Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Brunei

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 86 - 87)

2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines

2.2.5. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Brunei

của Brunei

2.2.5.1. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động của Brunei

Hành động tuyên bố của Brunei về việc xác định chủ quyền đối với một số đảo trên quần đảo Trƣờng Sa là thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu cơ sở pháp lý, điều này gây phƣơng hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các nƣớc trong cộng đồng ASENAN,

dễ gây hiểu nhầm giữa các nƣớc, làm cho vần đề tranh chấp về Biển Đông thêm phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.

2.2.5.2. Tính chất trái pháp luật quốc tế của những lập luận của Brunei

Lập luận của Brunei trong việc thể hiện yêu sách chủ quyền đối với một số đảo ở Trƣờng Sa là dựa trên cơ sở pháp lý của luật pháp quốc tế. Cơ sở pháp lý trong đòi hỏi chủ quyền của Brunei dựa trên điều khoản trong công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển liên quan tới thềm lục địa. Bãi ngầm Louisa chìm xuống biển và là một phần của đáy biển. Chính vì thế, về mặt pháp lý nó có thể đƣợc coi là một phần kéo dài của thềm lục địa.

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là Brunei phải chứng minh đƣợc rằng Bãi ngầm Louisa thật sự là phần kéo dài thềm lục địa của họ. Vấn đề định cƣ ở đây là không nhất thiết và cũng không thể. Vấn đề đặt ra là Brunei muốn khẳng định quyền sở hữu của quốc gia mình đối với Bãi ngầm Louisa thì phải chứng minh đƣợc Bãi ngầm Louisa có thực sự là phần kéo dài tự nhiên ra phía biển của vùng biển Brunei hay không. Nếu chứng minh đƣợc thì Brunei sẽ có đặc quyền khai thác các nguồn tài nguyên của Bãi đá ngầm này.

Trên thực tế, Brunei chƣa chứng minh đƣợc rằng Bãi ngầm Louisa thật sự là phần kéo dài thềm lục địa của họ thì không đƣợc quyền yêu sách đòi chủ quyền quốc gia đối với Bãi ngầm Louisa. Bởi vì theo luật pháp nói chung va luật pháp quốc tế hiện đại nói riêng thì bất cứ yêu sách chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào đều phải có chứng cứ đi kèm. Chứng cứ là một trong những cơ sở quan trọng để chứng minh và làm sáng tỏ mọi vấn đề một cách công minh, khách quan và công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)