1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
1.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT
1.5.1. Tính toàn diện
Tính toàn diện của một hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:
- Ở cấp độ chung, toàn hệ thống đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung lôgíc và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tƣơng ứng.
- Ở cấp độ cụ thể hơn, ở từng lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật[40].
- Ở mức độ cụ thể, quan hệ xã hội cụ thể hoặc chủ thể quan hệ pháp luật cụ thể (chế định pháp luật) đòi hỏi các chế định pháp luật phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.
Tính toàn diện của pháp luật về quyền tiếp cận công lý phải bảo đảm hai yêu cầu: Pháp luật về quyền tiếp cận công lý phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền cho các chủ thể có thể tìm kiến và đạt đƣợc đền bù hoặc khắc phục cho những bất công hoặc thiệt hại mà họ phải gánh chịu; và đồng thời phải nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền giúp con ngƣời có thể đạt đƣợc công lý đã đƣợc ghi nhận trong pháp luật quốc gia và luật quốc tế.
Về yêu cầu thứ nhất, đối với mọi chủ thể trong xã hội, quyền tiếp cận công lý là một trong những quyền cơ bản nhƣng cũng rất quan trọng, là tiền đề để các chủ thể hƣởng các quyền con ngƣời khác. Ở nƣớc ta, quyền tiếp cận công lý trƣớc tiên đƣợc khẳng định trong các văn kiện của Đảng, coi đó là một tiêu chí để xác định tính dân chủ trong xã hội. Pháp luật có nhiệm vụ thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng về quyền tiếp cận công lý bằng những quy phạm pháp luật cụ thể, biến nó trở thành quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc với toàn xã hội. Hơn nữa, từ nghĩa vụ quốc tế khi Việt Nam gia nhập và phê chuẩn các Điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, pháp luật của chúng ta cũng tiếp thu và thể chế hóa toàn bộ phạm vi các quyền tiếp cận công lý đƣợc quy định trong các Điều ƣớc quốc tế đó.
Về yêu cầu thứ hai,việc thực hiện và bảo vệ các quyền con ngƣời hỗ trợ việc tiếp cận công lý đã đƣợc ghi nhận trong pháp luật quốc gia và luật quốc tế, dựa trên ba nguyên tắc có tính chất bắt buộc: bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm quốc gia. Do vậy, để xác định tính toàn diện của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền tiếp cận công lý, cần phải xem xét liệu pháp luật về quyền tiếp cận công lý có đầy đủ những quy phạm pháp luật thể hiện đƣợc ba nguyên tắc trên không.