Nhà nước phong kiến Việt Nam phát hiện quần đảo Hoàng sa và Trường Sa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 97 - 98)

2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines

3.1. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảoTrƣờng Sa

3.1.1.1. Nhà nước phong kiến Việt Nam phát hiện quần đảo Hoàng sa và Trường Sa

Trường Sa

Xung quanh khu vực Biển Đông có khá đông dân cƣ qua lại, không chỉ có ngƣời Việt Nam mà còn có ngƣời của các nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Mã Lai, Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

Trƣớc thế kỷ XVII, cả hai quần Hoàng Sa và Trƣờng Sa đều là những đảo vô chủ. Theo các chú dẫn trong tập bản đồ: “Thiên Nam Chí Lộ Đồ Thƣ” của Đỗ Bá soạn vào thế kỷ XVII, thì rõ ràng ngay từ đầu thế kỷ XVII nhà nƣớc Việt Nam đã thƣờng xuyên phái ngƣời và tàu bè ra quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, hồi đó gọi là bãi cát vàng, để khai thác và đánh cá. Trong tập Bản đồ này, Đỗ Bá đã chú dẫn: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là bãi cát vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Mỗi lần có gió Tây Nam thì thƣơng thuyền các nƣớc đi ở phía trong bị đắm trôi dạt ra đấy, có gió Đông Bắc thì thƣơng thuyền các nƣớc đi ở phía ngoài bị đắm cũng trôi dạt ở đó. Họ Nguyễn cuối năm vào cuối mùa Đông đƣa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa vật phần nhiều là vàng, tiền tệ, súng đạn” [5].

Trong “Phủ Biên Tạp Lục” do Lê Quý Đôn viết năm 1776 cũng ghi rõ: “ở ngoài của biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quãng Ngãi có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phƣờng Tƣ Chính, dân cƣ trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến, ngoài nữa lại có đảo Đại Trƣờng Sa, trƣớc kia có nhiều hải vật và hóa vật của tàu bè bị đắm, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”.

Lê Quý Đôn nói rõ cách tổ chức các đội thƣơng thuyền, thời gian đi, về của các đội Hoàng Sa ra khai thác, thu lƣợm ở các đảo này. Trong nhiều tài liệu lịch sử nhƣ: “Đại Nam Thực Lục Tiền Biên”, “Đại Nam Nhất Thống Chí” đều có nhiều đoạn ghi chép về việc các chúa Nguyễn ở xứ đàng trong tiến hành khai thác và kiểm soát các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa và nhiều đảo khác.

Qua các tài liệu sử kể trên, chúng ta thấy từ thế kỷ XVII, chính quyền đàng trong đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa và đã gọi hai quần đảo này là bãi cát vàng và ghi nó vào đại hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

Sự phát hiện của Nhà nƣớc Việt Nam về hai quần đảo này khác với sự phát hiện của Trung Quốc ở chỗ Nhà nƣớc Việt Nam đã thực hiện quyền chiếm hữu hai quần đảo này trên danh nghĩa nhà nƣớc còn các tài liệu sử của Trung Quốc thì không có tài liệu nào chứng minh sự phát hiện và chiếm hữu hai quần đảo này trên danh nghĩa nhà nƣớc giống nhƣ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)