Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của ngƣời dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 63)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP

2.2.1. Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của ngƣời dân

Tiếp cận pháp luật bao gồm tiếp cận thông tin pháp luật và tiếp cận các cơ quan tƣ pháp, trong đó tiếp cận thơng tin pháp luật giữ vai trị quan trọng đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc cập nhật và hiểu biết về các quy định, chính sách cũng nhƣ quyền, nghĩa vụ có liên quan. Việc đảm bảo cho ngƣời dân có khả năng tiếp cận thông tin pháp luật là một trong những điều kiện cơ bản của việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý.

Ở Việt Nam hiện nay, ngƣời dân có thể tiếp cận thơng tin pháp luật qua nhiều kênh khác nhau nhƣ truyền hình, báo chí, internet, ngƣời quen, bạn bè, hội họp, luật sƣ; trong đó, chủ yếu là thơng qua truyền hình (96,7%), báo chí (41%), loa phát thanh ở cộng đồng (40,4%), internet (20,9%), họp thôn/xã/tổ dân phố (40%), tuyên truyền phổ biến pháp luật ở địa phƣơng (33%), rất hiếm khi ngƣời dân tham khảo thông tin pháp luật từ luật sƣ (tỷ lệ tiếp cận chỉ là 2%) [53; bảng 7,tr23].

Khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là ngƣời dân ở nhóm yếu thế là chƣa cao. Ví dụ: Theo số liệu khảo sát của UNDP thực hiện năm 2012, có 57,8% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ đã theo dõi các phiên thảo luận, chất vấn của đại biểu Quốc hội tại các phiên họp Quốc hội (có thể là phiên truyền hình trực tiếp, bản tin tóm tắt hay phát lại). Tuy nhiên, vẫn có đến 9,42% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ không quan tâm và khơng theo dõi thơng tin về tình hình thời sự, kinh tế, xã hội của đất nƣớc nói chung, thông tin về phát luật nói riêng. Đáng lo ngại là có đến 14% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ không quan tâm đến thơng tin pháp luật. Trong đó, nhóm ngƣời có vị thế xã hội có khả năng tiếp cận thơng tin pháp luật cao hơn gấp 6 lần so với nhóm ngƣời có học vấn thấp, ngƣời ngèo, phụ nữ [53; bảng 5, bảng

6, tr20]. Có thể thấy rằng, hiện nay có khoảng cách tƣơng đối lớn trong việc tiếp cận pháp luật của ngƣời dân ở nhóm yếu thế (nhƣ phụ nữ, ngƣời nghèo, ngƣời có học vấn thấp) so với các nhóm đối tƣợng khác.

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan nhƣ điều kiện địa lý, giao thơng, hệ thống cơ sở hạ tầng thì cũng có ngun nhân chủ quan là trình độ học vấn thấp. Chính vì vậy, một trong những giải pháp cơ bản nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho ngƣời dân là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Theo kết quả khảo sát của UNDP thực hiện năm 2011, trình độ học vấn thấp và hiểu biết hạn chế là các yếu tố chính tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận thơng tin pháp luật và các cơ quan tƣ pháp. Có khoảng 31% số ngƣời đƣợc UNDP phỏng vấn (trong độ tuổi từ 16 đến 61) chƣa từng đi học hoặc mới học tới lớp 5 trở xuống. Số ngƣời có học vấn cao đẳng và đại học là 16%, số ngƣời có học vấn trên đại học chƣa tới 1% [53]. Trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn rõ ràng có ảnh hƣởng tới hiểu biết của họ về các vấn đề xã hội và pháp luật, cụ thể là hiểu biết về các quyền cơ bản hay việc sửa đổi Hiến pháp. Theo báo cáo của UNDP, mặc dù khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thƣờng đƣợc tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, thì ngay tại thời điểm Quốc hội đang sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn có tới 42,4% ngƣời đƣợc phỏng vấn “khơng từng nghe” hoặc “không biết” về Hiến pháp. Trong số những ngƣời nhận là có biết về Hiến pháp, 23% khơng biết về q trình xem xét sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra.

Để nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của ngƣời dân, trong suốt hơn 10 năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã đƣợc nhà nƣớc quan tâm, đầu tƣ và triển khai ở các cấp, các ngành. Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến giáo dục pháp luật vào tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013. Trƣớc đó, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa IX) đã có

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân; Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 phê duyệt Chƣơng trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2008 – 2012; Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 phê duyệt Đề án tăng cƣờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015;... Các Bộ, ban, ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng cũng đã có chƣơng trình và kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của từng Bộ, ngành, địa phƣơng.

Cũng theo khảo sát của UNDP, mặc dù cịn nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin pháp luật nhìn chung, ngƣời dân tƣơng đối hiểu biết về pháp luật. Đối với 10 câu hỏi đƣợc đƣa ra về nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, ngƣời tham gia khảo sát đã trả lời đúng từ 66% trở lên đối với 06 trên 10 câu hỏi, đặc biệt có 04 câu hỏi có trên 80% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời đúng; trong đó đáng lƣu ý là câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất (88%) lại là câu hỏi liên quan đến trợ giúp pháp lý: Các hộ nghèo có đƣợc hƣởng trợ giúp pháp lý hay khơng. Kết quả này cho thấy, các Chƣơng trình phổ biến giáo dục thực hiện trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kể; hỗ trợ tích cực cho ngƣời dân trong việc tăng cƣờng năng lực tiếp cận pháp luật, hƣớng tới mục tiêu tiếp cận công lý.

Nhƣ vậy, việc đảm bảo cho ngƣời có khả năng tiếp cận thơng tin pháp luật một cách chủ động hoặc thơng qua các chƣơng trình tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những chủ trƣơng đúng đắn của Việt

Nam trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn cịn có những khó khăn, trở ngại cần đƣợc khắc phục nhƣ:

- Thiếu đội ngũ tuyên truyền viên thực hiện tuyên truyền pháp luật cho các đối tƣợng là thuộc nhóm yếu thế.

- Hệ thống trợ giúp pháp lý cịn khó khăn, ngƣời dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ngƣời dân tộc thiểu vẫn chƣa có điều kiện để tiếp cận pháp luật. Khảo sát của UNDP thực hiện năm 2003 với 1000 ngƣời cho thấy có đến 84% ngƣời tham gia khảo sát ở vùng núi không biết đến các trung tâm trợ giúp pháp lý, tỷ lệ này ở vùng nông thôn là 52% và ở thành phố là 6%.

2.2.2. Công tác xét xử của Toà án

a. Thực trạng quy định pháp luật về hệ thống Toà án

Trong mọi nền tƣ pháp, trên phạm vi quốc tế cũng nhƣ ở Việt Nam thì xét xử tại tịa ln là bƣớc cuối cùng, có hiệu lực pháp lý ràng buộc với các bên tranh chấp. Cũng trong mọi nền tƣ pháp, các vụ xét xử tại tòa án từ trƣớc tới nay vẫn chiếm tỷ lệ đa số trong tất cả các vụ việc đƣợc giải quyết. Chính vì vậy, mặc dù Tồ án chỉ là một trong những chủ thể tham gia vào tiến trình thực thi quyền tiếp cận cơng lý, song về bản chất, vai trị của tịa án trong tiến trình này là rất to lớn, nếu khơng nói là quan trọng nhất. Điều đó là bởi xét đến cùng, bản chất của tiếp cận công lý là tiếp cận với tịa án, hay nói cách khác, là tiếp cận với các tiến trình và trình tự phân xử của cơ quan tài phán.

Tại Việt Nam, để cải cách nền tƣ pháp vì mục tiêu đảm bảo công lý cho mọi ngƣời dân, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ''Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới''. Đối với Toà án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Toà án các cấp theo hƣớng Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu

lực pháp luật; Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện cơng tác xét xử phúc thẩm; Tồ án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động. Tiếp theo Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Nghị quyết này xác định: ''Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tồ án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tồ án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tồ án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm''. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh: ''Việc thành lập Toà án chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành''.

Đối với Toà án quân sự, Nghị quyết 49-NQ/TW chỉ đạo ''cần nghiên cứu, xác

định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự...''. Đối với việc tổ chức phiên toà xét

xử, cần ''xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố

tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp''. Nhƣ vậy, có thể thấy, những quan điểm

và phƣơng hƣớng trên đây về cải cách tổ chức và hoạt động của Tồ án có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, không chỉ quyết định hiệu quả của hoạt động cải cách tƣ pháp trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta hiện nay, mà đồng thời cịn có tác động trực tiếp, tích cực đến việc bảo đảm quyền tiếp cận công lý của ngƣời dân.

Trên tinh thần của các Nghị quyết kể trên, Luật Tổ chức Tồ án nhân dân năm 2002 đã có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp, cụ thể nhƣ: Trong cơ cấu của Toà án nhân dân tối cao khơng có Uỷ ban thẩm phán; Hội đồng thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao có sự thay đổi về thành phần với tổng số không quá 17 ngƣời; Bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao; Bỏ quy định về sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử ở Toà án nhân dân tối cao.

Hiện nay, để cụ thể hoá quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đƣợc ghi nhận tại Nghị quyết trung ƣơng 8 khoá VII với yêu cầu “Nghiên cứu tăng thẩm

quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp quận, huyện theo hướng xét xử sơ thẩm thực hiện chủ yếu ở Toà án cấp này. Toà án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Toà án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn các toà án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp lụât. Hạn chế việc xét xử đồng thời sơ thẩm và chung thẩm”, thẩm quyền xét xử

của Toà án nhân dân cấp huyện ngày càng đƣợc mở rộng hơn, đảm bảo thực hiện hai cấp xét xử, theo đó Tồ án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm, còn việc xét xử phúc thẩm đƣợc giao cho Toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án nhân dân tối cao chỉ làm nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, chuẩn bị các dự án luật, hƣớng dẫn các Toà án địa phƣơng thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật. Toà án nhân dân tối cao trực tiếp quản lý Toà án địa phƣơng và toà án quân sự về mọi mặt: nghiệp vụ, chuyên môn và tổ chức cán bộ. Những đổi mới về tổ chức và nhiệm vụ nêu trên của Toà án đã thể hiện sự quán triệt và vận dụng có hiệu quả đƣờng lối lãnh đạo của Đảng về tổ chức Toà án nhân dân, đảm bảo cho Tồ án nhân dân phát huy vị trí pháp lý và vai trị của cơ quan xét xử trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền tiếp cận công lý thơng qua hệ thống Tồ án ở Việt Nam

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW và Nghị quyết trung ƣơng 8 khoá VII, trong thời gian qua, hoạt động của ngành toà án tại Việt Nam đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực, giúp tăng cƣờng khả năng tiếp cận công lý của ngƣời dân thông qua hoạt động của hệ thống tòa án, cụ thể nhƣ sau:

Một là, Số lƣợng các vụ án đƣợc giải quyết và chất lƣợng hoạt động xét xử

của hệ thống tòa án gần đây đã đƣợc nâng cao. Nếu nhƣ năm 2012 các tòa án giải quyết 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%) thì năm 2014, Tịa án các cấp đã giải quyết, xét xử trên 385.000 vụ án các loại trong tổng số trên 415.000 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,8%). Về chất lƣợng xét xử, nhìn chung, các bản án đƣợc tuyên với chất lƣợng tốt hơn do thực hiện tốt hơn các trình tự tố tụng và nâng cao trách nhiệm của các thẩm phán.

Hai là, để bảo đảm tính cơng khai và minh bạch trong xét xử, trong thực tiễn xét xử hiện nay, nguyên tắc tranh tụng tại các phiên tịa ngày càng đƣợc khuyến khích và đề cao, thay dần cho phƣơng pháp tố tụng xét hỏi. Sở dĩ nhƣ vậy là vì chỉ trong q trình tố tụng có sự tranh tụng, ngƣời tham gia tố tụng mới có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đánh giá chứng cứ và các ý kiến tranh luận của các bên tham gia tố tụng, Hội đồng xét xử mới có điều kiện cân nhắc, xem xét để ra quyết định đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời tham gia tố tụng. Hiến pháp năm 2013 mới đây cũng nhấn mạnh về việc đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại khoản 5 Điều 163.

Ba là trong hoạt động tố tụng, quyền bào chữa cũng đƣợc đảm bảo tốt hơn.

can (BLTTHS 1998), BLTTHS năm 2003 đã có thêm bƣớc tiến nữa khi quy định ngƣời bào chữa có quyền tham gia ngay từ khi có quyết định tạm giữ.Theo Bộ luật tố tụng hình sự (2003) và Luật Luật sƣ, vai trị và vị trí của giới luật sƣ đƣợc đề cao, hiện tại luật sƣ có thể tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án.

Bốn là, lợi ích của cơng dân khi xảy ra tình trạng oan sai đã đƣơc đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)