Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý và tƣ vấn pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 116 - 129)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN

3.2.5. Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý và tƣ vấn pháp luật

Khơng ai có thể biết đƣợc hết các quy định pháp luật cũng nhƣ các thủ tục tố tụng. Chính vì vậy, trong q trình tiếp cận cơng lý, ngƣời dân nhất là những đối tƣợng yếu thế trong xã hội cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía. Tình trạng thiếu hụt các dịch vụ pháp lý ở nƣớc ta vẫn cịn trầm trọng. Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 5.800 luật sƣ trên 86 triệu dân. Chỉ có 10% vụ án có luật sƣ tham gia và chỉ tập trung ở những vùng kinh tế- xã hội phát triển. Phát triển đội ngũ luật sƣ, xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, chú trọng đến sự thiếu hụt pháp lý của những ngƣời yếu thế là biện pháp ngƣời dân tiếp cận công lý.

Theo UNDP, có 05 biện pháp sau là hữu ích để tăng cƣờng hệ thống tƣ vấn pháp luật và hỗ trợ giúp pháp lý cho các nhóm dễ bị tổn thƣơng [66;tr12]:

- Thông qua một định hƣớng phát triển tƣ vấn và trợ giúp pháp lý dựa trên nghiên cứu nhu cầu về vấn đề này trong xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng.

- Phát triển các phƣơng pháp luận mới về giải quyết tranh chấp, trong đó thù lao khơng phải là yếu tố đầu tiên và có tính chất quyết định đến chất lƣợng của dịch vụ tƣ vấn và trợ giúp pháp lý.

- Tận dụng các cơ chế bán chuyên nghiệp cũng nhƣ các hệ thống hiện có ở cơ sở để mở rộng khả năng tiếp cận với dịch vụ pháp lý một cách bình đẳng cho quần chúng.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ sở trợ giúp pháp lý nhà nƣớc và phi nhà nƣớc trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho quần chúng.

- Bảo đảm tính bền vững của các chƣơng trình trợ giúp pháp lý bằng cách mở rộng phạm vi chủ thể cung cấp dịch vụ này tới các đoàn luật sƣ, hội luật gia, các văn phịng, cơng ty luật tƣ nhân, các trƣờng luật cũng nhƣ các tổ chức xã hội khác.

Để đảm bảo phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật vì mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận cơng lý của ngƣời dân, luận văn đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhƣ sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định trợ giúp pháp lý là nghĩa vụ bắt buộc đối với luật sư.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ có quy định luật sƣ có thể đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và coi đó nhƣ hành vi tự nguyện, khơng mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, lực lƣợng luật sƣ đăng ký trợ giúp pháp lý hiện nay là rất ít, hiện nay chỉ có khoảng 815/8.675 luật sƣ có đăng ký thực hiện trợ giúp pháp lý. Trong bối cảnh nhu cầu trợ giúp pháp lý của ngƣời dân là rất lớn thì chúng ta cần tận dụng đƣợc đội ngũ luật sƣ hiện có. Do đó, nên quy định trợ giúp pháp lý là nghĩa vụ bắt buộc với luật sƣ.

Thứ hai, mở rộng quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý quy định 06 đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý; trong đó có đối tƣợng là trẻ em khơng nơi nƣơng tựa và ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cần thấy rằng mọi trẻ em, không kể đến điều kiện “không nơi nƣơng tựa” đều xứng đáng đƣợc coi là đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý. Tƣơng tự

nhƣ vậy, ngƣời dân tộc thiểu số với hạn chế về ngơn ngữ, trình độ pháp luật thì nên đƣơng nhiên đƣợc coi là đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý, chứ không chỉ ngƣời dân tộc thiểu số “ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Hơn nữa, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý đã quy đinh: Đối tƣợng trẻ em, ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quy định này là mâu thuẫn với chính Luật trợ giúp pháp lý khi Cơng ƣớc về quyền trẻ em, Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tơc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ năm 1992 đều quy định mọi trẻ em, ngƣời dân tộc thiểu số là đối tƣợng đƣợc đặc biệt quan tâm về trợ giúp các dịch vụ tƣ pháp, không quy định bất kỳ điều kiện hạn chế nào.

Thứ ba, bổ sung quy định về nghĩa vụ của Toà án trong việc nghiên cứu kiến nghị vụ việc từ tổ chức trợ giúp pháp lý; nghĩa vụ xem xét hoặc giải quyết lại các vụ có sai sót.

Trên thực tế, việc tƣ vấn pháp luật có đúng đắn, bào chữa có hợp lý, hợp pháp, khách quan, vơ tƣ, tồn diện, đầy đủ luận cứ và chứng cứ mà các cơ quan nhà nƣớc khơng tn theo thì trợ giúp pháp lý cũng là vơ nghĩa, vì vậy nghĩa vụ phải trả lời về kết quả vụ việc, về kiến nghị của tổ chức trợ giúp pháp lý là quan trọng để theo dõi trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi công vụ, cũng nhƣ trong tham gia trợ giúp pháp lý, bảo đảm tiếp cận công lý. Chỉ khi cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lƣợng thì quyền và lợi ích hợp pháp của đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý mới đƣợc bảo vệ và đƣợc bình đẳng thực sự về quyền tiếp cận cơng lý so với các đối tƣợng có chi trả khác.

Thứ tư, cần ban hành văn bản về sự hỗ trợ của nhà nước trong tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, nhân viên xã hội, các tổ chức tự quản tham gia trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

Các giải pháp nhà nƣớc đƣa ra cần có ý kiến của các tổ chức xã hội, vì khi thực hiện xã hội hóa trợ giúp pháp lý khơng chỉ là sự khuyến khích từ phía nhà nƣớc mà cịn là sự vận động tự thân của các tổ chức, cá nhân đƣợc huy động. Cần phát huy hơn nữa vai trò của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý, hƣớng dẫn, mở rộng và đƣa ra quy trình phối hợp cụ thể giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (tập trung nhất là Trung tâm trợ giúp pháp lý) với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhƣ Hội Bảo trợ tƣ pháp cho ngƣời nghèo Việt Nam, Hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân tham gia trợ giúp pháp lý để hƣớng tới thực hiện xã hội hố trợ giúp pháp lý có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả và khả thi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý cho ngƣời dân ở Việt Nam ngày càng trở thành một vấn đề khơng thể thiếu. Vì vậy, luận văn đƣa ra một số phƣơng hƣớng để hồn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý nhƣ sau:

Thứ nhất, Hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý phải bảo đảm quyền bình đẳng, phát huy vai trò và khả năng của ngƣời dân trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Thứ hai, Hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý phải đặt trong mối quan hệ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung.

Thứ ba, Hồn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý phải gắn với việc

hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật.

Thứ tư, Hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý phải bảo đảm phù hợp với các cơng ƣớc quốc tế có liên quan mà Nhà nƣớc ta đã tham gia.

Về giải pháp, luận văn tập trung vào những điểm chính sau đây:

Thứ nhất, Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền đƣợc xét xử cơng bằng. Thứ hai, Hồn thiện pháp luật về thủ tục hành chính tại Tồ án.

Thứ ba, Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của hệ thống Toà án. Thứ tư, Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của

Thẩm phán.

KẾT LUẬN

Đƣợc xây dựng trên ba nền tảng chính là sự bảo vệ pháp lý, hệ thống cơ quan tƣ pháp, khả năng đòi hỏi và theo đuổi vụ việc của quần chúng; quyền tiếp cận công lý đƣợc xem là một trong những quyền tƣ pháp cơ bản của ngƣời dân. Khung pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý có thể chia thành 5 nhóm quyền: (i) Quyền đƣợc tồ án xét xử cơng bằng; (ii) Quyền đƣợc tồ án xét xử bằng những thủ tục công bằng; (iii) Quyền đƣợc tiếp cận thông tin pháp luật; (iv) Quyền đƣợc giáo dục, đào tạo pháp luật; (v) Quyền đƣợc tƣ vấn và trợ giúp pháp lý. Để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quyền tiếp cận công lý, cần phải căn cứ trên 06 tiêu chí: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính kế thừa và tính hiệu lực.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quan điểm về quyền tiếp cận công lý đã xuất hiện từ thế kỷ thứ X với các Bộ luật tiêu biểu nhƣ Quốc triều hình luật, Bộ Luật Gia Long. Cho đến nay, quan điểm về quyền tiếp cận công lý đã đƣợc phát triển và ghi nhận nhƣ một nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp. Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, trong nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, toà án nhân dân là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền cơng dân. Bên cạnh đó, các nội dung của quyền tiếp cận cơng lý cịn đƣợc ghi nhận trong các Bộ luật nhƣ: Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Tồ án nhân dân tối cao, Luật Luật sƣ, Luật trợ giúp pháp lý,…với nhiều quy định hỗ trợ ngƣời dân trên con đƣờng tìm kiếm cơng lý.

Để có cơ sở hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận công lý, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 48-NQ/CP ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/CP ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp; việc phân tích, đánh giá thực

trạng pháp luật về quyền tiếp cận công lý và việc thực hiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Bên cạnh những kết quả đạt, thực trạng thực hiện quy định pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở nƣớc ta trong thời gian qua vẫn cịn có những hạn chế, tồn tại nhƣ: khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của ngƣời dân cịn khó khăn, đặc biệt là đối với ngƣời dân ở khu vực nông thôn, miền núi, ngƣời dân nghèo, dân tộc thiểu số; hoạt động xét xử của Tồ án nói chung, của đội ngũ Thẩm phán nói riêng vẫn chƣa thật sự độc lập; tình trạng tham nhũng vẫn cịn xảy ra ở một bộ phận cán bộ ngành Tồ án; tình trạng án oan sai vẫn còn tồn tại; ngƣời dân khi tham gia các giai đoạn của quá trình tố tụng chƣa thuận tiện do thủ tục phức tạp, chƣa cụ thể; nguồn lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm tƣ vấn, trợ giúp pháp lý thấp, chƣa đáp ứng đƣợc u cầu; chƣa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ cho các đối tƣợng yếu thế trong xã hội có thể tiếp cận gần hơn đến với công lý.

Trên cơ sở xác định các hạn chế, bất cập cũng nhƣ nguyên nhân của các hạn chế, bất cập nêu trên, luận văn đã đề xuất 04 phƣơng hƣớng chính trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật về quyền tiếp cận công lý; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quyền tiếp cận cơng lý để đề ra 05 nhóm giải pháp hồn thiện pháp hồn thiện pháp luật về quyền tiếp cận cơng lý cho ngƣời dân ở Việt Nam hiện nay, bám sát nội dung về khung pháp luật về quyền tiếp cận công lý đã xác định tại Chƣơng 1 của luận văn, đó là: Hồn thiện pháp luật bảo đảm quyền đƣợc xét xử cơng bằng; Hồn thiện pháp luật về thủ tục hành chính tại Tồ án; Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của hệ thống Toà án; Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán; Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý và tƣ vấn pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Huy Anh (2013), Đổi mới Tòa án để đảm bảo quyền tiếp cận công lý, Bài viết trên trang điện tử của Báo bảo vệ pháp luật ngày 6/5/2013; http://www.baobaovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/201305/doi-moi-Toa-an- de-dam-bao-quyen-tiep-can-cong-ly-2238398.

2. Trƣơng Hịa Bình (2014), Một số nội dung về đổi mới thủ tục hành

chính tư pháp trong hoạt động của tịa án nhân dân” http://toaan.gov.vn/

3. Trƣơng Hịa Bình (2014), Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức và hoạt

động của TAND, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”,

http://congly.com.vn/hoat-dong-nganh/tiep-tuc-hoan-thien-mo-hinh-to-chuc- va-hoat-dong-cua-tand-tuong-xung-voi-chuc-nang-nhiem-vu-toa-an-la-co- quan-xet-xu-cua-nuoc-chxhcn-viet-nam-thuc-hien-quyen-tu-phap-ky-2- 46000.html

4. Bộ Tƣ pháp (2014), Báo cáo số 77/BC-BTP ngày 26/03/2014 của Bộ Tư pháp về 02 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội, tr 4-6.

5. Ngô Cƣờng (2008), Thực tế xét xử của tòa án và sự tiếp cận tư pháp, tham luận trình bày tại Hội thảo về quyền tiếp cận cơng lý do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vào tháng 7/2008 tại Hà Nội.

6. Chiến lƣợc phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030;

7. Chiến lƣợc tồn diện vể tăng trƣởng và xoa đói giảm nghèo đến năm 2010 của Việt Nam.

8. Công ƣớc Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm1979.

9. Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.

10. Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hố năm 1966. 11. Cơng ƣớc quốc tế về quyền của ngƣời lao động di trú và các thành viên trong gia đình của họ năm 1990.

12. Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em năm 1989.

13. Công ƣớc số 97 về di trú tìm việc làm năm 1949 của tổ chức Lao động quốc tế.

14. Cục trợ giúp pháp lý (2015), Tài liệu tổng kết 08 năm thi hành Luật trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý ngày 16/6/2015, Hà Nội.

15. Hoàng Hữu Đản (2007), Bi kịch Hy Lạp, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

16. GS.TS.Nguyễn Đăng Dung (2014), Tổ chức tư pháp trong lịch sử Việt Nam, bài viết đăng trong sách chuyên khảo Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính, GS.TSKH.Đào Trí Úc, PGS.TS. Vũ Cơng Giao – đồng

chủ biên (2014), Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (Đồng chủ biên), Giáo trình Lý

luận và pháp luật về quyền con người, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb. Chính

trị quốc gia,2009.

18. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb.Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái (đồng chủ biên) (2012), Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực ASEAN, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.

20. TS.Trần Mạnh Đạt (2005), Pháp luật Hình sự Việt Nam: Thử nhìn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 116 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)