Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 91 - 93)

2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện nguyên tắc giám sát của cơ

2.3.3 Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Giám sát trong TTHS là việc tất yếu đối với hoạt động TTHS, một trong những lĩnh vực hoạt động của Nhà nƣớc. Giám sát trong TTHS có đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống pháp luật điều chỉnh các

quan hệ giám sát trong TTHS và hệ thống pháp luật nói chung. Hệ thống pháp luật tác động đến việc giám sát trong TTHS gồm hai bộ phận. Hệ thống pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ giám sát. Đó là hệ thống các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa chủ thể giám sát và đối tƣợng bị giám sát bao gồm các quyền nghĩa vụ của các bên. ộ phận thứ hai làm cơ sở cho việc đánh giá tính hợp pháp của hoạt động TTHS nhƣ Luật hình sự, BLTTHS, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, Luật tạm giữ, tạm giam….

Hệ thống pháp luật tác động đến việc giám sát trong TTHS ở các khía sau đây:

Thứ nhất, Pháp luật trƣớc hết là Hiến pháp ghi nhận và khẳng định chủ quyền

nhân dân nhƣ là nguồn gốc của quyền giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nƣớc và cơ sở Hiến định cho việc giám sát trong TTHS. Chỉ khi nào quyền lực thực sự thuộc về nhân dân quy định trong Hiến pháp đầy đủ và thực thi nghiêm chỉnh trên thực tế, khi đó, việc giám sát quyền lực nhà nƣớc mới hiệu quả và thực chất. ên cạnh đó, pháp luật tác động đến việc giám sát trong TTHS thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận đầy đủ các quyền giám sát trong TTHS cho các chủ thể. Đối với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội là chức năng, nhiệm vụ quyền hạn trong việc giám sát, tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền giám sát. Đối với cá nhân là các quyền giám sát đối với hoạt động TTHS của họ và các biện pháp, các bảo đảm để cá nhân thực hiện quyền giám sát.

Thứ hai, pháp luật quy định trình tự, thủ tục để các chủ thể giám sát thực hiện

quyền giám sát của mình. Đây là các quy định ấn định các bƣớc, cách thức, biện pháp đƣợc sắp xếp với nhau theo trật tự nhất định để các chủ thể thực hiện việc giám sát. Chủ thể giám sát trong TTHS là rất rộng. Mỗi chủ thể giám sát có những đặc điểm riêng do đó, pháp luật quy định thủ tục giám sát đòi hỏi phải phù hợp với mỗi chủ thể nhất định và đảm bảo tính thống nhất đồng bộ hƣớng đến đảm bảo mục đích của giám sát trong TTHS. Thủ tục giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải khác so với giám sát của Mặt trận Tổ quốc cũng nhƣ giám sát của công dân.

Thứ ba, pháp luật tạo ra trách nhiệm chính trị, pháp lý đối với các đối tƣợng bị

giám sát. Nhƣ trên đã nói kết quả của mỗi cơ chế giám sát là khác nhau. Đối với các hậu quả giám sát mang tính chất cƣỡng chế thì pháp luật xác lập các quy định nhằm

thực hiện nghiêm chỉnh hiệu lực của các biện pháp mang tính chất cƣỡng chế. Đối với nhóm hậu quả pháp lý khơng mang tính chất cƣỡng chế là những kiến nghị, yêu cầu giải trình, khắc phục vi phạm, sai sót cần có quy định về trách nhiệm khi khơng thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát.

Thứ tư, Pháp luật tác động đến hiệu quả giám sát trong TTHS thông qua việc

xác định giới hạn giám sát trong TTHS. TTHS là hoạt động đặc biệt, có tính chun mơn cao và một số hoạt động có ngun tắc đảm bảo bí mật thơng tin, bí mật cơng tác. ên cạnh các cơ quan THTT đặc biệt là Tòa án trong xét xử các vụ án hình sự ln đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử. Giới hạn giám sát đƣợc xem xét dƣới các góc độ: phạm vi giám sát, phƣơng pháp, hình thức giám sát, thẩm quyền giám sát…Giới hạn giám sát do pháp luật quy định nếu rộng quá làm cho thiếu hụt quyền và các nghĩa vụ giám sát, thiếu công cụ thủ tục pháp lý thực hiện việc giám sát, việc giám sát khơng có trọng tâm trọng điểm, lãng phí nguồn lực do đó khơng đạt hiệu quả giám sát. Đặc biệt giới hạn giám sát quá rộng dễ dẫn đến lạm quyền của chủ thể giám sát, xâm phạm đến hoạt động của các chủ thể THTT. Ngƣợc lại giới hạn giám sát quá hẹp dẫn đến việc giám sát không bao quát hết các hoạt động của các chủ thể tiến hành TTHS dẫn đến có những hoạt động TTHS nằm ngoài sự giám sát. Giới hạn giám sát chính là hoạt động đúng đắn của các cơ quan THTT mà các chủ thể giám sát khơng đƣợc xâm phạm. Ranh giới của nó chính là các quyền, nghĩa vụ, đối tƣợng giám sát. Pháp luật cần phải quy định một cách rõ ràng, rành mạch giới hạn này mới đảm đƣợc hiệu quả giám sát trong TTHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)