Nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 164)

đứng đầu của cơ quan tư pháp

Trong các phƣơng thức hoạt động giám sát thì chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội luôn đƣợc Đ QH và nhân dân quan tâm. Tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chất vấn và trả lời chất vấn trong lĩnh vực tƣ pháp là yêu cầu khách quan. ên cạnh việc tiến hành chất vấn theo nhóm vấn đề và tăng cƣờng đối thoại của phiên chất vấn là những cải tiến quan trọng cần tiếp tục đƣợc hồn thiện thì đồng thời, việc tổng hợp kết quả chất vấn, theo dõi việc thực hiện lời hứa của ngƣời trả lời chất vấn cũng cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hơn. Thủ tục

lựa chọn ngƣời trả lời chất vấn, những vấn đề tập trung chất vấn và tập hợp các ý kiến đánh giá của Đ QH về trả lời chất vấn cần đƣợc quy định cụ thể trong luật hoạt động giám sát để có cơ sở thực hiện và làm căn cứ cho việc lựa chọn những nội dung cần tiếp tục đƣa ra chất vấn tại phiên họp của UBTVQH hoặc việc Quốc hội cần ra nghị quyết về nội dung và trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn tại phiên chất vấn.

Việc quy định chi tiết, hệ thống, đầy đủ các thủ tục, trình tự, thời gian từ bƣớc chuẩn bị chất vấn, trả lời đến kết luận đánh giá phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội sẽ tạo cơ sở thuận lợi nâng cao chất lƣợng hoạt động chất vấn. Trong đó, có các thủ tục để xác định các vấn đề cần chất vấn trong lĩnh vực tƣ pháp, lựa chọn đúng đối tƣợng phải trả lời; các thủ tục hậu chất vấn nhƣ thu thập ý kiến đánh giá kết quả chất vấn, ra nghị quyết về các nội dung chất vấn, trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn để làm căn cứ cho việc giám sát thực hiện lời hứa, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời đƣợc chất vấn.

Quyền chất vấn của các Đ QH tại kỳ họp cần đƣợc sử dụng hữu hiệu và tập trung vào hoạt động của TANDTC, VKSNDTC. Ngƣời đƣợc chất vấn cần trình bày trực tiếp, đúng trọng tâm vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, có các giải pháp cụ thể để khắc phục, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vấn đề chất vấn. Tổ chức nghiên cứu và xử lý thích hợp và khoa học các kiến nghị của cử tri gửi tới các kỳ họp Quốc hội.

4.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề và việc ra nghị quyết sau giám sát chuyên đề trong lĩnh vực tư pháp

Xuất phát từ yêu cầu chung của hoạt động giám sát trong hoạt động nhà nƣớc là phải thiết thực, hiệu quả, có tính khả thi và cần phát huy trách nhiệm kiểm tra của những ngƣời đứng đầu các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tƣ pháp. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện quyền giám sát phải xác định có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giám sát các đối tƣợng là cơ quan và cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn, trong đó nội dụng giám sát cần tập trung vào những vấn đề bức xức trong xã hội đƣợc đông đảo cử tri cả nƣớc quan tâm.

Theo quy định, hoạt động của các cơ quan và những ngƣời đứng đầu các cơ quan tƣ pháp cần phải đƣợc Quốc hội giám sát. Đồng thời, cần nhận thức thống nhất

và phân biệt rõ hoạt động giám sát với hoạt động kiểm tra, khảo sát nắm tình hình, thu thập thơng tin phục vụ cho hoạt động giám sát. Với đặc thù trong việc nhận thức cũng nhƣ tổ chức thực hiện quyền tƣ pháp ở Việt Nam hiện nay thì cần xác định đối tƣợng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội trong lĩnh vực tƣ pháp nên xác định bao gồm các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và những ngƣời đứng đầu các cơ quan này, các thành viên Chính phủ phụ trách cơng tác tƣ pháp.

Việc phân công trong việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội là cơ sở để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực tƣ pháp. Điều đó xuất phát từ quy định của Hiến pháp và pháp luật đối với quyền giám sát tối cao của Quốc hội, trong đó quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với cơ quan tiến hành tố tụng đƣợc thực hiện bởi các chủ thể nhƣ: Quốc hội, UBTVQH, Ủy ban tƣ pháp của Quốc hội, Đ QH.

Cần tiếp tục cải tiến cách thức giám sát chuyên đề trong lĩnh vực tƣ pháp. Theo đó, nghiên cứu, cải tiến theo hƣớng tại mỗi kỳ họp Quốc hội, khi xây dựng chƣơng trình giám sát hằng năm, Quốc hội cần xác định chƣơng trình giám sát của Quốc hội bao gồm chuyên đề giám sát tại kỳ họp của Quốc hội, chuyên đề giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban, trong đó cần có nội dung chuyên đề giám sát trong lĩnh vực tƣ pháp để bảo đảm tính tập trung, thống nhất và việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong hoạt động giám sát của Quốc hội.

Trƣớc khi tiến hành hoạt động giám sát theo chuyên đề về lĩnh vực tƣ pháp, thì Quốc hội cần lựa chọn một số vấn đề thuộc lĩnh vực này nằm trong chƣơng trình đã đƣợc xác định và ra nghị quyết để thành lập Đồn giám sát và do một Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trƣởng Đoàn giám sát, các thành viên Đoàn giám sát đƣợc lựa chọn trong số những Đ QH có chun mơn về lĩnh vực để có thể tiến hành các hoạt động giám sát. Với cách tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề sẽ huy động đƣợc nguồn lực tổng hợp của Quốc hội, vị thế của Đoàn giám sát sẽ cao hơn, bảo đảm sự phân công thực hiện nhiệm vụ giám sát ở từng cấp độ khác nhau, tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội với giám sát của Quốc hội với tƣ cách là chủ thể của hoạt động giám sát.

Trong điều kiện Đ QH hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu thì số lƣợng chuyên đề giám sát phải đƣợc lựa chọn hợp lý hơn. Đồng thời, trong những trƣờng hợp nhất định, để giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong nhân dân, thì Quốc hội cũng cần sử dụng phƣơng thức thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề cụ thể theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nâng cao hiệu quả của việc ra nghị quyết sau giám sát chuyên đề trong lĩnh vực tư pháp:

Việc ra nghị quyết sau giám sát nói chung và sau hoạt động giám sát trong lĩnh vực tƣ pháp nói riêng đã đƣợc quy định. Tuy nhiên, đối với một số hình thức giám sát cịn chƣa rõ, chƣa mang tính bắt buộc, còn đƣa ra bối cảnh “khi xét thấy cần thiết” để có thể khơng ra nghị quyết cũng đƣợc. Việc khơng ra nghị quyết thích hợp khi Quốc hội cảm thấy tính hiệu lực của nghị quyết không cao, điều kiện ràng buộc thực hiện còn chƣa đầy đủ, kết quả giám sát còn chung chung. Việc theo dõi thực hiện nghị quyết còn chƣa đƣợc chú trọng. Đây là những rào cản làm cho hiệu lực giám sát bị hạn chế. Vì vậy, nếu đã tiến hành giám sát thì Quốc hội phải thể hiện ý chí, thái độ của mình bằng việc ra nghị quyết, trong đó Nghị quyết về giám sát phải bao gồm việc Quốc hội đánh giá về kết quả giám sát, đồng ý hay không đồng ý và những nội dung liên quan đến kiến nghị. Đồng thời, cần có quy định cụ thể hơn về việc theo dõi, đôn đốc thực hiện nghị quyết, trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Xây dựng cơ chế phù hợp để Quốc hội xem xét báo cáo giám sát của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội khi kết luận giám sát của các cơ quan này và cơ quan chịu sự giám sát cịn có ý kiến khác nhau.

4.2.5 Hoàn thiện cơ chế và quy trình thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan tư pháp người đứng đầu cơ quan tư pháp

Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những ngƣời giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có ngƣời đứng đầu cơ quan tƣ pháp là cần thiết. Tuy vậy, trên thực tế trong gần 15 năm qua chƣa có trƣờng hợp nào đƣợc UBTVQH trình Quốc hội xem xét việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan tƣ pháp do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua trong số những ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khơng phải khơng có

ngƣời vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao để đƣa ra bỏ phiếu tín nhiệm mà do một số quy định của pháp luật cịn bất cập. Do đó, để việc bỏ phiếu tín nhiệm có thể thực hiện đƣợc đề nghị quy định theo hƣớng:

Một là, Cần tiến hành xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Đảng với Quốc

hội về quy trình, thủ tục để thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm cũng nhƣ trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị của ngƣời đƣợc đƣa ra bỏ phiếu tín nhiệm.

Hai là, Cần nghiên cứu để giới hạn đối tƣợng có thể đƣa ra Quốc hội bỏ phiếu

tín nhiệm. Chỉ giới hạn những đối tƣợng là những ngƣời giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

4.2.6 Tăng cường vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức giám sát và phân công, chỉ đạo giám sát trong lĩnh vực tư pháp

UBTVQH là cơ quan thƣờng trực của Quốc hội, chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị chƣơng trình giám sát của Quốc hội, trong đó có chƣơng trình hoạt động giám sát trong lĩnh vực tƣ pháp. Cần cải tiến việc xây dựng chƣơng trình giám sát đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội. Vì vậy, chƣơng trình giám sát phải bao gồm nội dung hoạt động giám sát tại kỳ họp của Quốc hội, nội dung giám sát của UBTVQH, nội dung giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chƣơng trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH cần chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn Đ QH, Đ QH trong hoạt động giám sát. Để thực hiện đúng chƣơng trình, hạn chế việc trùng lặp về nội dung, thời gian, địa điểm hoạt động của các chủ thể giám sát. Khi phát sinh hậu quả giám sát liên quan đến việc xem xét trách nhiệm chính trị của các nhân sự do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, cần thực hiện đầy đủ các quy định của Đảng về công tác tổ chức, cán bộ.

UBTVQH cần dành thời gian hợp lý hơn cho việc xem xét báo cáo cơng tác của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC và các báo cáo công tác của cơ quan khác trong lĩnh vực tƣ pháp trƣớc khi trình ra kỳ họp Quốc hội. Việc xem xét nội dung các báo cáo này không chỉ là xem xét về thủ tục mà quan trọng là phải căn cứ vào các quy

định của Hiến pháp, các luật về tổ chức bộ máy nhà nƣớc để yêu cầu các cơ quan trình báo cáo nêu rõ đƣợc kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo chất lƣợng các báo cáo trình ra kỳ họp Quốc hội. Đối với những nội dung báo cáo có liên quan đến bí mật nhà nƣớc hoặc do yêu cầu hoạt động đối ngoại thì U TVQH cần yêu cầu cơ quan trình báo cáo có hình thức báo cáo thích hợp để bảo vệ bí mật nhà nƣớc và khơng ảnh hƣởng đến hoạt động đối ngoại. Ngoài ra, tùy theo tình hình cụ thể U TVQH có thể u cầu Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC báo cáo về tình hình thực hiện từng lĩnh vực công tác để phục vụ cho các hoạt động lập pháp hoặc quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của UBTVQH. Cần hoàn thiện quy định của pháp luật để phân định rõ trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát và hậu quả pháp lý của hoạt động xem xét báo cáo theo thẩm quyền của UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Phân định rõ việc xem xét báo cáo là phƣơng thức thực hiện giám sát với việc xem xét báo cáo để bảo đảm về nội dung, thủ tục trình ra Quốc hội.

Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC không chỉ xem xét về tiến độ, số lƣợng văn bản đƣợc ban hành mà còn cần tăng cƣờng giám sát đối với nội dung của từng văn bản cụ thể bảo đảm tính phù hợp, thống nhất và thứ bậc trong hệ thống pháp luật. Khi có đề nghị của các chủ thể tiến hành giám sát, U TVQH cần tổ chức phiên họp theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và ra nghị quyết kết luận đúng, sai rõ ràng, áp dụng chế tài theo quy định của luật.

Tiếp tục hồn thiện quy trình, thủ tục thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn trong lĩnh vực tƣ pháp tại phiên họp của UBTVQH. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực tƣ pháp nói riêng tại phiên họp của U TVQH là vấn đề mới đƣợc tiến hành. Sau một thời gian tiến hành đã thu đƣợc những kết quả nhất định, giải đáp kịp thời những vƣớng mắc và những bất cập trong đời sống xã hội mà các Đ QH quan tâm. Vì vậy cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động này cần phải đƣợc hồn thiện, trong đó về quy trình, thủ tục thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn cần đƣợc quy định cụ thể nhất là những căn cứ để xác định ngƣời phải trả lời chất vấn, bảo đảm thực hiện chất vấn tại phiên họp

U TVQH ít nhất một lần giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Hoặc tiến hành thủ tục chất vấn đối với những nhóm vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dƣ luận.

Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp trong hoạt động giám sát trong lĩnh vực tƣ pháp.Để tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động giám sát, cần có cơ chế phối hợp giữa Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội với các Đoàn Đ QH, Thƣờng trực và các an của Hội đồng nhân dân ở địa phƣơng. Trong đó, cần có quy định rõ nhiệm vụ của U TVQH thơng báo về chƣơng trình, kế hoạch, thành phần, thời gian, phân công nội dung, cách thức tiến hành khi triển khai các hoạt động giám sát trong lĩnh vực tƣ pháp tại địa phƣơng; giao nhiệm vụ để các Đoàn Đ QH tiến hành giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong lĩnh vực tƣ pháp tại địa phƣơng; phân định nhiệm vụ, phạm vi giám sát của Đoàn Đ QH và của Hội đồng nhân dân; quy định việc Hội đồng nhân dân gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn Đ QH.

4.2.7 Hoàn thiện cơ chế giám sát đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự trong tố tụng hình sự

* Hoàn thiện cơ chế giám sát bên trong hoạt động tố tụng hình sự

Giám sát bên trong TTHS là sự giám sát của các chủ thể THTT, ngƣời tham gia tố tụng đối với các hoạt động TTHS của nhau. Cơ chế giám sát bên trong TTHS có vai trò quan trọng trong giám sát TTHS. ởi lẽ chủ thể giám sát là các cơ quan THTT, ngƣời tham gia tố tụng có nhiều lợi thế trong việc thực giám sát ở các phƣơng diện chun mơn, nghiệp vụ, thơng tin về q trình giải quyết vụ án, thẩm quyền, quyền hạn luật định… Mọi vi phạm trong TTHS thông qua cơ chế này có thể đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời.

TTHS Việt Nam đứng trƣớc sự lựa chọn khó khăn. Tiếp tục mơ hình tố tụng xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)