầy đủ các nội dung cần thiết theo yêu cầu của Tồ án. Bên cạnh đó, Tồ án tại nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cần xây dựng mẫu đơn, hƣớng dẫn nộp đơn theo ngơn ngữ của đồng bào tại nơi có trụ sở Tồ án; thực hiện niêm yết công khai các mẫu, hƣớng dẫn làm đơn tại trụ sở để ngƣời dân có thể dễ dàng thực hiện theo.

Thứ hai, bổ sung quy định bắt buộc giấy biên nhận, giấy hẹn cho công dân khi người dân tới làm việc với tòa án hay giao nộp tài liệu tới tòa án

Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao có hƣớng dẫn các tịa án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho ngƣời khởi kiện tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 12/05/2006 hƣớng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điểm 6 hƣớng dẫn Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự lại không quy định cụ thể vấn đề này. Điều đó đã tạo nên sự áp dụng không thống nhất tại các tịa án. Việc khơng cấp giấy biên nhận hay giấy hẹn sẽ gây nên những khó khăn cho ngƣời dân khi muốn biết đƣợc tình trạng đơn khởi kiện của mình có đƣợc chấp nhận xem xét hay khơng. Ngồi ra, ngƣời dân khơng có bất kỳ chứng cứ nào để khiếu nại nếu trong quá trình xem xét

đơn khởi kiện, cán bộ tòa án làm mất đơn hoặc hồ sơ khởi kiện. Việc khơng có giấy biên nhận, giấy hẹn là một "kẽ hở" và điều kiện thuận lợi cho nhũng nhiễu, ngƣời dân không đƣợc bảo đảm về quyền đƣợc pháp luật bảo vệ. Không cấp giấy biên nhận, giấy hẹn thì mơ hình "một cửa" khơng thể hoạt động đúng đắn đƣợc vì tồn bộ quy trình xử lý sẽ khơng có điểm bắt đầu và điểm kết thúc theo thời hạn luật định. Để việc áp dụng pháp luật đƣợc thống nhất, qua đó giúp ngƣời dân đƣợc thuận lợi trong việc tiếp cận công lý, các quy định về giấy hẹn, giấy biên nhận cần thiết phải đƣợc luật hoá trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Thứ ba, quy phạm hoá trách nhiệm và vai trò của lãnh đạo tòa án

trong việc tiếp nhận đơn khởi kiện của công dân

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về trách nhiệm của thẩm phán kể từ khi "xem xét thụ lý vụ án", còn hoạt động tiếp nhận hồ sơ thì lại quy định là "tịa án". Chánh án là ngƣời chịu trách nhiệm đối với hoạt động quản lý tịa án nên đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác tiếp nhận đơn khởi kiện, giải quyết khiếu nại và nâng cao chất lƣợng hành chính tƣ pháp. Thành công trong việc cải cách thủ tục hành chính tƣ pháp tại một số tịa án có vai trị quan trọng của các chánh án và lãnh đạo tịa án. Thay đổi mơ hình hoạt động hành chính tại tịa án cần phải bảo đảm thơng tin từ việc tiếp nhận đơn đƣợc phản ánh trực tiếp cho lãnh đạo tòa án. Sự tham gia của lãnh đạo tòa án sẽ hạn chế đƣợc những tiêu cực, những khó khăn, cản trở trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn, văn thƣ của ngƣời dân tới tòa án.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của hệ thống Toà án các cấp

Để bảo đảm hoạt động của toà án phù hợp với các nguyên tắc về quyền tiếp cận công lý, hoạt động xét xử của hệ thống này cần đáp ứng đƣợc các u cầu cơ bản đó là: (i) cơng khai, minh bạch, (ii) kịp thời, không chậm trễ, (iii)

khách quan vơ tƣ và áp dụng pháp luật chính xác. Để đảm bảo tổ chức hoạt động của Toà án đáp ứng các yêu cầu trên, phù hợp phƣơng hƣớng cải cách tƣ pháp đã đƣợc xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, cần hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động của toà án theo các hƣớng sau:

Thứ nhất, quy định cụ thể mơ hình, phạm vi thành lập của các Tồ án dự kiến thành lập, bao gồm Toà án sơ thẩm cấp khu vực, Toà án cấp cao.

Đối với Toà án sơ thẩm cấp khu vực, Nghị quyết số 49-NQ/TW quy định “Tòa án sơ thẩm cấp khu vực được tổ chức không phụ thuộc vào đơn vị hành

chính và được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện”, khơng xác định rõ là các huyện trong cùng một tỉnh hay ở các tỉnh

khác nhau. Theo quan điểm của ngƣời viết, TAND sơ thẩm khu vực nên đƣợc thành lập trên cơ sở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một tỉnh để bảo đảm và xác định đƣợc sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân một tỉnh nhất định đối với tổ chức và hoạt động của TAND cấp khu vực đó.

Việc xác định thành lập bao nhiêu TAND sơ thẩm khu vực trong một tỉnh cũng cần dựa trên những tiêu chí nhất định, trong đó, số lƣợng các vụ án và giới hạn địa bàn khu vực địa lý là những tiêu chí cơ. Ví dụ: Ở khu vực các huyện đồng bằng, có thể sáp nhập hai đơn vị Tịa án cấp huyện có số lƣợng giải quyết các vụ án hiện nay khoảng 300 vụ/năm/đơn vị để thành lập một TAND sơ thẩm khu vực. Đối với các khu vực miền núi, do có những đặc thù riêng có thể vẫn tổ chức Tịa án sơ thẩm khu vực ở một huyện, hoặc nếu có điều kiện TAND sơ thẩm khu vực sẽ đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất một số Tòa án cấp huyện, với số lƣợng các vụ án phải giải quyết một năm khoảng trên dƣới 300 vụ, tƣơng đƣơng với số vụ án của một Tòa án cấp tỉnh miền núi cỡ nhỏ hiện nay; trụ sở Tòa án cấp huyện cũ vẫn đƣợc giữ lại làm trụ sở chi nhánh của TAND sơ thẩm khu vực. Theo đó, có thể hợp nhất ba Tịa án cấp

huyện ở miền núi thành một TAND sơ thẩm khu vực. Mỗi TAND sơ thẩm khu vực có một hoặc hai chi nhánh là địa điểm để thụ lý và xét xử, giải quyết các vụ án theo sự phân công của Chánh án TAND sơ thẩm khu vực và tạo thuận lợi cho ngƣời dân, các cơ quan, tổ chức khi có việc đến Tịa án [3].

Đối với Tồ án nhân dân cấp cao, Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của

Bộ Chính trị, Tịa án nhân dân tối cao khơng cịn thẩm quyền xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp tỉnh vẫn còn thẩm quyền xét xử sơ thẩm một số vụ án. Do đó, cần thành lập TAND cấp cao để xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, TAND cấp cao có đặc thù về quản hạt tƣ pháp trên phạm vi nhiều tỉnh khác nhau, nên việc xác định sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự giám sát của cơ quan dân cử thuộc tỉnh nào, hiện cịn có ý kiến khác nhau. Theo quan điểm của ngừoi viết, TAND cấp cao nên đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao; tổ chức cơ sở Đảng của các TAND cấp cao trực thuộc Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án TAND cấp cao báo cáo cơng tác trƣớc Chánh án Tịa án nhân dân tối cao.

Thứ hai, luật hoá thẩm quyền xét xử của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, chức năng xét xử của Tòa án nhân dân tối cao sẽ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm. Các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ trở thành chuẩn mực trong việc áp dụng pháp luật, có giá trị hƣớng dẫn chung đối với Tòa án các cấp theo nguyên tắc các vụ án tƣơng tự phải đƣợc xét xử và phán quyết nhƣ nhau. Vì Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất (Điều 104 Hiến pháp) nên cần luật hóa nội dung: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng cáo, kháng nghị” vào các văn bản quy phạm pháp luật.

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán của Thẩm phán

Thứ nhất, sửa đổi những quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm thẩm phán.

Nhƣ đã phân tích ở trên, hiện nay trong thực tiễn tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán tại Việt Nam cịn ít nhiều chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố chính trị. Ví dụ, tại Khoản 1 Điều 67 Luật Tổ chức TAND năm 2014 vẫn đề cao tiêu chuẩn chính trị, tƣ tƣởng hơn so với tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng thẩm phán yếu kém về năng lực và phẩm chất, tƣ cách vẫn đƣợc bổ nhiệm. Để đảm bảo tính độc lập của thẩm phán, chúng ta cần loại bỏ những yếu tố khơng hoặc ít liên quan đến năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán; bảo đảm khơng có sự phân biệt đối xử về bất cứ yếu tố gì bất hợp lý trong q trình này, từ đó chọn ra đƣợc những thẩm phán có năng lực và đạo đức tốt; cũng nhƣ khuyến khích những ngƣời có năng lực và đạo đức tốt cống hiến cho hệ thống tịa án. Theo đó, cần chỉnh sửa các quy định về bổ nhiệm thẩm phán sau đây:

Một là, sửa đổi quy định về thành phần Hội đồng tuyển chọn thẩm phán

(Điều 70 Luật Tổ chức TAND năm 2014) theo hƣớng loại bỏ dần các chủ thể ngoài ngành nhƣ Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nƣớc, Bộ Quốc phòng để giảm áp lực cho ngƣời đƣợc tuyển chọn cũng nhƣ đảm bảo tính cơng tâm, chính xác của Hội đồng. Đồng thời, bổ sung các chủ thể nhƣ thẩm phán có chun mơn cao, đại diện các cơ quan, tổ chức nghề nghiệp liên quan đến quá trình xét xử.

Hai là, sửa đổi quy định về quy trình tái bổ nhiệm thẩm phán phải thông

chức TAND năm 2014); thay thế quy trình bổ nhiệm hiện hành sang hình thức bỏ phiếu tín nhiệm. Với quy định nhiệm kỳ thẩm phán chỉ kéo dài tối đa 10 năm nhƣ hiện nay thì việc quy định thủ tục tái bổ nhiệm phức tạp sẽ tạo áp lực lớn cho các thẩm phán. Bên cạnh đó, với hình thức bỏ phiếu tín nhiệm với thành phần là các thẩm phán thì sẽ đảm bảo những nhận xét, đánh giá là chính xác và cơng tâm hơn một Hội đồng mà ít có điều kiện giám sát thực tế hoạt động của thẩm phán.

Thứ hai, sửa đổi quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán.

Điều 74 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định “Nhiệm kỳ đầu của các

Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm”. Tại nhiều quốc

gia trên thế giới (Pháp, Nhật Bản, Newzealand), thẩm phán có nhiệm kỳ suốt đời. Việc quy định nhiệm kỳ của thẩm phán quá ngắn sẽ ảnh hƣởng đến việc giữ gìn tính độc lập, tính cƣơng quyết của thẩm phán trong hoạt động, cũng nhƣ gây tốn kém trong việc tổ chức tái bổ nhiệm. Do đó, Việt Nam cũng nên nghiên cứu, kéo dài nhiệm kỳ đầu của thẩm phán lên 20 năm, tiến tới quy định nhiệm kỳ sau khi tái bổ nhiệm là kéo dài suốt đời nhằm tăng cƣờng tính độc lập cho thẩm phán.

Thứ ba, sửa đổi quy định về chế độ tiền lương cho thẩm phán.

Nhƣ đã phân tích ở trên, thẩm phán ở Việt Nam mặc dù có mức lƣơng cao hơn các nghề nghiệp khác nhƣng vẫn là không đủ để thẩm phán đảm bảo cuộc sống của gia đình. Điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến tính độc lập của thẩm phán trong quá trình xét xử. Để tăng cƣờng liêm chính của thẩm phán, Việt Nam có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số nƣớc nhƣ Liên bang Nga, Pháp trong việc quy định chế độ tiền lƣơng, phụ cấp cũng nhƣ các đãi ngộ khác cho thẩm phán. Cụ thể: quy định thẩm phán khơng đƣợc phép có nguồn thu nhập nào khác ngồi lƣơng, tuy nhiên mức lƣơng đƣợc trả phải đủ để thẩm

phán duy trì cuộc sống ổn định của gia đình. Đây là quy định đang đƣợc áp dụng tại Pháp. Để đảm bảo thẩm phán liêm chính trong xét xử, Pháp quy định thẩm phán chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là lƣơng, tuy nhiên, Pháp quy định mức lƣơng khởi điểm cho thẩm phán tƣơng đối cao, khoảng 1.400 euro, tƣơng đƣơng 28 triệu đồng Việt Nam/tháng. Với điều kiện Việt Nam, chúng ta có thể quy định mức lƣơng cho thẩm phán thấp hơn nhƣng phải đảm bảo thẩm phán có thể tồn tâm tồn ý làm việc, khơng chịu tác động từ bên ngoài.

Thứ tư, điều chỉnh, bổ sung các quy định về sự phụ thuộc của thẩm phán vào các chủ thể khác.

Một là, bổ sung các quy định pháp luật cụ thể về việc giữ bí mật nghề nghiệp của thẩm phán. Thẩm phán là nghề nghiệp có nhiều rủi ro, do đó việc

bảo vệ thẩm phán khỏi những rủi ro nghề nghiệp là cần thiết, vừa bảo đảm an ninh, an toàn cho thẩm phán, vừa giảm sự phụ thuộc của họ vào các chủ thể khác. Để đảm bảo bí mật nghề nghiệp của thẩm phán, pháp luật nên bổ sung các quy định về quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, nơi ở, nơi làm việc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)