Thực trạng hoạt động giám sát của cơ quan,tổ chức, đại biểu dân cử đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 132)

với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng từ năm 2003 đến năm 2018

3.2.1 Hoạt động giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Xem xét báo cáo của Chánh án TANDTC và Viện trƣởng VKSNDTC tại các kỳ họp là một trong hình thức giám sát cao nhất và quan trọng của Quốc hội. Phƣơng

pháp giám sát này đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên, liên tục trong các kỳ họp của Quốc hội. Thực hiện quy định của pháp luật, hàng năm U TP tổ chức các phiên họp toàn thể thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSNDTC trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm. Để phục vụ cho công tác này, Quốc hội thơng qua U TP đã tổ chức nhiều đồn giám sát, khảo sát ở địa phƣơng; tiến hành thu thập thông tin qua ý kiến, kiến nghị của cử tri, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các báo cáo giám sát chuyên đề, qua việc tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của từng thành viên Ủy ban để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá.

áo cáo thẩm tra của Ủy ban Tƣ pháp đối với báo cáo của Chánh án TANDTC đã phản ánh, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tƣ pháp; kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục, làm căn cứ quan trọng để Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội thảo luận, đánh giá hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, các cơ quan có thẩm quyền trong cơng tác phịng chống tham nhũng, tiến hành chất vấn, giám sát tối cao tại kỳ họp.

Nhiều kiến nghị của Ủy ban qua việc thẩm tra các báo cáo đã đƣợc các cơ quan hữu quan tiếp thu, đƣợc Quốc hội đồng tình, xem xét để đƣa vào nghị quyết chung của Quốc hội.

3.2.2 Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp

Một trong những phƣơng thức giám sát hoạt động TTHS đó là giám việc ban hành văn bản trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự. Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan tƣ pháp của Quốc hội chủ yếu thông qua hoạt động của Ủy ban Tƣ pháp của Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Năm 2012, Quốc hội thông qua Ủy ban Tƣ pháp tổ chức giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC, VKSNDTC liên quan đến lĩnh vực tƣ pháp hình sự áo cáo 896/BC-U TP13 ngày 10/11/2012 về Kết quả giám sát “việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử”: “TANDTC đã ban hành 05 Nghị quyết của Hội

đồng thẩm phán, 07 Thông tƣ liên tịch. VKSNDTC đã chủ trì ban hành 04 Thơng tƣ liên tịch; đang chủ trì dự thảo 03 Thơng tƣ liên tịch, phối hợp dự thảo 09 thông tƣ liên tịch và 01 dự thảo Nghị quyết của HĐTP TANDTC, 01 dự thảo Nghị định của Chính phủ”.

Kết quả giám sát cho thấy: “Cơng tác ban hành mới, rà sốt, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS của các cơ quan tƣ pháp Trung ƣơng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung của BLTTHS cần đƣợc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành nhƣng vẫn chƣa đƣợc Bộ Công an, TANDTC, VKSNDTC hƣớng dẫn hoặc việc ban hành văn bản còn chậm, chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác tổng kết thực tiễn trên một số lĩnh vực tuy đã đƣợc triển khai thực hiện nhƣng công tác hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLTTHS của các cơ quan tƣ pháp Trung ƣơng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xun nên khơng kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử. Một số quy định trong các văn bản đã ban hành chƣa phù hợp thực tế, khó thực hiện, tính khả thi thấp và chƣa có tính dự báo cao. Việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện BLTTHS địi hỏi phải có sự thống nhất và đồng thuận cao giữa các cơ quan tƣ pháp Trung ƣơng; nhƣng trong một số trƣờng hợp cịn có biểu hiện cơ quan chủ trì việc soạn thảo xây dựng văn bản theo hƣớng có lợi cho ngành mình”.

Cơng tác giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan tƣ pháp ở Trung ƣơng của Quốc hội đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thứ nhất, những vấn đề phát sinh trên thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình

sự rất đa dạng phức tạp; dẫn đến trong một số trƣờng hợp quan điểm giữa các ngành tƣ pháp Trung ƣơng còn chƣa thống nhất.

Thứ hai, cịn có những ngun nhân chủ quan cơ bản nhƣ Lãnh đạo các cơ quan

tƣ pháp chƣa thực sự quan tâm đến công tác này, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu về số lƣợng, một bộ phận còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm nên chất lƣợng và tiến độ soạn thảo các văn bản chƣa phúc đáp đầy đủ, kịp thời yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cơ quan tƣ pháp Trung ƣơng trong việc xây

mang nặng tính cục bộ ngành mình, bộ mình nên ảnh hƣởng đến cả số lƣợng và chất lƣợng văn bản hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật tố tụng hình sự.

3.2.3 Hoạt động giám sát thông qua chất vấn và trả lời chất vấn

Hoạt động giám sát hoạt động tƣ pháp dƣới hình thức chất vấn và trả lời chất vấn của ngƣời đứng đầu các cơ quan tƣ pháp ở trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc tiến hành khá thƣờng xuyên trong các kỳ họp của Quốc hội và HĐND đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng phát huy tác dụng trong giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Thông qua chất vấn Đại biểu Quốc hội đã phản ánh những mặt tồn tại, bất cập trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của ngƣời bị chất vấn. Việc tổng hợp chất vấn, theo dõi việc thực hiện lời hứa của ngƣời trả lời chất vấn, thơng báo các nội dung có liên quan sau chất vấn đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên hơn. Tại một số kỳ họp, căn cứ vào tình hình thực tế, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó đã đề ra các giải pháp và xác định rõ trách nhiệm cơ quan tƣ pháp để khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của từng ngành, lĩnh vực mà ngƣời đứng đầu đã trả lời chất vấn; làm căn cứ để đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và cử tri tiếp tục giám sát việc thực hiện.

3.2.4 Hoạt động giám sát thi hành pháp luật theo chuyên đề trong lĩnh vực tố tụng hình sự

Giám sát theo chuyên đề là một trong những hình thức giám sát mới và đang đƣợc Quốc hội đẩy mạnh và tiến hành khá thƣờng xuyên trong thời gian gần đây. Trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, Ủy ban TVQH đã có Nghị quyết số 821/NQ- U TVQH13 ngày 17/10/2014 thành lập Đồn giám sát “Tình hình oan, sai trong

việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.

Trong quá trình giám sát chuyên đề này, UBTVQH đã tổ chức nghiên cứu một số vụ án cụ thể mà dƣ luận quan tâm; tổ chức 05 Đồn cơng tác trực tiếp làm việc với các cơ quan hữu quan tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ình Phƣớc, Tiền Giang, Sóc Trăng, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Trị, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang,

Quân khu 4; nghiên cứu báo cáo của Bộ Công an, Bộ Tƣ pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, 63 báo cáo của cơ quan tƣ pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và kết quả giám sát của 63 Đoàn Đại biểu Quốc hội về

“Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” (thời gian từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/9/2014).

Kết quả giám sát tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật hình sự và TTHS cho thấy:

Trong 3 năm từ 2011- 2013, các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can nhƣng số vụ làm oan ngƣời vô tội trong 03 năm có 71 trƣờng hợp, chiếm 0,02% trong đó CQĐT đình chỉ 31 bị can do khơng có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng minh đƣợc bị can đã thực hiện tội phạm; VKS đình chỉ 09 bị can do khơng có sự việc phạm tội; 19 trƣờng hợp TA tuyên không phạm tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Số ngƣời bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giết ngƣời, cƣớp tài sản, hiếp dâm trẻ em không quả tang mà q trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về kinh tế do chủ quan của ngƣời tiến hành tố tụng nhận thức không đúng, chƣa phân biệt đƣợc vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội đã hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thành các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; có một số trƣờng hợp làm oan khác là do ngƣời tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật đơn thuần, chỉ chú ý đến hậu quả xảy ra, không xem xét lỗi và điều kiện khách quan dẫn đến hành vi vi phạm trong các trƣờng hợp nhƣ gây thƣơng tích nhẹ, vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ…

áo cáo giám sát của U TVQH cũng chỉ ra, bên cạnh những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trên, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn nhiều vi phạm khác trong việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nhƣ biên bản điều tra bị tẩy xóa, thiếu thành phần tham gia tố tụng, việc kê biên tài sản, xử lý vật chứng chƣa đúng quy định... dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo về tƣ pháp diễn biến phức tạp, có những trƣờng hợp gay gắt, kéo dài.

Phần lớn các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật đã đƣợc các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, một số trƣờng hợp do có khiếu nại gay gắt sau đó báo chí, dƣ luận phản ánh thì cơ quan có trách nhiệm mới xem xét, xử lý. Nguyên nhân chính dẫn đến các trƣờng hợp oan, sai chủ yếu thuộc về lỗi chủ quan của một số ngƣời tiến hành tố tụng (trình độ, năng lực yếu kém, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp hạn chế).

Từ kết quả giám sát trên, U TVQH kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của ộ luật Hình sự, ộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tạm giữ, tạm giam và Luật Trách nhiệm bồi thƣờng Nhà nƣớc với những nội dung cụ thể, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để góp phần khắc phục oan, sai và bảo đảm việc bồi thƣờng thiệt hại thỏa đáng, kịp thời cho ngƣời bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.

Kết quả giám sát làm cơ sở để Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về tăng cƣờng các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm việc bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó u cầu TANDTC, VKSNDTC và các bộ, ngành liên quan có biện pháp bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội và quyền tranh tụng trong xét xử; khắc phục triệt để việc để xảy ra oan, sai; khi đã xác định đƣợc việc oan, sai thì phải kịp thời minh oan, bồi thƣờng thỏa đáng cho ngƣời bị oan và xử lý nghiêm cán bộ vi phạm pháp luật.

Năm 2012, Ủy ban Tƣ pháp của Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “Về

việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử”.

Kết quả của hoạt động giám sát này đã chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự và TTHS trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Cụ thể:

Đối với hoạt động khởi tố, điều tra, chất lƣợng của công tác điều tra ở một số địa phƣơng chƣa đạt yêu cầu, tiến độ giải quyết cịn chậm. ên cạnh đó, việc điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ ở một số địa phƣơng nhất là cấp huyện chƣa đầy đủ. Có một số trƣờng hợp, CQĐT chƣa tích cực, chủ động nên việc điều tra vụ án kéo dài, phải gia hạn điều tra nhiều lần. Tình trạng VKSND huỷ quyết định khởi tố vụ án hoặc không phê chuẩn do chƣa đủ căn cứ khởi tố, hủy quyết định đình chỉ,

tạm đình chỉ điều tra, yêu cầu CQĐT khởi tố điều tra, phục hồi điều tra còn nhiều. ( áo cáo 896/BC-U TP13 ngày 10/11/2012: “ áo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật TTHS trong công tác điều tra, truy tố, xét xử” của Ủy ban Tƣ pháp Quốc hội, cho thấy VKSND các cấp đã yêu cầu khởi tố 644 vụ, 644 bị can, trực tiếp khởi tố điều tra 68 vụ, 33 bị can; huỷ 128 quyết định không khởi tố vụ án và 617 quyết định không khởi tố bị can của CQĐT).

Công tác điều tra cịn có thiếu sót nhƣ khơng thu thập đầy đủ chứng cứ, khởi tố không đúng tội danh hoặc để lọt tội phạm. Tỷ lệ các vụ án VKSND phải trả hồ sơ điều tra bổ sung mặc dù có giảm nhƣng vẫn cịn cao, theo báo cáo của VKSNDTC trong thời gian báo cáo đã trả lại hồ sơ cho CQĐT điều tra bổ sung 3.956 vụ (chiếm 2,52%); điều đáng lƣu ý là tỷ lệ này rất cao ở các vụ án thuộc trách nhiệm của CQCSĐT - Bộ Công an (tổng số vụ án/bị can VKSNDTC trả hồ sơ cho CQCSĐT Bộ Công an yêu cầu điều tra bổ sung là 52 vụ/187 bị can-chiếm tỷ lệ 45%), có vụ trả hàng chục lần.

Vẫn cịn để xảy ra một số trƣờng hợp bắt, tạm giữ về hình sự, sau phải trả tự do cho ngƣời bị bắt vì khơng có hành vi phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam cịn có biểu hiện lạm dụng (tổng số đối tƣợng bị khởi tố bị can là 311.165, trong khi đó tổng số ngƣời bị tạm giam là 330.743, bao gồm cả số chuyển từ kỳ trƣớc sang), nhất là đối với các tội ít nghiêm trọng. Chính vì vậy, có nhiều trƣờng hợp VKSND đã không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam, đề nghị gia hạn tạm giam: VKSND các cấp không phê chuẩn 547 lệnh tạm giam bị can, không phê chuẩn 427 lệnh bắt bị can để tạm giam, không phê chuẩn đề nghị gia hạn tạm giam 73 bị can.

Đối với hoạt động xét xử vụ án hình sự: Một số TAND áp dụng chƣa đúng các quy định của BLHS về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt; vi phạm các quy định của BLTTHS về đánh giá chứng cứ, đặc biệt là vẫn còn những trƣờng hợp do xác định sai tƣ cách ngƣời tham gia tố tụng, triệu tập không đầy đủ những ngƣời liên quan tham gia phiên tòa nên dẫn đến sai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)