Quan điểm của Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 88 - 89)

2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines

1.3.1.1. Quan điểm của Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã

Trong luận án tiến sĩ bảo vệ ngày 18/01/2003 với đề tài "Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa". Tiến sĩ Nguyễn Nhã đã trình bày rất chi tiết về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa” Trong luận án này, tiến sĩ đã đi sâu phân tích các chứng cứ lịch sử, căn cứ pháp lý của cả Việt Nam và Trung Quốc rồi đi đến kết luận: „„Hoàng Sa và Trƣờng Sa từ lâu cho đến trƣớc thời Pháp thuộc, đƣợc ngƣời Việt Nam quan niệm là một, gồm những dãi cát (san hô) dài vạn dặm ở Biển Đông; đến thời Pháp thuộc, mới đƣợc tách làm hai quần đảo. Trái ngƣợc lại với Trung Quốc, tên gọi Hoàng Sa của Việt Nam mà chữ Nôm có nghĩa là Cát Vàng hay gọi là Cồn Vàng rất nhất quán từ đầu thế kỷ XVII đến nay và đã đƣợc các ngƣời phƣơng Tây từ đầu thế kỷ XIX nhƣ Taberd, Chaigneau, Gutzlaff xác nhận chính là Parcel

hay Paracels! Đó là chƣa kể các tài liệu Việt Nam nhƣ Phủ Biên Tạp Lục của Lê

Qúi Đôn đã xác định rất rõ vị trí Hoàng Sa ở gần Liêm Châu, thuộc Hải Nam Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc chỉ mới đặt tên Tây Sa và Nam Sa từ đầu thế kỷ XX. Tên gọi Tây Sa, lại đƣợc Trung Quốc ra sức gán ghép với những địa danh rất mơ hồ nhƣ Cửu Nhũ Loa Châu, lại chỉ là những hòn đảo ở gần bờ biển Quảng Đông của Trung Quốc. Còn về Nam Sa, Trung Quốc lại rất bất nhất, khi thì chỉ Macclesfield, khi thì chỉ Spratley. Việt Nam đã có đầy đủ bằng chứng địa lý, lịch sử và pháp lý cụ thể rõ ràng, chứng minh một thực tế lịch sử không thể tranh cãi về sự chiếm hữu thực sự, hoà bình và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa”. “Gần một thế kỷ, từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi bị nƣớc ngoài xâm phạm, các chính quyền ở Việt Nam kể cả thời bị thực dân cai trị đều tiến hành việc quản lý hai quần đảo này, chƣa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam, tuy cung cách tiến hành chủ quyền có khác nhau. Cho đến thời điểm bắt đầu có nƣớc ngoài xâm phạm chủ quyền năm 1909, suốt gần 3 thế kỷ từ thế kỷ XVII, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục, theo đúng nguyên tắc pháp lý quốc tế thời ấy”.

Sau khi liệt kê một loạt các tài liệu sử cổ, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã khẳng định: “những bằng chứng về sự chiếm hữu thật sự, hoà bình và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đã rành rành nhƣ vậy, không ai có thể chối cãi, vậy tại sao Trung Quốc và các nƣớc khác lại cố tình xâm phạm chủ quyền ấy của Việt Nam. Đó là hành động thôn tính (debellatio) Họ đã đƣa ra những luận điểm rất khiên cƣỡng, võ đoán. Hoàng Sa cũng nhƣ Trƣờng Sa từ trƣớc không là đất vô chủ (res nullius), cũng không phải là đất từ bỏ (derelicto), mà bị xâm phạm bằng vũ lực”.

Bên cạnh đó Tiến sĩ Nguyễn Nhã phê phán những luận điệu mà Trung Quốc xuyên tạc ra để cố chứng minh cho chủ quyền của mình trên hai quần đảo này: “Sau khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và năm 1980, Trung Quốc lần đầu tiên đƣa ra văn kiện với những luận điểm nhƣ Trung Quốc đã phát hiện sớm nhất, khai thác kinh doanh sớm nhất, quản hạt sớm nhất với những bằng chứng suy diễn, vu vơ, thiếu cơ sở khoa học và thiếu thuyết phục”.

Tóm lại, theo tiến sĩ Nguyễn Nhã thì tất cả các chứng cứ mà Trung Quốc đƣa ra chẳng có ý nghĩa gì cho việc chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa vì Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý hơn. Các chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý mà Việt Nam đƣa ra không những đầy đủ, khoa học mà còn đầy sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)