2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines
3.1. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảoTrƣờng Sa
3.1.3.3. Các hoạt động quân sự và đối ngoại
Thay thế quân đội Pháp vào năm 1954, quân đội Việt Nam cộng hòa đã thi hành nhiều biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Năm 1956, một đơn vị hải quân của Việt Nam cộng hòa đƣợc thành lập để thay thế quân đội Pháp trên quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 01 tháng 6 năm 1956 khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Philipines đều xác nhận quần đảo Trƣờng Sa là của họ, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn ra tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Viêt Nam đối với hai quần đảo.
Tháng 8 năm 1956, một đơn vị hải quân của ngụy quyền Sài Gòn đã ra đảo Trƣờng Sa cắm cờ và chôn bia chủ quyền để tỏ rõ ý chí của Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình.
Bên cạnh đó, chính quyền ngụy đã phản đối việc xâm nhập trái phép của Trung Quốc, Đài Loan, Philipines, Malaixia đối với hai quần đảo nói trên.
Năm 1959, lính Việt Nam đã bắt giữ 82 ngƣời Trung Quốc đổ bộ lên đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa và đƣa về Đà Nẵng.
Năm 1971, Tổng thống Philipines tuyên bố quân đội nƣớc ngoài ở quần đảo Trƣờng Sa là mối đe dọa trầm trọng đối với nền an ninh của Philipines, đồng thời cho quân đổ bộ chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo Trƣờng Sa (lúc đó chỉ có Đài Loan chiếm đóng đảo Ituaba) chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối hành động đó và khẳng định chủ quyền của mình đối với Trƣờng Sa.
Năm 1974, khi lực lƣợng quân sự Cộng Hòa Trung Hoa đƣa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chống trả quyết liệt.
Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Bộ trƣởng ngoại giao chính quyền Sài Gòn Vƣơng Văn Bắc họp tố cáo Trung Quốc huy động tàu chiến xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ánh, Quang Hòa, Duy Mộng đã đổ bộ lên các đảo này.
Ngày 01 tháng 02 năm 1974, lực lƣợng quân đội Sài Gòn đƣợc tăng cƣờng để bảo vệ quần đảo Trƣờng Sa.
Ngày 05 tháng 02 năm 1974, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bố bác bỏ Tuyên bố ngày 04 tháng 02 của Bắc Kinh vu cáo quân đội Sài Gòn “ ngang nhiên cho tàu chiến xâm chiếm đảo Nam Uy (tức đảo Trƣờng Sa)”
Tháng 01 năm 1974, nhân sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, chính phủ Việt Nam cộng hòa đã thông báo cho Chủ tịch Hội Đồng Bảo An và Tổng Thƣ Ký Liên Hợp Quốc và các chính phủ khác về sự kiện Hoàng Sa, đồng thời công bố “Sách trắng” (năm 1975) về quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Tại khóa họp thứ ba về Luật Biển, đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam cộng hòa đã tố cáo hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc.
Ngày 30 tháng 3 năm 1974, tại Hội nghị kinh tế Viễn Đông, đại biểu chính quyền Sài Gòn đã khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Tóm lại, trong thời kỳ này, chính quyền Sài Gòn có trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Họ đã có nhiều hoạt động thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo này. Tuy nhiên, do phải đối phó với phong trào cách mạng ở đất liền và lại bị Mỹ bỏ rơi, chính quyền Sài Gòn đã không giữ nổi quần đảo Hoàng Sa trƣớc hành động xâm lƣợc của Bắc Kinh. Quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Bắc Kinh đầu năm 1974.
Vào thời điểm xảy ra sự kiện Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa và trong chiến dịch Hồ Chí Minh 19975, có hai sự kiện đáng chú ý:
1. Tuyên bố lập trƣờng ba điểm của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về sự kiện Hoàng Sa năm 1974.
- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.
- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nƣớc láng giềng thƣờng có những tranh chấp do lịch sử để lại.
- Các nƣớc liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thƣơng lƣợng.
2. Từ ngày 14 tháng 4 năm 1975 đến 29 tháng 4 năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam đã vƣợt biển, lần lƣợt giải phóng các đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, An Bang và Trƣờng Sa.