2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines
3.1. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảoTrƣờng Sa
3.1.4.1. Quản lý hành chính
Sau khi nƣớc Việt Nam thống nhất, Chính phủ nƣớc Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý, bảo vệ cả về mặt tinh thần (animus) lẫn thực chất (corpus) chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Ngày 09 tháng 12 năm 1982 Hội Đồng Bộ Trƣởng nƣớc CHXHCN Việt Nam ra Quyết định nâng đơn vị hành chính quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa lên cấp huyện: Huyện Hoàng Sa thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 09 tháng 12 năm 1982 sáp nhập Trƣờng Sa vào tỉnh Phú Khánh (Quyết định của Hội Đồng Bộ Trƣởng nƣớc CHXHCN Việt Nam ngày 09 tháng 12 năm 1982 và Nghị Quyết của Quốc Hội khóa 7 ngày 28 tháng 12 năm 1882, phiên họp thứ 4 năm 1982).
Nghị Quyết ngày 06 tháng 11 năm 1996 kỳ họp thứ 10, Quốc Hội khóa IX nƣớc CHXHCN Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ƣơng.
Ngày 1/7/1989, tỉnh Phú Khánh đƣợc tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; huyện đảo Trƣờng Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
3.1.4.2. Các hoạt động khoa học và kinh tế
Vào các năm 1979, 1982, 1988 Bộ Ngoại giao nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố “ Sách trắng” nhằm chứng minh chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Năm 1977, ngày 12 tháng 5, Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đoạn 5 của Tuyên bố viết: “Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thền lục địa riêng nhƣ đã quy định trong các Điều 1,2,3,4 của Tuyên bố này‟‟.
Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Điểm 4 của Tuyên
bố nêu rõ: “ Đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa sẽ đƣợc xác định trọng một văn kiện tiếp theo, phù hợp với Điều 5 của Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam” Năm 1989, Việt Nam thành lập cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ ở Bãi Tƣ Chính - Phúc Nguyên.
Tháng 3 năm 2004, Sở du lịch Khánh Hòa mở tour du lich ra Trƣờng Sa. Ngoài các hoạt động trên, Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam còn tổ chức thăm dò, khai thác dau khí tài Trƣờng Sa. Nhân dân Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt hải sản ở quần đảo Trƣờng Sa.
3.1.4.3. Các hoạt động quân sự và đối ngoại
Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các Công hàm gửi các bên liên quan, đặc biệt là cho Bắc Kinh, hoặc trong cuộc đàm phán cao cấp thứ trƣởng ngoại giao Việt - Trung ở Bắc Kinh tháng 10 năm 1977, hoặc trong các Tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam, hoặc các hội nghị của tổ chức khí tƣợng thế giới ở Giơnevơ tháng 6 năm 198 đều khẳng định chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Tháng 10, năm 1978 trong chuyến viếng thăm chính thức Malaixia, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã khẳng định rằng quần đảo Trƣờng Sa trong đó có đảo An Bang, thuộc chủ quyền Việt Nam. Mọi tranh chấp hiểu nhầm nào có liên quan giữa hai nƣớc sẽ đƣợc giải quyết thông qua thƣơng lƣợng.
Từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 1978, trong chuyến viếng thăm chính thức Philipinnes, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trƣờng Sa và thỏa thuận với Tổng thống F.Marcos rằng hai bên sẽ giải quyết mọi bất đồng thông qua thƣơng lƣợng trên tinh thần hòa giải và hữu nghị.
Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ ngoại giao nƣớc CHXHCN Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Điều 9 của Bị vong lục này tố cáo việc Trug Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 01 năm 1974.
Ngày 28 tháng 9 năm 1079 Bộ ngoại giao Việt Nam phản đối việc Philipines sát nhập hầu hết quần đảo Trƣờng Sa vào lãnh thổ Philipines.
Ngày 29 tháng 4 năm 1980, Bộ Ngoai giao Việt Nam gửi công hàm cho Malaixia phản đối Malaixia về việc xuất bản mộtt bản đồ vẽ ranh giới lãnh hải của Malaixia lấn vào vùng biển phía Nam của quần đảo Trƣờng Sa trong đó có đảo An Bang, Thuyền Chài do quân đội nhân dân Việt Nam đang đóng giữ và các đảo Công Đo do Philipines đang chiếm giữ trái phép, khu vực này rộng khoảng 4,4 km2việc làm. Ngày 08 tháng 5 năm 1980, nhân chuyến thăm và hội đàm với Malaixia, Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định đảo An Bang là của Việt Nam.
Tháng 7 năm 1980, quân đội Philipines mở cuộc hành quân Polaris-I chiếm đóng thêm một đảo ở phía Nam là đảo Công Đo (Commodore Reef) mà họ gọi là đảo Rizal nằm cách hòn đảo gần nhất mà họ chiếm đóng trái phép trƣớc đây 150 hải lý. Ngày 26 tháng 7 và 11 tháng 8 năm 1980, Chính phủ Việt Nam gửi công hàm phản đối hành động nói trên của Philipines.
Ngày 29 tháng 6 năm 1981, Ủy Ban nhân dân đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đã ra quyết định số 359/QĐ/UB - ĐK xử lý vụ 15 thủy thủ quốc tịch Đài Loan xâm phạm trái phép vùng quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam.
Ngày 21 tháng 2 năm 1982, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố phản đối chính quyền Đài Loan tự ý đặt quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa dƣới quyền tài phán của mình.
Ngày 06 tháng 5 năm 1983, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố phản đối việc ngày 25 tháng 4 năm 1983 Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đặt tên Trung Quốc cho các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam.
Năm 1984, Bộ Ngoai giao Việt Nam phản đối Malaixia chiếm đóng trái phép đảo Hoa Lau trong quần đảo Trƣờng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 02 tháng 6, năm 1984, Bộ ngoại giao nƣớc CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố lên án Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam vào địa phận Hải Nam.
Tháng 12 năm 1986, Malaixia lại tổ chức một cuộc hành quân ra chiếm đóng trái phép Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef) và Đá Kiệu Ngựa (Ardasier Reef) mà họ gọi là Terumbu Mantanani và Terumbu Ubi ở phía Bắc Đá Hoa Lau. Việt Nam đã phản đối hành động này của Malaixia.
Ngày 16 tháng 4 năm 1987, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao nƣớc CHXHCN Việt Nam khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa trƣớc Tuyên bố ngày 15 tháng 01 năm 1987 của Bộ ngoại giao Trung Quốc về chủ quyền của Trubg Quốc đối với quần đảo Nam Sa.
Cùng ngày 16 tháng 4 năm 1987, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã Tuyên bố lên án Trung Quốc đã liên tiếp đƣa tàu biển đến khảo sát, tiến hành các hoạt động bất hợp pháp ở quần đảo Trƣờng Sa, đặc biệt là Trung Quốc đã tổ chức tập trận ở quần đảo Trƣờng sa từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 06 tháng 6 năm 1987.
Ngày 20 tháng 2 năm 1988, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã Tuyên bố tố cáo nhiều tàu chiến Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam ở ngoài khơi của Quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Tuyên bố lên án các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trƣờng Sa là đe dọa nền an ninh của Việt Nam và của các nƣớc láng giềng trong khu vực.
Ngày 16 tháng 01 năm 2005, Bộ ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc có các biện pháp nhằm ngăn chặn và chấm dứt ngay những hành động sai trái tƣơng tự, cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ đã bắn chết ngƣời về sự kiện ngày 08 tháng 01 năm 2005 tàu nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam làm 9 ngƣ dân tỉnh Thanh Hóa bị thƣơng.
Ngày 24 tháng 11 năm 2007, Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc tiến hành tập trận trong vùng quần đảo Hoàng Sa từ ngày 16 đến 23/11/ 2007 và coi đây là hành động vi phạm chủ quyền. Ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, việc này không phù hợp với tinh thần cuộc gặp mới đây giữa hai thủ tƣớng Việt Nam và Trung Quốc bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 tại Singapores.
Ngày 03 tháng 12 năm 2007, Việt Nam đã lên tiếng cực lực phản đối hành vi của Quốc Vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc lập thành phố Tam Sa để quản lý
các đảo gồm cả Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam. Trƣớc diễn biến này, ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo nói trên.
Chiều ngày 12 tháng 03 năm 2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nƣớc này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng, lập trƣờng của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này. Ngƣời phát ngôn nhấn mạnh: "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".
Ngày 12/3/2009, Ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng đã tuyên bố phản đối Luật đƣờng cơ sở mới của Philipines vừa đƣợc Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo ký ban hành, trong đó quy thuộc các đảo thuộc quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của Philipines.
Ngày 08 tháng 5 năm 2009, phái đoàn thƣờng trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã có Công hàm số 86/HC-2009 gửi Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc bác bỏ công hàm và thể hiện yêu sách đƣờng lƣỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông. Cùng ngày, ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã trả lời phỏng vấn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa và coi đƣờng yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ là “không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Ngày 16/5/2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trƣớc việc lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009, Ngƣời Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói: "Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động của nƣớc ngoài đối với hai quần đảo này cũng nhƣ
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các khu vực này.
Song song với những hành vi lên án hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia khác trên quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa, nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam còn tổ chức đƣa quân đội ra canh giữ quần đảo Trƣờng Sa. Hằng ngày các chiến sỹ hải quân Việt Nam vẫn không quản nắng mƣa vững chắc tay súng quyết bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Hằng năm, dƣới sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhà nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhân dân trong đất liền vẫn thƣờng xuyên gửi quà, thƣ thăm hỏi đến các chiến sỹ ở ngoài hải đảo.
Các sự kiện, văn kiện, chứng cứ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa qua bao thế kỷ đến nay còn rất nhiều. Nhƣng với một số dẫn chứng nói trên, chúng ta có cơ sở vững chắc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế.
Qua tất cả những chứng cứ lịch sử đã nói ở trên, có thể khẳng định nhƣ sau:
Thứ nhất: Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam trƣớc đây là ngƣời đầu tiên trong
lịch sử đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đã thực hiện quyền cai trị và khai thác hai quần đảo với tƣ cách Nhà nƣớc. Trƣớc đó, hai quần đảo này hoàn toàn là những đảo vô chủ và không thuộc chủ quyền lãn thổ của bất kỳ một quốc gia nào. Thực tế cho thấy, trong suốt thời gian chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa không có một quốc gia nào phản đối việc làm chủ của Việt Nam và cũng chƣa bao giờ xảy ra việc tranh chấp đối với chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo trong suốt những thế kỷ trƣớc thế kỷ XX.
Thứ hai, quyền làm chủ và cai trị của các chính quyền kế tiếp nhau trong
nhiều thế kỷ đối với hai quần đảo ấy là thực sự, rõ ràng, có hiệu quả và phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Ngay từ đầu, các quần đảo nói trên đã đƣợc tổ chức thành những đơn vị hành chính của Nhà nhƣớc Việt Nam. Qua từng thời kỳ, bộ
máy cai trị ở các quần đảo đã đƣợc quy định cụ thể, đƣợc nghiên cứu thay đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Thứ ba, việc thực hiện chủ quyền trên các quần đảo này qua từng triều đại
phong kiến đã đƣợc nhà nƣớc tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những công việc thăm dò, đo đạc, vẽ bản đồ, dựng bia, xây miếu, trồng cây, xây đèn biển, đài khí tƣợng đã đƣợc tiến hành từ lâu đời và ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Việc phái các đơn vị đồn trú, đóng giữ và kiểm soát, tuần tra cúng đƣợc đặt ran gay từ đầu và đƣợc các chính quyền kế tiếp nhau đảm nhiệm.
Thứ tư, Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời đại luôn luôn bảo vệ tích cực các
quyền và danh nghĩa làm chủ của mình trƣớc mọi mƣu đồ và hành động xâm lƣợc, xâm phạm tới chủ quyền, toàn vện lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Thứ năm, chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo đã đƣợc nhiều nhà hàng hải, nhà địa lý và nhiều giáo sỹ phƣơng Tây xác nhận từ nhiều thế kỷ trƣớc. Nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng cũng đã đánh giá và thừa nhận các chứng cứ của Việt Nam là có sức thuyết phục và có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo. Bởi vì những chứng cứ đó đáp ứng đƣợc nguyên tắc pháp lý về sự “chiếm hữu thực sự” mà Công pháp quốc tế đề ra để giải quyết các tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ.
Charles Rousseau, giáo sƣ trƣờng Đại học Luật Paris và là ủy viên Viện Luật quốc tế, đã nhận xét tổng quát về các luận cứ của các bên có tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, trƣớc hết là của Việt Nam và Trung Quốc nhƣ sau: “Trên thực tế,các mối quan hệ lịch sử lâu đời và vị trí địa lý gần gũi là hai danh nghĩa quan trọng mà Việt Nam có thể nêu ra và họ đã làm điều đó. Đƣơng nhiên là Trung Quốc cũng có thể sử dụng luận cứ này, ít nhất là đối với