2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines
3.1. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảoTrƣờng Sa
3.1.1.2. Nhà nước phong kiến Việt Nam tổ chức điều tra và khảo sát địa hình của hai quần đảo
của hai quần đảo
Từ triều Nguyễn trở đi, việc thực hiện chủ quyền của Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa càng đƣợc thể hiện rõ ràng và củng cố rõ ràng hơn. Nhà Nguyễn không những tiếp tục cử đội Hoàng sa tới hai quần đảo thu lƣợm, khai thác sản vật trong thời gian đầu mà còn làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Cuốn “Phủ Biên Tạp Lục” do lê Quý Đôn viết về lịch sử địa lý, hành chính đàng trong dƣới thời chúa Nguyễn (1558 - 1775) khi ông phục vụ tại Miền Nam, đã miêu tả Hoàng Sa và Trƣờng Sa nhƣ sau: “Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc, có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 hòn đảo cách nhau bằng biển, từ hòn này đi sang hòn kia mất hơn một ngày, hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có nƣớc ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ƣớc 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nƣớc trong suốt đáy. Trên đảo có vô số tổ yến, các thứ chom có hàng ngàn, hàng vạn, thấy ngƣời thì đậu vòng quanh không tránh, bên bãi vật rất nhiều” [6].
Ngoài các tƣ liệu mô tả về địa lý, về các sản vật trên đảo, các nguồn tƣ liệu lịch sử để lại còn cho thấy Nhà nƣớc phong kiến đã có ý đồ khảo sát, đo đạc và vẽ bản đồ khu vực Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Năm 834 - tháng 3, “Vua sai giám thành độ trƣởng Trƣơng Thúc Sĩ cùng thủy quân hơn 200 ngƣời đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ, khi trở về, vua hỏi về những sản vật ở đấy, Sĩ tâu: nơi này là bãi cát giữa bể, man mác không bờ bến” [8].
Đồng thời với việc tuần tra, kiểm soát, khảo sát đo đạc, vẽ bản đồ nhà Nguyễn còn cử ngƣời làm nhiệm vụ đồn trú trên đảo.
Đến thời Minh Mạng, công việc khảo sát và đo đạc cũng đƣợc tiến hành khẩn trƣơng và đo đạc cụ thể hơn.
Năm 1836, tháng Giêng năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng 17 sai Phạm Hữu Nhật đƣa Hoàng Sa binh thuyền đi ra đảo mang theo 10 cái bài gỗ, trên mặt bài có khắc chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân 1836, thủy quân chánh đội trƣởng xuất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh ra Hoàng Sa trông nom đo đạc, đến đây lƣu dấu, để ghi nhớ”. Tài liệu sử của Việt Nam còn lƣu giữ lại lời của Minh Mạng sai Phạm Hữu Nhật nhƣ sau: “khiến thuyền quân xuất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đến Quảng Ngãi thẳng tiến miền Hoàng Sa không nệ cù lao nào, cồn cát nào, phàm chiều dài, chiều ngang, chiều rộng, chiều cao, chu vi bốn phía gần đó có cát ngầm, đá mọc không, hình thể, hình dị thế nào, từ cửa biển ra đó đƣờng thủy bao nhiêu dặm, bờ biển thuộc địa phƣơng nào, nhất nhất ghi chép rõ ràng” [22].
“Đại Nam Nhất Thống Chí” soạn từ năm 1865 đến 1882 theo chỉ thị của vua Tự Đức là bộ sách đại lý chính thức của Việt Nam có viết: “Phía Đông có các đảo cát nằm ngang (Hoàng Sa đảo) liền với bờ biển xanh làm hào che, phía Tây khống chế vùng Sơn Man có lũy đá dài chồng chất giữ cho vững vàng, phía Nam kề bên tỉnh Bình Định, có sƣờn núi, bến đá làm mũi chặn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh xa có thể làm giới hạn” [7].
Các vua Nguyễn không chỉ lo đến chủ quyền và quyền lợi của nƣớc mình ở hai quần đảo này mà còn lo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền các nƣớc qua lại vùng biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Năm 18833, vua Minh Mạng ra lệnh cho Bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trong trời nƣớc một màu không phân biệt đƣợc nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn hay bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mạnh, sang năm sẽ phái ngƣời tới đó trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn, xanh tốt, ngƣời dễ nhận biết có thể tránh đƣợc tai nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”. Sự việc này không chỉ xác nhận chủ
quyền mà còn tỏ rõ tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà nƣớc đối với hàng hải quốc tế ở các vùng biển và lãnh thổ mà mình làm chủ.