Cấu trúc của khung pháp luật về quyền tiếp cận công lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 35 - 42)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

1.4. KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ

1.4.2. Cấu trúc của khung pháp luật về quyền tiếp cận công lý

Mặc dù đƣợc quy định tại nhiều bộ luật khác nhau ở phạm vi quốc gia và quốc tế nhƣng tựu chung lại, khung pháp luật quyền tiếp cận công lý có một số nội dung chủ đạo nhƣ sau:

1.4.2.1. Quyền đƣợc xét xử công bằng

Quyền đƣợc xét xử công bằng là một quyền thiết yếu trong mọi nhà nƣớc pháp quyền. Một phiên tồ cơng bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con ngƣời nhƣ quyền sống, quyền đƣợc an toàn về thân thể, tự do ngôn luận… Ngƣợc lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con ngƣời khơng đƣợc tơn trọng thì khó có thể đảm bảo việc mọi ngƣời đều đƣợc xét xử công bằng.

Quyền đƣợc xét xử cơng bằng là một trong những nền móng của xã hội tơn trọng pháp luật. Để đảm bảo quyền đƣợc xét xử công bằng, trong xét xử phải đảm bảo các nguyên tắc nhƣ: bảo đảm quyền đƣợc xét xử cơng bằng tại tồ án của ngƣời bị tình nghi phạm tội, nguyên tắc suy đốn vơ tội, ngun

tắc chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc bình đẳng trƣớc tồ án, nguyên tắc hai cấp xét xử, ngun tắc tồ án độc lập, khơng thiên vị và công khai; nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…

Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948 (UDHR) đã khẳng định quyền đƣợc xét xử một cách cơng bằng và bình đẳng của con ngƣời tại Điều 8 của Tun ngơn nhƣ sau: “Ai cũng có quyền u cầu tịa án quốc gia

có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận”. Đây có thể coi là tun ngơn hùng hồn về việc đảm bảo quyền địi hỏi, tìm kiếm cơng lý của con ngƣời. Cụ thể hố tun ngơn này, Liên Hợp quốc tiếp tục thông qua Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR) và Cơng ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá 1966 (ICESCR). ICCPR hay ICECR đều không phải là văn kiện pháp lý chuyên biệt quy định về quyền tiếp cận cơng lý của con ngƣời, vì các quyền nhƣ vậy đƣợc thừa nhận trong rất nhiều các điều ƣớc quốc tế khác về nhau. Tuy nhiên, ICCPR và ICERCcó ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hiện thực hóa các quyền về tiếp cận cơng lý của con ngƣời, bởi lẽ công ƣớc này xác định các cách thức, biện pháp nhằm loại trừ những sự phân biệt đối xử trong việc hƣởng thụ các quyền con ngƣời hƣớng tới mục tiêu tiếp cận lý. Trong các văn kiện quốc tế này, quyền đƣợc xét xử công bằng đƣợc quy định tại các Điều 10, 11 của UDHR và các Điều 11, 14, 15 của ICCPR. Theo Điều 10, mọi ngƣời đều bình đẳng về quyền đƣợc xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng nhƣ về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Điều 11 bổ sung thêm một số khía cạnh cụ thể, theo đó, mọi ngƣời bị cáo buộc về hình sự đều có quyền đƣợc coi là vô tội cho đến khi đƣợc chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tồ xét xử cơng khai nơi ngƣời đó đƣợc bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình.

Khơng ai bị cáo buộc là phạm tội vì bất cứ hành vi hoặc sự tắc trách nào mà không cấu thành một tội phạm hình sự theo pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế vào thời điểm thực hiện hành vi hay có sự tắc trách đó. Cũng khơng ai bị tuyên phạt nặng hơn mức hình phạt đƣợc quy định vào thời điểm hành vi phạm tội đƣợc thực hiện. Các quy định kể trên sau đó đƣợc tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 14, 15 và 11 ICCPR. Điều 14 ICCPR cụ thể hóa các quyền bình đẳng trƣớc tịa án, quyền đƣợc suy đốn vơ tội và một loạt bảo đảm tố tụng tối thiểu khác dành cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Điều 15 ICCPR chi tiết hóa bảo đảm về quyền không bị xét xử hồi tố. Điều 11 ICCPR tái khẳng định bảo đảm về quyền không bị bỏ tù chỉ vì khơng hồn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

Bên cạnh các văn kiện mang tính ràng buộc pháp lý (công ƣớc, điều ƣớc), nhiều văn kiện khơng mang tính ràng buộc pháp lý nhƣ Hƣớng dẫn, Nguyên tắc, Quy tắc có liên quan đến bảo vệ quyền đƣợc xét xử công bằng. Chẳng hạn nhƣ liên quan đến ngƣời tiến hành tố tụng và các nghĩa vụ của họ có các văn kiện nhƣ: Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tồ án (1985), Quy ƣớc đạo đức của quan chức thi hành pháp luật (1979), Hƣớng dẫn về vai trị của Cơng tố viên (1990)… Liên quan đến ngƣời tham gia tố tụng có các văn kiện nhƣ: Các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những ngƣời bị giam hay tù dƣới bất kỳ hình thức nào (1988), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tƣ pháp ngƣời chƣa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) (1985), Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc quyền tự do (1990), Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của Luật sƣ (1990)… Những văn kiện này dù khơng mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhƣng lại là những tiêu chuẩn chung đã đƣợc cộng đồng quốc tế thống nhất nhằm hƣớng đến bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của con ngƣời. Bên cạnh giá trị đạo đức và chính trị, các văn kiện này đã và đang đƣợc nghiên cứu và nội luật hoá bởi nhiều quốc gia.

1.4.2.2. Quyền đƣợc toà án xét xử bằng những thủ tục công bằng

Để đảm bảo khả năng tiếp cận công lý của ngƣời dân, một trong những điều kiện quan trọng là ngƣời dân có thể tiếp cận các cơ quan tƣ pháp thông qua các thủ tục, quy trình hành chính một cách thuận tiện, dễ dàng.

Các Bộ luật tố tụng hiện nay ở Việt Nam đều có những quy định nhằm đảm bảo cho ngƣời dân có thể tiếp cận các thủ tục tƣ pháp một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các bộ luật này không quy định rõ các thủ tục, quy trình hành chính cho ngƣời dân khi nhờ cậy tồ án mà mới chỉ quy định về thủ tục tố tụng tại tồ, trong đó bao gồm việc nộp và nhận đơn.

Ví dụ:

- Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về thủ tục khởi kiện tại thụ lý vụ án tại Chƣơng XII: Điều 167 quy định Toà án phải nhận đơn khởi kiện do ngƣời dân nộp theo cả đƣờng bƣu điện và trực tiếp tại toà; trong thời hạn 5 ngày phải phải có quyết định thụ lý, chuyển đơn cho Tồ án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn kiện cho ngƣời dân. Điều 169 quy định Tồ án phải thơng báo cho ngƣời dân biết để họ sửa đổi, bổ sung hồ sơ và trong trƣờng hợp đặc biệt có thể gia hạn thời gian để ngƣời dân có thể đảm bảo quyền khởi kiện hợp pháp của mình. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tồn án phải thơng báo ngay cho ngƣời dân về việc nộp tạm ứng phí và tiến hành thụ lý vụ án khi đã nhận đầy đủ hồ sơ cần thiết (Điều 171). Sau khi nhận đƣợc thông báo về việc thụ lý vụ án, ngƣời dân có quyền gửi cho Tồ án các văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của ngƣời khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo; có quyền gia hạn việc gửi các tại liệu trên; quyền đƣợc xem, ghi chép, sao chụp đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kiện (Điều 175).

- Thông tƣ liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC hƣớng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quy định: Cơ

quan điều tra trong Công an nhân dân và Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực ban hình sự để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi ngƣời biết; Việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức trực tiếp hoặc qua điện thoại và các phƣơng tiện thơng tin khác (Điều 8). Khơng đƣợc vì bất cứ lý do gì mà từ chối việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (Điều 4).

Có thể thấy rằng các “quy trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động xét xử tại Toà án, giải quyết các yêu cầu của ngƣời dân trƣớc và sau các phiên toà xét xử…tiếp dân; tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện, hồ sơ kháng cáo, kháng nghị, hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển đến, đơn khiếu nại, công văn; phân công giải quyết vụ án; cấp sao lục bản án, quyết định của Toà án; quản lý số lƣợng án đầu vào, đầu ra, án tồn; bố trí hội trƣờng xét xử và thủ tục quản lý, trao đổi thông tin phục vụ cho sự chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực công tác của lãnh đạo toà án các cấp” đƣợc coi là thủ tục hành chính tƣ pháp thì chƣa đƣợc quy định cụ thể và thống nhất trên toàn quốc [2].

1.4.2.3.Quyền đƣợc tiếp cận thông tin pháp luật

Trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật phải phục vụ con ngƣời. Mọi cơng dân đều có quyền đƣợc biết, đƣợc sử dụng pháp luật, trong đó có việc sử dụng pháp luật để tiếp cận công lý. Đây không phải là đặc quyền, đặc lợi của bất cứ ai. Chính vì vậy, đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin pháp luật là một nội dung quan trọng của quyền tiếp cận cơng lý, đặc biệt là với nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội. Họ là đối tƣợng dễ bị thiệt hại, bất công nhất, nhƣng đồng thời cũng là đối tƣợng ít có điều kiện để tiếp cận thơng tin pháp luật nhất, và vì thế khơng thể nhận biết và theo đuổi sự đền bù/khắc phục cho những thiệt hại, bất cơng của mình. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định: Cơng

dân có quyền tiếp cận thông tin. Mặc dù đã đƣợc cụ thể hố trong một số Luật

nhƣ Luật phịng, chống tham nhũng; Luật xây dựng, Luật đầu tƣ, Luật đất đai; và hiện nay, Việt Nam cũng đang khẩn trƣơng xây dựng dự thảo Luật Tiếp cận thông tin nhƣng việc thể chế và chi tiết hóa quyền đƣợc thơng tin đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp thành các quy định của luật và văn bản pháp quy còn chậm và chƣa hệ thống; chƣa bao quát đầy đủ các lĩnh vực của cuộc sống; chƣa có một cơ chế pháp lý cụ thể, đơn giản nên việc thực hiện quyền đƣợc thơng tin của cơng dân cịn hạn chế.

Một số văn kiện quốc tế quy định về quyền tiếp cận thơng tin có thể kể đến nhƣ Cơng ƣớc của Liên hợp quốc về quyền của ngƣời khuyết tật (Điều 21 về tự do biểu đạt, chính kiến, và tiếp cận thơng tin).

1.4.2.4. Quyền đƣợc giáo dục, đào tạo pháp luật

Muốn tiếp cận công lý một cách dễ dàng, dân chúng phải có trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật. Trình độ này làm tăng khả năng cảm nhận công lý của họ tức là họ phải biết thế nào là công bằng, là bất công, biết chấp nhận trật tự xã hội, biết công lý nằm ở đâu và tiếp cận nó nhƣ thế nào. Vì vậy, quyền đƣợc giáo dục, đào tạo pháp luật là một yếu tố của quyền tiếp cận công lý. Quyền đƣợc giáo dục, đào tạo pháp luật đã đƣợc luật hoá trong Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; trong đó đã có những Điều luật đảm bảo cho các đối tƣợng yếu thế đƣợc giáo dục pháp luật nhƣ: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngƣ dân (Điều 17); Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình (Điều 19); Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời khuyết tật (Điều 20).

1.4.2.5. Quyền đƣợc tƣ vấn và trợ giúp pháp lý

Để tiếp cận với hệ thống pháp luật, với tịa án khơng phải ai cũng có năng lực cá nhân, tài chính và điều kiện sống giống nhau. Những ngƣời nghèo, những ngƣời sống ở vùng khó khăn, những ngƣời khuyết tật…không thể tiếp cận công lý, nếu nhà nƣớc khơng có biện pháp trợ giúp pháp lý cho họ. Chính vì vậy, quyền tiếp cận cơng lý cũng bao gồm quyền đƣợc trợ giúp tƣ pháp. Các quyền này đặc biệt có ý nghĩa với nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội. Chƣơng IV Luật TTHS 2003 về ngƣời tham gia tố tụng có những quy định về bảo đảm quyền đƣợc trợ giúp pháp lý của công dân (Khoản 2, Điều 57 quy định quyền đƣợc có ngƣời bào chữa; Điều 62 nhấn mạnh rằng cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này). Đặc biệt, Bộ luật TTHS 2003 đã có quy định về việc các cơ quan tố tụng cần phải bảo đảm quyền đƣợc trợ giúp pháp lý cho những đối tƣợng cụ thể, nhƣ ngƣời bị khởi tố, xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự, ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hay thể chất (Ví dụ: Khoản 2, Điều 305 “trong

trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đồn luật sư phân cơng Văn phịng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình”). Với sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và Luật Luật sƣ

năm 2006, quyền tiếp cận trợ giúp pháp lý đƣợc nêu trong các công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam là thành viên một lần nữa đã đƣợc nội luật hoá và đƣợc bảo đảm tƣơng đối đầy đủ trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)