Quan điểm của tác giả Nguyễn Quốc Thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 90 - 91)

2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines

2.3.1.3. Quan điểm của tác giả Nguyễn Quốc Thắng

Tác giả Nguyễn Quốc Thắng đã dành nhiều thời gian sƣu tầm, nghiên cứu nghiêm túc những vấn đề liên quan đến Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Kết quả của sự nghiên cứu đó, tác giả đã cho ra đời cuốn sách “Hoàng Sa trƣờng Sa Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế”. Trong cuố sách đó tác giả đã đi vào phân tích khá chi tiết những vấn đề liên quan đến Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Sau một quá trình phân tích tỷ mỉ, khoa học tác giả Nguyễn Quốc Thắng đã đi đến kết luận: “Việt Nam đã sử dụng hai quần đảo liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hòa bình không có sự phản đối của quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Chủ quyền lịch sử đó lại đƣợc củng cố thêm qua sự chiếm hữu của vua Gia Long và Minh Mạng. Đồng thời, chủ quyền vẫn đƣợc hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận nhà nƣớc”. “Chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình là rất yếu. Phần lớn các tác giả uật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa đều công nhận điều này” [23].

Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra âm mƣu của Trung Quốc trong chiến lƣợc xâm chiếm Hoàng sa và Trƣờng Sa của Việt Nam, cụ thể: “Trên thực tế hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Một sự chiếm hữu bất hợp

pháp, với thời gian, nếu không có sự phản đối của quốc gia kia, và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu. Vì thời gian với sự công nhận sẽ xóa bỏ tội lỗi” [23].

Tóm lại, theo tác giả Nguyễn Quốc Thắng thì Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Việt Nam cần tích cực công khai phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này, nếu không cùng với thời gian Trung Quốc sẽ coi sự im lặng đó là chứng cứ để khẳng định sự thừa nhận của Việt Nam về việc xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)