QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHÁT LUẬT BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 58 - 63)

1 .Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHÁT LUẬT BẢO ĐẢM

BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM

Kể từ khi giành đƣợc độc lập thế kỷ X, Việt Nam đã tổ chức đƣợc ngay bộ máy chính quyền từ trung ƣơng đến cơ sở. Cách thức tổ chức bộ máy nhà nƣớc nói chung chịu ảnh hƣởng cách thức tổ chức nhà nƣớc của Trung Quốc thời phong kiến. Đặc điểm cơ bản của tổ chức cơ quan tƣ pháp giai đoạn này là khơng có một hệ thống độc lập mà gắn với cơ quan hành chính cai trị. Chính đặc điểm này đã hạn chế đáng kể việc tiếp cận công lý của ngƣời dân [16].

Tuy vậy, pháp luật của các triều đại phong kiến cũng có một số điểm tiến bộ, thể hiện nỗ lực trong việc đảm bảo công bằng cho ngƣời dân, tiêu biểu là vào thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Ví dụ: Điều 672 Quốc triều Hình luật thời Lê quy định: "Nhân dân trong lộ, trong huyện có việc tranh kiện nhau, việc rất

nhỏ, đến kiện ở xã quan; việc nhỏ đến kiện ở lộ quan; việc trung bình đến kiện ở quan phủ; các quan kể trên phải xét xử cho cơng bằng đúng pháp luật; cịn việc lớn thì phải đến kinh". Nhƣ vậy, vào thời nhà Lê, tổ chức tài phán đã

có sự phân định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ (lộ, huyện) và theo mức độ nghiêm trọng của tranh chấp (tối tiểu sự, tiểu sự, trung sự, đại sự). Tổ chức cơ quan xét xử vào thời Lê tuy vẫn chƣa có sự độc lập hẳn so với cơ quan hành pháp nhƣng đã xuất hiện một số cơ quan đƣợc phân định thẩm quyền tài phán chuyên trách nhƣ: Thừa ty, Hiến ty, Ngự sử đài, Đại lý tự... Ngoài ra, tổ chức tài phán của nhà Lê còn dựa trên nguyên tắc 3 cấp tài phán, có nghĩa là đƣơng sự đƣợc kháng cáo hai lần [16].

Các quy định về phân cấp tài phán tiếp tục đƣợc mở rộng và phát triển vào thời nhà Nguyễn. Ớ cấp làng xã hay tổng, các viên lý trƣởng hay xã trƣởng, chánh tổng có nhiệm vụ hịa giải các tranh chấp. Nếu khơng hịa giải đƣợc thì vụ kiện đƣợc đƣa lên các nha môn trƣớc hết là cấp huyện hay phủ. Các quan phủ, quan huyện cũng có nhiệm vụ giảng giải cho các đƣơng sự hòa giải việc giải quyết vụ án. Trong trƣờng hợp hịa giải khơng thành mới phải phân xử theo pháp luật của nhà nƣớc. Ớ trung ƣơng, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ án quan trọng thuộc thẩm quyền riêng của mình. Ví dụ: Bộ Lại xét các hành vi của quan lại trong khi thi hành nhiệm vụ; Bộ Hộ phúc thẩm lại các vấn đề về thuế khoa, các việc dân sự, Bộ Công phúc thẩm các vấn đề về xây dựng, đƣờng xá; Bộ Lê phúc thẩm về các vấn đề tế tự, phẩm tƣớc; Bộ Binh phúc thẩm các vấn đề về quân lính cịn Bộ Hình thì tuy bị giới hạn thẩm quyền bởi năm bộ kia, nhƣng vân cịn có một thẩm quyền tài phán khá rộng lớn là quyền phúc thẩm tất cả những việc đƣợc quy định trong mục Bộ Hình, gồm 166 Điều từ 223 đến 388 của Bộ luật Gia Long. Đối với những đơn khiếu nại dâng trƣớc mặt nhà vua hoặc do đƣơng sự đệ nộp vào kinh sẽ do Đại Lý tự xét xử. Cấp tài phán tối cao là Tam pháp ty (gồm Đại lý tự, Bộ Hình và Viện Đơ sát) chỉ xét xử lại các bản án tử hình và những vụ án có điều nghi oan khó giải quyết [16].

Đến thời Pháp thuộc, ngƣời Pháp cũng tổ chức ra một bộ máy tƣ pháp với chức năng phán xử các mâu thuẫn trong xã hội tuy nhiên hệ thống tịa án khơng thống nhất do chế độ chính trị của 3 kỳ (Bắc – Trung – Nam) không giống nhau, có loại tịa cho ngƣời Pháp và có loại tịa cho ngƣời Việt Nam. Các tịa án Pháp có thẩm quyền xét xử hầu hết tất cả các vụ hình sự, dân sự và thƣơng sự. Những tịa án này thuộc hệ thống tƣ pháp thuộc địa Pháp, đặt dƣới quyền kiểm sốt của Tịa Phá án Paris. Bên cạnh các tịa án Pháp, tại mỗi kỳ cịn có tịa án Việt Nam, do ngƣời Việt Nam đảm nhiệm nhƣng đặt dƣới sự kiểm soát của viên công sứ ngƣời Pháp. Các tịa án này chỉ có thể xét xử

những vụ án liên quan đến quyền lợi của ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, những ngƣời Việt này phải là ngƣời dân thuộc xứ bảo hộ Pháp, có quốc tịch Việt Nam. Về tổ chức, các tịa án Việt Nam khơng hình thành một hệ thống tách biệt khỏi hệ thống hành chính. Các quan lại đứng đầu các địa hạt kiêm chức vụ chánh án. Tất cả các tòa án này do ngƣời Việt Nam đảm nhiệm nhƣng phải chịu sự kiểm sốt của ngƣời Pháp vì khơng một phán quyết nào đƣợc thi hành nếu không đƣợc nhà chức trách Pháp duyệt trƣớc. Có thể thấy rằng, với mơ hình tồ án khơng có sự thống nhất giữa các địa phƣơng, khơng có sự tách bạch giữa cơ quan hành pháp và tƣ pháp, việc xét xử của các thẩm phán ngƣời Việc bị kiểm sốt bởi ngƣời Pháp, cùng với hồn cảnh chiến tranh loạn lạc, trình độ dân trí thấp, đã khiến cho việc đảm bảo cơng lý cho ngƣời dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc hầu nhƣ chỉ mang tính hình thức.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tất cả các tổ chức bộ máy tƣ pháp trên đều bị chính quyền nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay đổi bằng hệ thống tƣ pháp nhân dân. Kể từ đây, pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam mới thật sự bắt đầu đƣợc hình thành và phát triển.

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất tiến bộ từ Hiến pháp năm 1946 về cơ quan tƣ pháp độc lập và tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận công bằng nhƣ quy định các phiên tồ án đều phải cơng khai, trừ những trƣờng hợp đặc biệt. Ngƣời bị cáo đƣợc quyền tự bào chữa lấy hoặc mƣợn luật sƣ (Điều 67); “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ

quan khác không được can thiệp” (Điều 69); “Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tồ án” (Điều 66). Các giá trị của công lý cũng

đã đƣợc thể hiện tại Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nƣớc ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà: “Các vị thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật

phiên tồ đầu, ơng Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm tuyên thệ, nội dung lời tuyên thệ là “Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận

những án đem ra xử, khơng hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc…”. Trong huấn thị “Chính phủ là cơng bộc của dân”, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Uỷ ban nhân dân làng trái với các hội

đồng kỳ mục cũ thối nát, sẽ làm những việc có lợi cho dân, khơng phạm vào công lý, vào tự do của dân chúng”.

Sau một thời gian dài đất nƣớc ta rơi vào chiến tranh với nền hành chính quan liêu mệnh lệnh, có phần coi nhẹ vai trị của pháp luật trong quản lý xã hội, các giá trị của công lý đã từng bƣớc đƣợc ghi nhận trở lại cùng với q trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp cận công lý đƣợc ghi nhận chính thức thành quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc khi ban hành các chủ trƣơng, chính sách, hồn thiện thể chế với nhiều hƣớng đột phá nhằm tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Nhà nƣớc, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng trong quản lý nhà nƣớc và xã hội. Cụ thể: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW; Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình tổng thế cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 (theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011). Tƣ tƣởng chủ đạo của các văn bản trên là “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc

Tƣ tƣởng này cũng trở thành nguyên tắc chung và đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nƣớc, biến nó trở thành chuẩn mực, quy tắc xử sự bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã hiến định những giá trị của công lý và yêu cầu bảo vệ công lý. Những quy định này của Hiến pháp đã tuyên bố, khẳng định và cam kết rằng công lý đã trở thành giá trị căn bản đƣợc cộng đồng xã hội Việt Nam chia sẻ và tôn trọng. Mục 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Tịa án

nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 mới

đƣợc thông qua, nhiều định chế pháp luật đang đƣợc nghiên cứu, nhiều thiết chế tổ chức, đặc biệt là tổ chức tƣ pháp đang đƣợc nghiên cứu sửa đổi.

Tại Hội nghị toàn quốc của ngành kiểm sát, Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang đã nhấn mạnh: "Sửa đổi Bộ Luật Tố tụng hình sự phải tạo lập hệ thống

các thủ tục dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả hơn. Một nền tư pháp dân chủ, tiên bộ, mang đậm tính nhân dân sẽ khơng chấp nhận các thủ tục rườm rà, thiếu chặt chẽ, gây khó khăn cho người dân khi tiếp cận cơng lý". Khi làm việc với Tồ án nhân dân tối cao, Chủ tịch nƣớc cũng đề

nghị ngành tòa án cần tập trung xây dựng Luật Tổ chức Toà án nhân dân theo hƣớng cải cách tƣ pháp và thể hiện đƣợc tinh thần của Hiến pháp năm 2013; giảm thủ tục phiền hà để nhân dân tiếp cận đƣợc cơng lý thuận tiện.

Nói tóm lại, trong nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, toà án nhân dân là cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận công lý ở việt nam hiện đại (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)