Tƣ vấn và trợ gúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 78 - 85)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

2.2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP

2.2.3. Tƣ vấn và trợ gúp pháp lý

Thực tiễn tƣ pháp và bảo đảm quyền con ngƣời trên thế giới đã cho thấy, hoạt động tƣ vấn, trợ giúp pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo đảm và hiện thực hóa các quyền con ngƣời nói chung, quyền tiếp cận cơng lý

nói riêng. Ở Việt Nam, điều này càng cần thiết, nhất là trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa mà ngƣời nghèo, vùng sâu, vùng xa và đối tƣợng chính sách chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn.

Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) tại điểm d) khoản 3 Điều 14 đã nêu rõ, trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi ngƣời đều có quyền địi hỏi một cách hồn tồn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau: "được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự trợ

giúp pháp lý do mình chọn; nếu chưa có sự trợ giúp pháp lý thì phải được thơng báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của cơng lý địi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự trợ giúp pháp lý mà khơng phải trả tiền nếu người đó khơng có đủ điều kiện trả". Trên thế giới hầu hết các quốc gia đều thực

hiện chính sách trợ giúp pháp lý ở các phạm vi, mức độ và hình thức đa dạng, khác nhau. Thực tiễn tƣ pháp ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc và châu Phi cho thấy, đối tƣợng thụ hƣởng trợ giúp pháp lý không chỉ là những ngƣời khơng có khả năng chi trả trong các vụ án hình sự, trong quá trình tố tụng hình sự, mà cịn cả cho những vụ án dân sự - trong quá trình tố tụng dân sự, đƣợc tƣ vấn, đại diện, bào chữa miễn phí, cịn đƣợc miễn giảm án phí, miễn giảm lệ phí thi hành án,... đƣợc cấp Thẻ trợ giúp pháp lý để khi có vụ việc thì u cầu dịch vụ; các luật sƣ phải nhận chỉ tiêu trợ giúp pháp lý mỗi năm hoặc theo định kỳ để đảm bảo rằng cung cấp trợ giúp pháp lý cho đối tƣợng thụ hƣởng là nghĩa vụ của ngƣời luật sƣ, đó là kinh nghiệm hay của nhiều quốc gia nhƣ Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Úc, Trung Quốc,...

Ớ Việt Nam, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đề ra chủ trƣơng "đẩy mạnh cơng tác trợ

hố" và "từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp..., tăng cường tranh tụng". Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đã xác định rất rõ chính sách trợ

giúp pháp lý, quy định trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nƣớc; Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; đồng thời, Nhà nƣớc có trách nhiệm khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sƣ và luật sƣ, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý. Luật cũng xác định rõ, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý, nhằm giúp họ bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ cơng lý, bảo đảm cơng bằng xã hội, phịng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Luật cũng xác định trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc bảo đảm về chất lƣợng vụ việc trợ giúp pháp lý theo tinh thần đã trợ giúp là phải có chất lƣợng. Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 -2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ) đã khẳng định trợ giúp pháp lý là một chính sách góp phần xoa đói, giảm nghèo, đồng thời đã xác định yêu cầu "Hồn thiện khn khổ pháp luật, tăng

cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật"[7;tr69]. Luật trợ

giúp pháp lý tại Điều 10 và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ tại Điều 2 đã quy định cụ thể về ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý là nhóm cơng dân đƣợc hƣởng ƣu đãi của Nhà nƣớc do có cơng lao to lớn đóng góp cho đất nƣớc hoặc nhóm yêu thế bị rào cản về kinh tế, ngơn ngữ hoặc thể chất. Ngồi ra, nhiều luật mới cũng bổ sung đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý

nhƣ ngƣời cao tuổi, nạn nhân bị mua bán, ngƣời bị nhiễm HIV,... Đặc biệt, đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã đƣợc khẳng định lại trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, tại Điều 2: "... Trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó".

Hiện cả nƣớc đang có 63 trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nƣớc và 199 chi nhánh của các trung tâm này với 1.244 biên chế (483 trợ giúp viên pháp lý) và 8.980 cộng tác viên (có 1.055 luật sƣ). Ngồi ra, cả nƣớc cịn có 277 tổ chức hành nghề luật sƣ và 40 trung tâm tƣ vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (với 815 luật sƣ và 102 tƣ vấn viên pháp luật) đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Sau 08 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, đến hết tháng 12/2014, cả nƣớc thực hiện đƣợc khoảng 940.183 vụ việc trợ giúp pháp lý, trong đó gồm 52.985 vụ việc tham gia tố tụng (13.120 vụ việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý; 39.865 vụ việc bào chữa); 879.133 vụ việc tƣ vấn pháp luật (tại trung tâm trợ giúp pháp lý và chi nhánh hoặc trợ giúp pháp lý lƣu động). Trong đó có 80.320 vụ việc hình sự, 202.146 vụ việc dân sự, 103.776 vụ việc hơn nhân và gia đình, 72.526 vụ việc hành chính, 228.090 vụ việc về đất đai, 20.656 vụ việc về lao động, 129.719 vụ việc ƣu đãi và 102.922 vụ việc trong các lĩnh vực pháp luật khác. Tổng số lƣợt ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý sau 08 năm là gần 10.000 đối tƣợng [14]. Riêng trong hai năm 2012-2013 đã có 231.830 vụ việc và 240.176 ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý [4]. Năm 2014, 572 trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện trên 74.258 vụ việc/124.171 vụ việc trên toàn quốc, trong đó có 3.690 vụ việc tham gia tố tụng (mỗi trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng khoảng 06 vụ /năm) [14].

Một lực lƣợng có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giúp đỡ pháp luật cho công dân, bảo đảm điều kiện để tiếp cận công lý là luật sƣ. Theo báo cáo của ông Lê Thúc Anh - Chủ tịch Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam tại Đại hội Mặt trận tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014-2019) ngày 26/9/2014, Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam đƣợc thành lập vào tháng 5/2009, khi đó cả nƣớc có hơn 5.300 luật sƣ; đến tháng 6/2014, số lƣợng luật sƣ đã tăng lên 8.675 ngƣời (tăng gần 40%) và khoảng 4.000 ngƣời tập sự hành nghề luật sƣ. Hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trên cả nƣớc đều đã có Đồn luật sƣ đi vào hoạt động theo chế độ tự quản và thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động chung của Liên đoàn. Từ tháng 5/2009 đến nay, luật sƣ của Hội đã thực hiện 31.271 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí, trong đó có vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời [37]. Trong lĩnh vực tố tụng, Thông tƣ liên tịch số 10/TTLT/2007 của Bộ Tƣ pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - VKSNDTC - TANDTC ngày 28/12/2007 đã xác định rõ cơ chế phối hợp để tạo điều kiện tiếp cận trợ giúp pháp lý cho ngƣời bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, nếu phát hiện ngƣời bị bắt giữ, bị can, bị cáo thuộc diện đƣợc trợ giúp pháp lý thì Thủ trƣởng, phó Thủ trƣởng cơ quan điều tra, điều tra viên; Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKSND, kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án TAND, Thẩm phán (chủ toạ vụ án dân sự) có trách nhiệm hƣớng dẫn họ hoặc ngƣời thân thích, ngƣời đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp cho họ mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của trung tâm, chi nhánh trợ giúp pháp lý. Ngƣời đang bị tạm giữ, tạm giam đƣợc ngƣời tiến hành tố tụng, giám thị tại tạm giam, trƣởng nhà tạm giữ giải thích về quyền đƣợc trợ giúp pháp lý; nếu họ có yêu cầu đƣợc trợ giúp pháp lý thì đƣợc hƣớng dẫn viết đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và đơn của họ đƣợc các cá nhân, đơn vị này chuyển đến trung tâm hoặc chi nhánh trợ giúp pháp lý nơi ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt

trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt trại tạm giam, nhà tạm giữ. Tuy nhiên, theo thống kê chung, hiện chƣa đến 20% vụ án có ngƣời bào chữa, đại diện trƣớc tòa, với diện đƣợc trợ giúp pháp lý cịn thấp hơn [37] vì nhiều lý do: thiếu nhân lực, ngƣời dân chƣa có đủ thơng tin, chƣa tin vào trợ giúp pháp lý, các cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng vẫn chƣa thực sự thực hiện đúng chức trách và tuân thủ quy định về cấp giấy tham gia tố tụng cũng nhƣ việc để ngƣời bào chữa tiếp cận đầy đủ thông tin vụ án,... chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, chƣa theo đuổi đến cùng kết quả vụ việc.

Bên cạnh những thành tựu nói trên, việc bảo đảm quyền đƣợc trợ giúp pháp lý của ngƣời dân vẫn còn nhiều bất cập. Khảo sát về tiếp cận công lý của UNDP thực hiện năm 2003 vơi 1000 ngƣời cho thấy có đến 84% ngƣời tham gia khảo sát ở vùng núi không biết đến các trung tâm trợ giúp pháp lý, tỷ lệ này ở vùng nông thôn là 52% và ở thành phố là 6% [50]. Theo Báo cáo Đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng thực hiện năm 2010 cho thấy gần nhƣ 100% ngƣời dân tộc thiểu số ở các tỉnh Bắc Kạn, An giang không biết về Luật Trợ giúp pháp lý, ngay cả những ngƣời dân tộc thiểu số ở những xã 135 là đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý cũng không biết về Luật này và những lợi ích đáng lẽ họ đƣợc hƣởng từ chƣơng trình này. Sự hiểu biết về những tổ chức, cơ quan có liên quan đến dịch vụ pháp lý cũng rất thấp, chƣa đến 1/3 số ngƣời đƣợc hỏi đã từng nghe đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh và các chi nhánh của Trung tâm. Tỷ lệ này ở các xã 135 chỉ cao hơn một chút. Trong số các đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý thì nam giới đƣợc tiếp cận thông tin về dịch vụ pháp lý tốt hơn phụ nữ, cho dù là nam giới dân tộc thiểu số cũng vẫn cao hơn phụ nữ dân tộc Kinh [55].

Thứ nhất, hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn chƣa có những văn bản hƣớng

dẫn, quy định chi tiết, cụ thể về tiêu chí thụ hƣởng quyền đƣợc trợ giúp pháp lý của các đối tƣợng đƣợc nêu trong Điều 10 của Luật Trợ giúp pháp lý. Hơn nữa, đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật còn hạn chế và chƣa phản ánh đầy đủ tinh thần nhân văn, nhân đạo của pháp luật nƣớc ta cũng nhƣ của việc thực thi nghĩa vụ của Việt Nam đối với chuẩn mực quốc tế về quyền con ngƣời đƣợc thể hiện trong các Công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam là thành viên. Chẳng hạn, Luật trợ giúp pháp lý chỉ thừa nhận quyền đƣợc trợ giúp pháp lý cho đối tƣợng là trẻ em không nơi nƣơng tựa, chứ chƣa phải là trẻ em nói chung, cũng nhƣ đối tƣợng là ngƣời nghèo mà chƣa có những quy định mở rộng cho những đối tƣợng có thu nhập thấp hoặc những ngƣời thất nghiệp, vô gia cƣ... Trong khi đó, pháp luật quốc tế quy định rằng, trẻ em là đối tƣợng đặc biệt cần phải đƣợc bảo vệ và có quyền đƣợc tiếp cận tƣ pháp và trợ giúp pháp lý miễn phí.

Thứ hai, nguồn nhân lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý chƣa đƣợc đảm

bảo. Việt Nam hiện đang thiếu hụt về số lƣợng là chất lƣợng của đội ngũ trợ giúp viên, luật sƣ. Hiện nay, cả nƣớc hiện có gần 500 trợ giúp viên nhƣng chủ yếu tập trung tại các thành phố, đơ thị, cịn vùng khó khăn thì gần nhƣ khơng có cả luật sƣ và trợ giúp viên. Ví dụ, Hà Nội có 08 chi nhánh với 29 trợ giúp viên, Cần Thơ 06 chi nhánh với 11 trợ giúp viên, trong khi những địa phƣơng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số nhƣ Yên Bái thì chỉ có 02 chi nhánh với 07 trợ giúp viên, Thái Nguyên 03 chi nhánh với 05 trợ giúp viên, cá biệt nhƣ Kon Tùm chỉ có 03 trợ giúp viên. Hiện tỉ lệ luật sƣ trên tổng số dân ở nƣớc ta là 1/25.000 dân, chỉ xấp xỉ bằng 1/60 so với Vƣơng quốc Anh, 1/2 so với Trung Quốc, 1/5 so với Hàn Quốc, 1/4 so với Nhật Bản [71]. Theo dự kiến của Bộ Tƣ pháp, trong những năm tới, chúng ta phải cần từ 18.000 đến 20.000 luật sƣ mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiếp cận dịch vụ pháp lý của ngƣời dân.

Tóm lại, để trợ giúp pháp lý thực sự là một hoạt động hữu ích và đem pháp luật đến với ngƣời nghèo, giảm các vụ khiếu kiện thiếu căn cứ, tạo niềm tin cho ngƣời dân đối với nhà nƣớc và pháp luật thì Nhà nƣớc và xã hội cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn để có sự đầu tƣ và quan tâm phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)