Công tác xét xử của Toà án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 66 - 78)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP

2.2.2. Công tác xét xử của Toà án

a. Thực trạng quy định pháp luật về hệ thống Toà án

Trong mọi nền tƣ pháp, trên phạm vi quốc tế cũng nhƣ ở Việt Nam thì xét xử tại tòa luôn là bƣớc cuối cùng, có hiệu lực pháp lý ràng buộc với các bên tranh chấp. Cũng trong mọi nền tƣ pháp, các vụ xét xử tại tòa án từ trƣớc tới nay vẫn chiếm tỷ lệ đa số trong tất cả các vụ việc đƣợc giải quyết. Chính vì vậy, mặc dù Toà án chỉ là một trong những chủ thể tham gia vào tiến trình thực thi quyền tiếp cận công lý, song về bản chất, vai trò của tòa án trong tiến trình này là rất to lớn, nếu không nói là quan trọng nhất. Điều đó là bởi xét đến cùng, bản chất của tiếp cận công lý là tiếp cận với tòa án, hay nói cách khác, là tiếp cận với các tiến trình và trình tự phân xử của cơ quan tài phán.

Tại Việt Nam, để cải cách nền tƣ pháp vì mục tiêu đảm bảo công lý cho mọi ngƣời dân, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ''Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới''. Đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hƣớng Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu

lực pháp luật; Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động. Tiếp theo Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Nghị quyết này xác định: ''Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm''. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh: ''Việc thành lập Toà án chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành''. Đối với Toà án quân sự, Nghị quyết 49-NQ/TW chỉ đạo ''cần nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự...''. Đối với việc tổ chức phiên toà xét xử, cần ''xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp''. Nhƣ vậy, có thể thấy, những quan điểm và phƣơng hƣớng trên đây về cải cách tổ chức và hoạt động của Toà án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ quyết định hiệu quả của hoạt động cải cách tƣ pháp trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta hiện nay, mà đồng thời còn có tác động trực tiếp, tích cực đến việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân.

Trên tinh thần của các Nghị quyết kể trên, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 đã có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp, cụ thể nhƣ: Trong cơ cấu của Toà án nhân dân tối cao không có Uỷ ban thẩm phán; Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có sự thay đổi về thành phần với tổng số không quá 17 ngƣời; Bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao; Bỏ quy định về sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử ở Toà án nhân dân tối cao.

Hiện nay, để cụ thể hoá quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đƣợc ghi nhận tại Nghị quyết trung ƣơng 8 khoá VII với yêu cầu “Nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp quận, huyện theo hướng xét xử sơ thẩm thực hiện chủ yếu ở Toà án cấp này. Toà án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Toà án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các toà án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp lụât. Hạn chế việc xét xử đồng thời sơ thẩm và chung thẩm”, thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện ngày càng đƣợc mở rộng hơn, đảm bảo thực hiện hai cấp xét xử, theo đó Toà án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm, còn việc xét xử phúc thẩm đƣợc giao cho Toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án nhân dân tối cao chỉ làm nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, chuẩn bị các dự án luật, hƣớng dẫn các Toà án địa phƣơng thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật. Toà án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý Toà án địa phƣơng và toà án quân sự về mọi mặt: nghiệp vụ, chuyên môn và tổ chức cán bộ. Những đổi mới về tổ chức và nhiệm vụ nêu trên của Toà án đã thể hiện sự quán triệt và vận dụng có hiệu quả đƣờng lối lãnh đạo của Đảng về tổ chức Toà án nhân dân, đảm bảo cho Toà án nhân dân phát huy vị trí pháp lý và vai trò của cơ quan xét xử trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền tiếp cận công lý thông qua hệ thống Toà án ở Việt Nam

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW và Nghị quyết trung ƣơng 8 khoá VII, trong thời gian qua, hoạt động của ngành toà án tại Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực, giúp tăng cƣờng khả năng tiếp cận công lý của ngƣời dân thông qua hoạt động của hệ thống tòa án, cụ thể nhƣ sau:

Một là, Số lƣợng các vụ án đƣợc giải quyết và chất lƣợng hoạt động xét xử của hệ thống tòa án gần đây đã đƣợc nâng cao. Nếu nhƣ năm 2012 các tòa án giải quyết 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%) thì năm 2014, Tòa án các cấp đã giải quyết, xét xử trên 385.000 vụ án các loại trong tổng số trên 415.000 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,8%). Về chất lƣợng xét xử, nhìn chung, các bản án đƣợc tuyên với chất lƣợng tốt hơn do thực hiện tốt hơn các trình tự tố tụng và nâng cao trách nhiệm của các thẩm phán.

Hai là, để bảo đảm tính công khai và minh bạch trong xét xử, trong thực tiễn xét xử hiện nay, nguyên tắc tranh tụng tại các phiên tòa ngày càng đƣợc khuyến khích và đề cao, thay dần cho phƣơng pháp tố tụng xét hỏi. Sở dĩ nhƣ vậy là vì chỉ trong quá trình tố tụng có sự tranh tụng, ngƣời tham gia tố tụng mới có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ và các ý kiến tranh luận của các bên tham gia tố tụng, Hội đồng xét xử mới có điều kiện cân nhắc, xem xét để ra quyết định đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng. Hiến pháp năm 2013 mới đây cũng nhấn mạnh về việc đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại khoản 5 Điều 163.

Ba là trong hoạt động tố tụng, quyền bào chữa cũng đƣợc đảm bảo tốt hơn. Từ chỗ ngƣời bào chữa chỉ có thể tham gia vào vụ án có quyết định khởi tố bị

can (BLTTHS 1998), BLTTHS năm 2003 đã có thêm bƣớc tiến nữa khi quy định ngƣời bào chữa có quyền tham gia ngay từ khi có quyết định tạm giữ.Theo Bộ luật tố tụng hình sự (2003) và Luật Luật sƣ, vai trò và vị trí của giới luật sƣ đƣợc đề cao, hiện tại luật sƣ có thể tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án.

Bốn là, lợi ích của công dân khi xảy ra tình trạng oan sai đã đƣơc đảm bảo tốt hơn thông qua việc thực hiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại của Nhà nƣớc. Ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII, Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc đã đƣợc thông qua. Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về công tác bồi thƣờng nhà nƣớc năm 2013, có tổng số 82 đơn yêu cầu bồi thƣờng, Toà án các cấp đã thụ lý 61 đơn. Đã có 37 vụ đƣợc giải quyết xong. Số tiền Nhà nƣớc phải bồi thƣờng là gần 15,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó đã có 20 trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết bồi thƣờng, 11 trƣờng hợp trong đó đã đƣợc bồi thƣờng với số tiền là 22,7 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo tình hình thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc của Cục Bồi thƣờng nhà nƣớc thì 6 tháng đầu năm 2014, đã giải quyết 86 vụ việc bồi thƣờng nhà nƣớc trên phạm vi cả nƣớc (trong đó có 41 vụ việc thụ lý mới, tăng 30,3% so cùng kỳ năm 2013), đã giải quyết xong 23/83 việc (đạt tỉ lệ 26,7%) với số tiền Nhà nƣớc phải bồi thƣờng là 2.498,227 triệu đồng. Đã có 12 trƣờng hợp ngƣời bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thƣờng theo quy định tại Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc, trong đó 06 vụ việc trong hoạt động tố tụng hình sự với số tiền phải bồi thƣờng là 70.000 triệu đồng; 06 vụ việc trong lĩnh vực quản lý hành chính.

Năm là, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hƣớng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật đƣợc tăng cƣờng. Trong những năm qua, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều nghị quyết hƣớng dẫn thi hành pháp

luật hơn so với những năm trƣớc đây, tháo gỡ nhiều vƣớng mắc trong công tác xét xử. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động xét xử công khai, trong đó có các phiên toà lƣu động, nội dung và bản chất của nhiều vấn đề pháp lý đã đƣợc truyền tải trực tiếp đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời, thông qua các diễn đàn công luận của ngành tòa án nhƣ: Báo công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân và các bản Thông tin khoa học xét xử đã ra mắt bạn đọc thƣờng xuyên với nội dung ngày càng phong phú là những cơ hội tốt để bạn đọc tiếp cận pháp luật thông qua hoạt động của ngành tòa án.

c. Những hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý của Toà án tại Việt Nam hiện nay

Qua nghiên cứu về tổ chức, thẩm quyền và thực tế xét xử của hệ thống toà án nhân dân ở Việt Nam, có thể thấy rằng, bên cạnh những điểm tích cực nhƣ đã nêu trên, pháp luật và thực hiện pháp luật về quyèn tiếp cận công lý của Toà án tại Việt Nam còn một số hạn chế nhƣ sau:

Một là,mặc dù Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã khẳng định ''Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính” nhƣnghiện nay hệ thống toà án tại Việt Nam vẫn đƣợc tổ chức theo cấp hành chính với 03 cấp xét xử là Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân quận, huyện thuộc tỉnh; ngoài ra còn có các Toà án quân sự (chia theo quân khu – khu vực). Việc tổ chức hệ thống Toà án theo cấp hành chính nhƣ vậy đã dẫn đến thực trạng là một số địa phƣơng, khu vực, các toà án bị quá tải trong việc thụ lý và xét xử gây tồn đọng án quá nhiều, trong khi ở một số địa phƣơng, khu vực khác (đặc biệt là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) các toà án lại có quá ít vụ việc để thụ lý gây lãng phí về tổ chức và nhân sự. Ở những nơi các tòa án bị quá tải, rõ ràng quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân không đƣợc đảm bảo, xét cả về chất và lƣợng.

Ví dụ: Theo báo cáo của Toà án nhân dân tỉnh An Giang, hiện nay toàn tỉnh có 01 Toà án nhân cấp tỉnh và 12 Toà án nhân dân cấp huyện. Trong năm 2014, Toà án nhân dân hai cấp trong tỉnh đã thụ lý 10.064 vụ án các loại, trong đó Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý 1.063 vụ và toà án nhân dân cấp huyện phải thụ lý 9.001 vụ (trung bình 750 vụ/1Toà án/năm). Trong khi đó, tại tỉnh Kon Tum với 01 Toà án nhân dân cấp tỉnh và 09 Toà án nhân dân cấp huyện, trong năm 2014, cả hai cấp Toà án chỉ thụ lý 1.914 vụ, trung bình mỗi Toà án chỉ thụ lý 191 vụ/năm. Cá biệt, một số địa phƣơng ở vùng sâu, vùng xa nhƣ Yên Bái trong năm 2014 Toà án nhân dân hai cấp ở đây chỉ thụ lý 126 vụ.

Hai là, nguyên tắc xét xử độc lập của thẩm phán chƣa thực sự đƣợc bảo đảm. Một khi nguyên tắc xét xử độc lập không đƣợc bảo đảm, quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực. Thực trạng nguyên tắc xét xử độc lập của thẩm phán ở Việt Nam hiện nay đƣợc thể hiện ở những điểm sau:

- Ở Việt Nam, thẩm phán đƣợc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và trong tiến trình bổ nhiệm, vai trò của chính quyền địa phƣơng là không nhỏ. Hơn thế nữa, trong quá trình tồn tại hoạt động, sự ảnh hƣởng từ bên ngoài vào công việc của toà án và của thẩm phán cũng chƣa thể xoá bỏ hoàn toàn.

- Hiện nay ở nƣớc ta chƣa có một hiệp hội nghề nghiệp riêng dành cho các thẩm phán để đào tạo chuyên môn cũng nhƣ để bảo vệ quyền độc lập xét xử của thâm phán theo nhƣ hƣớng dẫn của luật quốc tế.Ngoài ra, ở nƣớc ta cũng chƣa có bộ quy tắc về đạo đức nghềnghiệpdành riêng cho thẩm phán để làm cơ sở kiểm soát hành vi, chuẩn mực và lối sống, cũng nhƣ thái độ và sự cần mẫn của họ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động bổ nhiệm thẩm phán hiện nay tại Việt Nam vẫn tồn tại một số bất cập. Khoản 1 Điều 67 Luật Tổ chức

TAND năm 2014 vẫn đặt yêu cầu thẩm phán phải có "bản lĩnh chính trị vững vàng" trƣớc yêu tố "có tình thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực, có hiểu biết xã hội phong phú" và các yêu tố về trình độ chuyên môn (nêu ở các khoản 2, 3, 4, 6 Điều này). Việc đề cao tiêu chuẩn chính trị, tƣ tƣởng hơn so với tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thẩm phán đƣợc bổ nhiệm cho dù yếu kém về năng lực và phẩm chất, tƣ cách.Bên cạnh đó, việc tuyển chọn thẩm phán hiện nay vẫn có sự tham gia của nhiều chủ thể ngoài ngành. Cụ thể, khoản 1 Điều 70 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định thành phần của Hội đổng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia bao gồm cả Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)