Giai đoạn 198 8 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 118 - 120)

3.1 Pháp luật về nguyên tắc giám sát của cơ quan,tổ chức, đại biểu dân cử đố

3.1.2 Giai đoạn 198 8 2003

Hiến pháp 1992 là sự thay đổi khá lớn về tổ chức quyền lực nhà nƣớc so với Hiến pháp 1980. Từ một mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 khẳng định các chính sách của thời kỳ đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Cùng với sự long trọng khẳng định nhà nƣớc ta là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân (ở lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001), Hiến pháp 1992 thiết lập cơ chế đảm bảo quyền lực nhà nƣớc là thống nhất xét về mặt bản chất nhƣng “lần đầu tiên…thừa nhận những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực bằng cách phân cơng, phân nhiệm rạch rịi giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp” [Nguyễn Đăng Dung, Đặng Minh Tuấn 2014, tr.150]. ối cảnh này đòi hỏi các cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nƣớc trong hoạt động TTHS phải có sự thay đổi so với giai đoạn trƣớc nhằm phù hợp với tinh thần Hiến pháp mới.

Trƣớc hết đối với chủ thể giám sát là Quốc hội, Hiến pháp 1992 quy định chức năng giám sát của Quốc hội theo hƣớng rộng hơn về phạm vi, cụ thể về hình thức và phƣơng pháp. Theo đó, Quốc hội giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt động của nhà nƣớc. ên cạnh đó, trong cơ chế giám sát Quốc hội cịn có các tiểu cơ chế đó là Quốc hội khơng chỉ giám sát TTHS thông qua các kỳ họp Quốc hội mà cịn thơng qua các cơ quan của mình và đặc biệt thông qua hoạt động của đại biểu Quốc hội.

Theo Hiến pháp 1992, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, giám sát hoạt động của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện việc giám sát trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Các cơ

quan của Quốc hội khi cần thiết có thể cử thành viên của mình đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để điều tra, xem xét các vấn đề thuộc nội dung giám sát.

ên cạnh đó, trong cơ chế giám sát TTHS của Quốc hội cịn có chủ thể quan trọng đó là sự giám sát của Đại biểu Quốc hội đối với hoạt động TTHS. Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định rất cụ thể trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội là cơ sở pháp lý cho hoạt động của đại biểu Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát TTHS nói riêng. Cụ thể: Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, thu thập phản ánh trung thực ý kiến của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri, xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền của mình…Trong bối cảnh đặc thù của Quốc hội nƣớc ta hoạt động không thƣờng xuyên thì cơ chế giám sát của đại biểu Quốc hiệu đem lại hiệu quả cao nếu vận hành trôi chảy và thực chất.

Về mục đích của giám sát cũng đƣợc xác định rõ. Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu dân cử và các chủ thể giám sát xã hội khác là nhằm đảm bảo tính đúng đắn, thống nhất của hệ thống pháp luật; giám sát việc tuân thủ pháp luật trong đó có tuân thủ pháp luật TTHS trong việc giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan THTT; giám sát việc thực hiện pháp luật nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý của pháp luật TTHS trong thực tiễn; giám sát việc bảo đảm các quyền tự do con ngƣời cũng nhƣ hiệu quả của việc phịng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật thơng qua hoạt động TTHS…

Về hình thức giám sát cũng đa dạng hơn. ên cạnh hình thức giám sát đã thực hiện từ trƣớc nhƣ xem xét báo cáo của Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSNDTC đã xuất hiện hình thức giám sát mang tính chất kinh điển của Quốc hội trên thế giới là chất vấn Chánh án TANDTC và Viện trƣởng VKSNDTC về kết quả giải quyết các vụ án hình sự. ên cạnh đó, Quốc hội có thể tiến hành kiểm tra thực tế giải quyết các vụ án nếu thấy cần thiết.

Cùng với việc mở rộng và tiếp tục phát huy dân chủ trong xã hội, trên cơ sở Hiến pháp 1992 quy định nguyên tắc đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động nhà nƣớc (Điều 8) và ghi nhận cơng dân có quyền tham gia quản lý Nhà nƣớc và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nƣớc và địa phƣơng, kiến nghị với cơ

quan Nhà nƣớc, biểu quyết khi Nhà nƣớc tổ chức trƣng cầu ý dân, thì từ đó các hình thức giám sát xã hội đối với hoạt động TTHS cũng nâng lên một bƣớc.

Cùng với sự hoàn thiện về chủ thể giám sát, phƣơng pháp giám sát, pháp luật cũng hoàn thiện một bƣớc hậu quả của giám sát nhằm tăng cƣờng hiệu quả giám sát. Các chế tài áp dụng đối với các chủ thể là đối tƣợng của giám sát đã đƣợc quy định cụ thể: Quốc hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Chánh án TANDTC, Viện trƣởng VKSNDTC; ra Nghị quyết thể hiện thái độ đánh giá của Quốc hội về năng lực và trách nhiệm của Chánh án TANDTC và Viện trƣởng VKSNDTC trong việc lãnh đạo công tác giái quyết các vụ hình sự; bãi bỏ các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật hình sự, TTHS trái với Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội; căn cứ vào kết quả giám sát Quốc hội có thể ra Nghị quyết bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số điều luật bất hợp lý trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự tháo gỡ kịp thời những khó khăn vƣớng mắc về mặt pháp lý trong quá trình áp dung pháp luật để giải quyết vụ án hình sự.

Hệ quả giám sát đối với các chủ thể giám sát xã hội là quyền gửi kiến nghị lên cơ quan THTT và quy định trách nhiệm giải quyết và trả lời của những chủ thể này đối với các kiến nghị.

ên cạnh sự giám sát trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc đối với TTHS, pháp luật về giám sát đã có sự bổ sung, hồn thiện theo hƣớng tăng cƣờng sự giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể, của báo chí, dƣ luận cơng dân. Đó là việc ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật khiếu nại tố cáo, Luật báo chí…trong đó có nhiều quy định về thẩm quyền giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)