Mối quan hệ giữa nguyên tắc giám sát của cơ quan,tổ chức, đại biểu dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 97 - 102)

cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng là một trong các nguyên tắc hợp thành hệ thống nguyên tắc của luật TTHS. Hệ thống nguyên tắc này phải phản ánh các quy luật khách quan của hoạt động tố tụng hình sự trong hình thái kinh tế xã hội, phản ánh bản chất và kiểu nhà nƣớc, pháp luật hình thành lên nó. Hệ thống ngun tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự đƣợc chia làm nhiều nguyên tắc song các nguyên tắc của luật TTHS đều là sự cụ thể hóa các nguyên tắc chung của pháp luật và các nguyên tắc của hiến pháp. Giữa các nguyên tắc này có mối liên hệ mật thiết với nhau tác động qua lại lẫn nhau. Đó là sự thực hiện nguyên tắc này là tiền đề để thực hiện nguyên tắc kia hoặc nguyên tắc này cụ thể hóa nguyên tắc kia.

Là một trong những nguyên tắc của TTHS với tƣ cách là những tƣ tƣởng và quan điểm chủ đạo, có khả năng định hƣớng cho cả hệ thống pháp luật TTHS và hệ thống tƣ pháp hình sự, nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử

đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng nhất thiết phải có mối liên hệ với các nguyên tắc khác nhằm tạo nên tính nhất quán, tính hệ thống của các nguyên tắc tố tụng. Sự nhất qn đó khơng chỉ là việc giao thoa, bổ sung cho nhau về nội dung của các nguyên tắc mà còn là sự nhất quán với nhau trên một định hƣớng chung cho toàn bộ các hoạt động và quan hệ tố tụng hình sự đó chính là mục đích của tố tụng hình sự. Do đó ngun tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng phải đƣợc xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nhƣ: nguyên tắc pháp chế trong tố tụng hình sự; nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc pháp luật; ngun tắc suy đốn vô tội; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; nguyên tắc tranh tụng; ngun tắc đảm bảo sự vơ tƣ của ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng; nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự…

2.4.1 Quan hệ với nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong TTHS

Pháp chế là nguyên tắc Hiến định, là nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền. Ngun tắc pháp chế địi hỏi tính hợp pháp của các hoạt động tố tụng thể hiện ở việc các hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án nói riêng và giải quyết vụ án hình sự nói chung phải tn thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trƣớc hết là các quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án hình sự khơng chỉ bị điều chỉnh bởi luật hình thức mà cịn cả luật nội dung là luật hình sự. Chính vì vậy, tuân thủ pháp luật, đảm bảo pháp chế ở đây cần phải hiểu là tuân thủ các quy định của luật hình sự. Để đảm bảo nguyên tắc trong pháp chế đòi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật về tƣ pháp hình sự trong đó có pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật hình sự cũng nhƣ hệ thống các thiết chế tƣ pháp hình sự hiệu quả.

Trong mối quan hệ với nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc giám sát là phƣơng tiện để đảm bảo thực hiện pháp chế trong TTHS. Xét cho cùng, giám sát trong TTHS cũng là để pháp luật TTHS đƣợc các chủ thể THTT và tham gia TTHS thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.

2.4.2 Quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là nguyên tắc định hƣớng cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. Nguyên tắc này khẳng định cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, các nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nguyên tắc này yêu cầu: cơ quan, ngƣời có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho ngƣời khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục. Nghiêm cấm việc trả thù ngƣời khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống ngƣời khác.

Nguyên tắc này có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Cả hai nguyên tắc này vừa có ý nghĩa bảo vệ quyền con ngƣời, vừa có ý nghĩa kiểm tra, giám sát tính khách quan, tính hợp pháp trong hoạt động tiến hành tố tụng của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đồng thời, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng là đối tƣợng giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử. Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự cũng nhằm bảo đảm thẩm quyền kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc, quyền giám sát của của cá nhân, tổ chức, đại biểu dân cử trong hoạt động tố tụng hình sự.

2.4.3 Quan hệ với nguyên tắc suy đốn vơ tội

Ngun tắc suy đốn vơ tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. “Đây là nguyên tắc “kinh điển” nhất của tố tụng hình sự đƣợc ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng nhƣ Tuyên ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948 (Điều 11.1); Cơng ƣớc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (khoản 2 Điều 14). Đặc biệt bản Tuyên ngôn nêu trên đã coi nguyên tắc này là “phẩm giá của văn minh nhân loại” [Đào Trí Úc, 2016, tr.72]”

Ngun tắc suy đốn vơ tội đƣợc xem xét dƣới hai góc độ chứng minh và đối xử. Lý thuyết về chứng minh chỉ ra nhiều phƣơng pháp chứng minh. ên cạnh phƣơng pháp chứng minh trực tiếp, ngƣời ta có thể chứng minh bằng phƣơng pháp

phản chứng (reductio ad absurdum) - tiếng La tinh có nghĩa là “thu giảm đến sự vơ

lý”. Theo đó, ngƣời ta sẽ chứng minh nếu một phát biểu nào đó xảy ra, thì dẫn đến

mâu thuẫn về lơgic, vì vậy phát biểu đó khơng đƣợc xảy ra.

Mặt khác, suy đốn vơ tội khơng chỉ đáp ứng yêu cầu chứng minh mà còn bảo vệ đƣợc quyền của ngƣời bị tình nghi, bị can, bị cáo. Hoạt động TTHS bao gồm hai nhiệm vụ. Trƣớc hết, nó là hoạt động bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm. Mặt khác khơng kém phần quan trọng là bảo vệ cá nhân ngƣời bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con ngƣời từ phía cơng quyền.

Luật TTHS trong nhà nƣớc văn minh phải dung hoà đƣợc quyền lợi xã hội và tự do cá nhân. Suy đốn vơ tội cịn đem đến sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là nhà nƣớc với bộ máy điều tra, truy tố xét xử hùng mạnh đƣợc hậu thuẫn bằng quyền lực nhà nƣớc với một bên yếu thế hơn là ngƣời bị tình nghi, bị can, bị cáo. Hơn nữa, chứng minh trong TTHS là hoạt động cực kỳ phức tạp, không chỉ là những hành vi khách quan, những hậu quả thực tế mà còn cả những yếu tố tâm lý (lỗi) của ngƣời phạm tội. Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con ngƣời.

Do đó, “nếu chỉ chứng minh theo hƣớng suy đốn có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt ngƣời và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể” [Phạm Hồng Hải, 1999, tr.25].

Việc định kiến ngƣời bị tình nghi, bị can, bị cáo là ngƣời có tội là hết sức nguy hiểm, kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con ngƣời mà nhiều trƣờng hợp khi vụ án đƣợc xem xét lại thì họ hồn tồn vơ tội. Lúc đó, có bồi thƣờng oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ khơng thể nói là đã bù đắp đƣợc toàn bộ.

Ngun tắc suy đốn vơ tội phù hợp với quy luật của nhận thức trong tố tụng hình sự: Một ngƣời ln vơ tội khi nhà nƣớc không chỉ ra đƣợc những bằng chứng chứng minh đƣợc họ có tội. Bị can, bị cáo đó chƣa đƣợc chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và đƣợc xác định bởi một bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Đảm bảo ngun tắc suy đốn vơ tội là một trong những nội dung của giám sát trong TTHS. Theo đó, việc giám sát trong TTHS nhằm bảo đảm cho hoạt động TTHS phải đảm bảo cho các u cầu của ngun tắc suy đốn vơ tội thực hiện trên thực tế. Việc thực hiện nguyên tắc giám sát phải bám sát các đòi hỏi của nguyên tắc suy đốn vơ tội đặc biệt là u cầu của nguyên tắc này về bảo vệ quyền con ngƣời, chứng cứ, chứng minh trong TTHS.

2.4.4 Mối quan hệ với nguyên tắc tranh tụng

Tranh tụng xuất phát từ bản chất của tố tụng đó là coi buộc tội và gỡ tội nhƣ hai mặt của một mâu thuẫn nhƣng thống nhất với nhau ở mục đích tìm ra sự thật của vụ án trên cơ sở pháp luật. Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi các bên phải đƣợc triệu tập để biết yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ của bên kia, đƣợc đƣa ra chứng cứ, yêu cầu và phản bác yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ của đối phƣơng trong đó vai trị xét xử vơ tƣ khách quan của Tòa án - chủ thể duy nhất của quyền xét xử, là khâu trung tâm của tố tụng hình sự.

Trong tố tụng văn minh, nhà nƣớc luôn để ngỏ các khả năng để nghi can bảo vệ quyền của mình và họ lựa chọn những giải pháp tối ƣu nhất. Khi bị tác động bất ngờ bởi sự buộc tội của công quyền, nhƣ một lẽ tự nhiên ngƣời ta co lại “phòng thủ” bằng quyền im lặng. Thƣờng là những ngƣời yếu thế khơng có khả năng bào chữa ngay. Nhƣng khi đƣợc hậu thuẫn bởi ngƣời bào chữa, lúc đó đƣa ra chứng cứ, lập luận để bào chữa. ào chữa sẽ khơng có ý nghĩa nếu khơng đặt nó trong “trạng thái tố tụng” tranh tụng mà ở đó diễn ra quá trình buộc tội và bên gỡ tội cùng đi tìm chân lý theo những cách riêng của mình đồng thời phản bác các ý kiến của nhau trên tinh thần tôn trọng chứng cứ, lập luận của bên kia và trông chờ phán quyết của Tịa án.

Có nhiều cách để đi tìm chân lý, nhƣng đi tìm chân lý của vụ án hình sự thông qua việc cọ xát, tranh luận các ý kiến khác nhau của bên buộc tội và bên gỡ tội là một cách tố tụng nhiều quốc gia ƣa thích. ởi lẽ, nó khơng chỉ bảo vệ đƣợc quyền con ngƣời mà cịn là phƣơng pháp để tìm ra chân lý.

Tranh tụng đƣợc phát động ngay từ khi sự buộc tội xuất hiện thƣờng là khi bắt nghi can hay khi khởi tố bị can và xuyên suốt cả quá trình tố tụng với nguyên lý lúc

nào cịn sự buộc tội thì cịn bào chữa và tranh tụng. Ngay từ khi bắt nghi can, họ đã có quyền đƣợc biết mình bị tình nghi về tội gì và có quyền đƣa ra chứng cứ và u cầu. Dƣới góc độ xác định sự thật của vụ án, tranh tụng xuất hiện ngay từ thời điểm đầu tiên của quá trình đi tìm sự thật của vụ án.

Muốn có tranh tụng địi hỏi quay trở lại nguyên nghĩa của tố tụng hình sự. Đây là hoạt động mà ở đó cần có sự minh định 3 chức năng: bên buộc tội - điều tra, công tố, bên gỡ tội- nghi can và luật sƣ, bên thứ ba làm trọng tài đƣa ra phán quyết. Tranh tụng diễn ra giữa bên buộc tội và gỡ tội. Điều kiện tiên quyết là phải có sự qn bình tƣơng đối về thế và lực. Sẽ khơng có tranh tụng hoặc tranh tụng hình thức và sự thật của vụ án không đƣợc làm sáng tỏ nếu bên bị buộc tội quá yếu đuối và phải chịu nhiều bất lợi và khơng có cơng cụ. “ ởi khơng có tranh tụng và khơng bảo đảm tranh tụng khách quan, bình đẳng thì việc giải quyết vụ án ln có tính phiến diện, định kiến, một chiều và luôn tiềm ẩn những oan, sai mà điều đó trong hoạt động tố tụng hình sự ln để lại những hậu quả nặng nề nhất vì nó động chạm đến quyền sống, quyền tự do và sinh mệnh chính trị của con ngƣời, của cơng dân” [Trần Cơng Phàn, 2016, tr.86].

Các yêu cầu của nguyên tắc này đƣợc cụ thể hóa trong các quy định của luật TTHS. Đây là cơ sở để hoạt động giám sát trong TTHS dựa vào đó để đánh giá tính hợp pháp của các hoạt động TTHS của các cơ quan THTT có đảm bảo tranh tụng trong TTHS hay khơng.

Nhƣ vậy, khi thực hiện nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét nguyên tắc trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với các nguyên tắc cơ bản khác của tố tụng hình sự để đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát, hƣớng tới đảm bảo hoạt động tố tụng giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ công lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)