Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Malaixia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 83 - 85)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Malaixia

Malaixia

2.2.3.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động của Malaixia

Nhƣ phần 2.1.3. đã trình bày suốt từ năm 1979 đến nay, Malaixia luôn có những hành động nhằm mở rộng phạm vi chủ quyền quốc gia của mình trên quần đảo Trƣờng Sa.

Gần đây nhất, đó là vào tháng 6 năm 1999, Malaixia đã có hành vi chiếm đóng và xây dựng công trình nhà hai tầng và các cơ sở rađa trên bãi cạn Thám Hiểm và đá Én Ca trong khu vực Trƣờng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam. Đây là hành động vi phạm Tuyên bố năm 1992 của các nƣớc ASEAN về Biển Đông, gây tranh cãi trong nội bộ các nƣớc ASEAN, tạo điều kiện thuân lợi cho các nƣớc khác leo thang trong yêu sách của mình đối với quần đảo, đi ngƣợc lại các nỗ lực kiềm chế xung đột, xây dựng các biện pháp gây dựng lòng tin, gây bất lợi cho việc gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực. Việt Nam, Trung Quốc, Philipines đã lên tiếng phản đối hành động này của Malaixia..

2.2.3.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của các lập luận của Malaixia

Malaixia cho rằng các đảo nằm trong khoảng 9độ Nam và 112 độ Tây thuộc chủ quyền của Malaixia là thiếu căn cứ. Vì Malaixia không có đƣợc các bằng chứng lịch sử để viên dẫn chủ quyền của mình trên quần đảo Trƣờng Sa. Nếu có một chủ quyền lịch sử vững chắc thì Malaysia đã không đi hỏi Việt Nam về “các quần đảo của mình”. Mặt khác, Malaixia cũng không phản đối Sắc lệnh của Tổng Thống Philipines vào ngày 11/6/1978 yêu sách chủ quyền của Philipines trên quần đảo kể cả đảo An Bang và đá Công Đo mà Mlaixia coi là của mình khi họ in tấm bản đồ vào tháng 12 năm 1979. Điều này giải thích tại sao Malaixia luôn né tránh khi đƣợc yêu cầu đƣa ra các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của họ trên phía Nam quần đảo Trƣờng Sa.

Năm 1988, Thứ trƣởng Ngoại giao Malaixia ông Toh Muda đƣa ra lập luận mới biện minh cho các hành động của Malaixia: “Các đảo và đá san hô thuộc chủ quyền của Malaixia và Malaixtrong quá khứ đã khẳng định quyền tài phán của chúng. Chúng nằm trong vùng thềm lục địa của Malaixia và chủ quyền của Malaixia trên chúng đã

đƣợc tuyên bố chính thức qua tấm bản đồ mới của Malaixia công bố ngày 21 tháng 12 năm 1979. Yêu sách này là phù hợp với Công ƣớc Giơnevơ năm 1958 và Công ƣớc Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng nhƣ thực tiễn quốc tế”.

Rõ ràng là trong tuyên bố của mình, Malaixia đã suy luận rằng một quốc gia sở hữu một vùng thềm lục địa thì đồng thời cũng có các quyền chủ quyền đối với những cấu trúc đất đai nhô ra biển xuất từ vùng thềm lục địa đó.Nhƣ vậy, không nghi ngờ gì, Malaixia đã và đang mƣu tính viện dẫn Luật Biển mới để chứng minh sự chiếm đóng của họ trên một số đảo thuộc quần đảo Trƣờng Sa.

Theo Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm1982, các quốc gia ven biển có quyền có một vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tính từ đƣờng cơ sở của các đảo và lãnh thổ đất liền.

Là một quốc gia ven biển, Malaixia có thể yêu sách một thềm lục địa và một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Nhƣng các quyền trên thềm lục địa và cột nƣớc không tạo ra chủ quyền trên các đảo cho quốc gia ven biển. Điều 121 - Công ƣớc Luật Biển năm 1982 quy định rằng: việc có chủ quyền trên các vùng đảo đá, đất nổi thích hợp cho con ngƣời đến ở hoặc có một đời sống kinh tế riêng mới làm phát sinh quyền và quyền tài phán trên các vùng nƣớc xung quanh chúng nhƣng không phải là ngƣợc lại. Quyền chủ quyền trên thềm lục địa và đặc quyền về quyền kinh tế là quyền chủ quyền về mặt tài nguyên chứ không phải quyền chủ quyền về mặt lãnh thổ. Việc đảo, đá thuộc chủ quyền của một nƣớc này nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nƣớc khác là bình thƣờng. Các bên phải đàm phán để giải quyết vấn đề vùng biển chồng lấn. Điều đó không có nghĩa khi đƣợc hƣởng quyền mở rộng vùng tài phán, quốc gia ven biển có quyền đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ trên các đảo đá đã thuộc chủ quyền của một quốc gia khác từ lâu đời. Nhƣ vậy, lập lập mà Malaixia đƣa ra là không đúng với tinh thần của Công ƣớc Luật Biển 1982.

Tóm lại, lập luận mà Malaixia đƣa ra nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trƣờng Sa dựa trên quyền lịch sử cũng nhƣ Luật Biển khó có thể chấp nhận đƣợc. Malaixia cần chấm dứt mọi hành động đi ngƣợc với xu thế chung của các nƣớc ASEAN, vi phạm Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)